BÀI VIẾT

Thao Dang Thao Dang

DUYÊN NỢ VỚI CA ĐOÀN

Thật khó có thể tưởng tượng được sau này tôi lại có khả năng và đánh nhịp cho một ca đoàn Công Giáo. Tôi thật sự chẳng tốt nghiệp một khóa sol fe hay ca trưởng gì cả. Chỉ vì niềm đam mê, biết đánh đàn chút đỉnh, am hiểu chút nhạc lý và giữ đúng nhịp nên tôi có thể tập hát và đánh nhịp cho ca đoàn.

Nhớ lại khi còn ở ca đoàn Lêgiô xứ Bắc Hà vào năm 1969, mỗi lần nghe tôi cầm micro hát rước Đức Mẹ vòng quanh Giáo Sứ Bắc Hà, ba tôi phê bình:

- Giọng thằng Thắng hát nặng chình chịch như gì đó.

Thật sự, lúc đó tôi chẳng hiểu hát nặng chình chịch nghĩa là gì? Chỉ đoán rằng chắc tôi hát tệ lắm, giống như vịt đực kêu hay bò rống nên ba tôi mới nói như vậy. Tuy tôi hát không hay nhưng tôi vẫn tham gia sinh hoạt trong ca đoàn Lêgiô chịu trách nhiệm hát lễ ngày thường cho Giáo Sứ Bắc Hà. Chị Lợi coi ca đoàn Lêgiô, chị rất nhiệt tình sinh hoạt trong ca đoàn. Chị thường mua cho mỗi em một gói xôi để khuyến khích các em tham dự lễ buổi sáng.

Chuyện bất ngờ xảy ra cho ca đoàn Lêgiô khi anh Chiến phụ trách nhiệm vụ đánh nhịp, đánh đàn và tập hát cho ca đoàn Lêgiô ghi tên tham gia sĩ quan Thiết Giáp sau khi thi đậu tú tài phần nhất vào năm 1971. Ca đoàn Lêgiô chúng tôi chới với và hụt hẫng vì không biết phải giải quyết như thế nào? Không biết tìm đâu ra người đánh đàn và tập hát cho ca đoàn đây? Đúng lúc đó! Thầy Huynh xuất hiện như vị cứu tinh cho ca đoàn Lêgiô. Thầy bảo với tôi rằng:

- Thầy xuất thân từ dòng khổ tu Phước Sơn Thủ Đức. Thầy có khả năng tập hát, đánh nhịp, đánh đàn, đánh trống.v.v..

Chúng tôi như buồn ngủ gặp chiếu manh, đón nhận thầy như vị cứu tinh của ca đoàn Lêgiô. Tôi luôn luôn hãnh diện đi bên cạnh thầy như gần vị tu hành mình sẽ được nhiều ơn phước.

Sau khi tập hát cho ca đoàn một thời gian. Chiều hôm đó, sau khi ca đoàn hát bài Hiệp Lễ, tôi thấy thầy sáu Uông Đình Đạm hầm hầm bước lên gác đàn kêu thầy ra sạc cho một trận. Tôi vội vàng hỏi thầy:

- Thầy Đạm nói gì vậy? Thầy sạo sự với tôi:

- Thầy Đạm khen mình hát hay quá.

Tôi không tin vì nhìn nét mặt thầy Đạm rất giận dữ. Sau này tôi tìm hiểu mới

biết thầy tập hát sai bét nên thầy Đạm mới bực mình la thầy như vậy.

Vào ngày lễ Giáng Sinh, mỗi ca đoàn thường phụ trách một vài mục văn nghệ để giúp vui cho Giáo Xứ trong ngày lễ. Tôi thấy thầy văn võ song toàn nên nhờ thầy tập vũ cho các em gái trong ca đoàn Lêgiô. Thầy vui vẻ nhận lời ngay. Sau khi thầy tập vũ vài lần, chẳng còn em nữ Lêgiô nào đi tập vũ hết. Tôi bực mình la các em nữ Lêgiô:

- Thầy Huynh tập vũ cho các em sao chẳng em nào chịu đi tập?

Các em nữ Lêgiô lấm lét ngó tôi nhưng không dám trả lời trả vốn gì cả. Tôi thật sự ngây ngô không biết gì cho đến khi em Trinh là em của Trường trong ca đoàn nữ Lêgiô nói với anh Trường rằng:

- Thầy tập kỳ lắm, nắm tay nắm chân lung tung. Lúc tập thế này mai tập thế khác.

Tôi giật mình bàng hoàng nghĩ lại. Như vậy mình đã giao trứng cho ác rồi. Cũng may ác này chưa ăn hết trứng của tôi.

Một lần, thầy đưa cho tôi tập sách dậy đánh đàn Organ với các gam chằng chịt để hù tôi. Thầy dùng hai tai đan chéo qua đánh đàn làm tôi phục sát đất cứ tưởng thầy đàn chuyên nghiệp lắm. Mỗi buổi sáng, tôi phụ trách đánh đàn cho ca đoàn Lêgiô hát lễ sáng. Hôm đó, tôi đi muộn nên thầy đánh đàn bài “Con Bước Lên Bàn Thờ” không biết thầy đàn sao cao quá, các em hát lên

không nổi. Tôi vội vàng chạy lên xem sao, thay vì đàn nốt sol thầy đánh nốt rế lên cao mấy tông sao các em hát được.

Một chuyện nực cười ra nước mắt giữa thầy Huynh và Cha Cao. Bữa đó, cha Cao kể với tôi rằng:

- Cha nhờ một em lễ sinh ra ngoài đầu nhà thờ mua cho cha gói thuốc lá. Em lễ sinh đem về thuốc lá cho cha Cao và nói:

- Cha ơi! Bà bán thuốc lá bảo rằng Cha còn thiếu bà ấy 10 gói thuốc chưa trả tiền.

Cha Cao tá hỏa tam tinh như bị ai đấm vào đầu một cú knock out, chạy xuống hỏi bà bán thuốc lá:

- Bà nói sao! Tôi thiếu bà 10 gói thuốc lá chưa trả tiền? Bà bán thuốc lá trả lời:

- Dạ! Thầy Huynh mua cho cha.

Lúc này cha Cao mới vỡ lẽ ra, móc tiền trả cho bà bán thuốc lá và dặn dò

rằng:

- Từ nay bất cứ tôi nhờ ai mua thuốc lá, tôi đều đưa tiền cho họ, thành ra bà đừng bán thiếu cho ai qua danh nghĩa của tôi.

Cha Cao nói thêm:

- Hèn chi mỗi lần gặp cha, bà này chào hỏi với ánh mắt thiếu thiện cảm như ngầm bảo rằng: Cha gì kỳ quá! Thiếu con 10 gói thuốc mà không chịu trả tiền. Con bán hàng lẻ nên đâu có nhiều vốn đâu?

Qua kinh nghiệm của thầy Huynh tôi phải ôn lại nhạc lý tôi đã học từ năm đệ ngũ trường Nguyễn Bá Tòng. Lúc đó, tôi học dốt các môn chỉ trừ có môn nhạc lý đứng hạng nhất. Hôm ấy, thầy dậy Nhạc Lý kêu tên tôi: Đặng Thắng nhất về môn Nhạc Lý. Tôi đứng dậy làm thầy ngạc nhiên lắm, vì tôi phá phách dữ quá sao lại được nhất về môn Nhạc Lý.

Lúc đó, tôi nghĩ rằng mình nên biết chút Nhạc Lý, ôm cây đàn Tây Ban Nha ngâm nga vài bài hát lãng mạn như bản “Mảnh Tình Xưa” của Nhạc Sĩ Mạnh Giác trong xóm tôi, chắc sẽ làm nhiều trái tim thiếu nữ rung động mà thương yêu tôi chăng!

Tôi ôn lại nhạc lý và cố gắng giữ đúng nhịp để tập hát cho ca đoàn Lêgiô xứ Bắc Hà. Tôi cũng là huynh trưởng của Hướng Đạo và Thiếu Nhi Thánh Thể nên khả năng hát của tôi cũng tiến bộ hơn.

Năm 1975, lúc tôi đang học Cao Học Quản Trị tại Đại Học Kinh Thương Minh Đức, tôi có phụ Lê Hải Vũ để tập văn nghệ cho Đại Học Kinh Thương lúc bấy giờ. Tôi cũng sinh hoạt một thời gian rất vui vẻ, sau đó tôi giao lại cho Minh khóa 3 Kinh Thương Minh Đức phụ trách văn nghệ Kinh Thương Minh Đức.

Sau đó, tôi trở về phụ trách văn nghệ Khóm 1, Phường 9, Quân 10.

Trong kỳ thi đua văn nghệ quận 10 năm đó, ban hợp ca Khóm 1 quận 10 chúng tôi đoạt giải nhất thi đua hợp ca khi chúng tôi hát hai bài “Nam Bộ Kháng Chiến” và “Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo”.

Ông Tú trưởng khóm 1 hết lời khen ngợi ban hợp ca chúng tôi.

Tiếp đó, tôi vào làm và đá banh cho báo Tin Sáng. Tôi có tham gia ban văn nghệ báo Tin Sáng do anh Cao Thanh Tùng làm trưởng ban văn nghệ.

Có lần ca sĩ Đình Văn dùng đàn tập hát cho tôi. Chừng 15 phút tôi có thể hát được làm ca sĩ Đình Văn ngạc nhiên bảo tôi:

- Sao kỳ thế anh Thắng! Em tập cho thằng Tuấn bảo vệ cả tiếng mầy mà nó chưa hát được. Em tập cho anh có 15 phút anh hát được.

Đình Văn đâu có biết tôi cũng rành về Nhạc Lý và cũng từng tập hát cho ca đoàn nên dễ tiếp thu.

Có một bữa Đình Văn đi xem tôi thi đấu đá banh ở Sân Vận Động Hoa Lư. Sáng hôm sau, Đình Văn mời tôi uống một ly cà phê đen. Sau đó, Đình Văn nói:

- Em mời anh ly cà phê này để nói với anh rằng. Từ nay em không nhìn ai qua bề ngoài.

Ý Đình Văn nói, tôi trông tướng cu ly nhưng tôi đã học xong Đại Học Nông Lâm Súc, làm ký giả, tôi đánh bóng bàn thắng Đình Văn, tôi ca văn nghệ cũng được và nhất là khi tôi đá banh. Đình Văn rất khâm phục.

Năm 1979, gia đình tôi vượt biên đến đảo Palawan thuộc Philippines. Tôi cũng tham gia tập hát cùng với thầy Tiến và sinh hoạt Hướng Đạo trên đảo Palawan.

Năm 1981, tôi định cư tại Sydney. Tôi gặp lại Thế Mai, một người bạn ca rất hay và làm chung trong báo Tin Sáng tại nhà thờ Chester Hill. Tôi cũng là một thành viên trong ca đoàn Chester Hill thời bấy giờ.

Sau này tôi làm lò bánh mì ở St Mary và đi lễ ở giáo đoàn Plumpton. Lễ có mời tôi về tập hát cho giáo đoàn Plumpton. Lễ nói:

- Anh về tập hát cho giáo đoàn Plumpton chúng em đi. Anh tập chắc không ai ý kiến gì đâu vì anh rành về nhạc lý.

Tôi nhận lời sinh hoạt với giáo đoàn Plumpton chừng 1 năm. Sau đó vì quá bận rộn nên tôi không thể tập hát cho ca đoàn Plumpton được. Cũng may, lúc đó ca đoàn được thầy Giuse Nguyễn Ngọc Sơn phụ giúp tập hát.

Đến năm 1993, tôi có thời gian và trở lại tập hát đúng lúc thầy Sơn phải trở về nhà dòng tại Melbourne.

Ca đoàn Plumpton được vinh dự hát lễ Tết cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney vào đầu năm 1993. Buổi hát lễ khá thành công nhờ sự hợp tác rất nhiệt tình của tất cả anh chị em trong giáo đoàn Plumpton. Sau buổi hát lễ Tết. Cha Hiệp rất giỏi và thích đánh bóng bàn gặp tôi nói:

- Anh Thắng đánh nhịp như đánh bóng bàn. Rất chính xác. Tôi cười cười trả lời:

- Con chỉ cố gắng hết sức thôi cha.

Năm 2000 khi tôi du lịch về Việt Nam, tôi may mắn có thói quen sáng nào cũng đi lễ nhà thờ Bắc Hà. Sau thánh lễ, tôi ra ngoài quán cóc uống cà phê với các anh em trong ca đoàn ngày xưa. Em Cường nói với tôi:

- Anh Thắng ơi! Đây là ca đoàn anh lập ra 25 năm trước kia, bây giờ anh vào phụ giúp tập hát cho ca đoàn đi.

Tôi cười cười lưỡng lự:

- Thế còn ca trưởng của các em đâu? Ca trưởng tưởng anh dành đánh nhịp thì chết.

Em Cường trả lời:

- Anh Hùng ca trưởng biết anh mà, không có gì đâu. Anh vào phụ tụi em đi.

Tôi nhận lời tập cho ca đoàn Giuse được hơn 2 tháng. Em Mai một nữ ca viên gặp tôi nói:

- Anh biết không? Hồi đầu anh tập hát, em ghét anh vô cùng. Anh khó chịu quá. Nhưng bây giờ em Xuân của em nói rằng:

- Ca đoàn chị bây giờ hát hay lắm chị biết không? Em Mai còn nói thêm:

- Thế anh không còn ở đây tập hát nữa sao? Tôi trả lời:

- Anh phải về Úc chớ.

Có lẽ hồi đầu tôi tập hát các em hơi khó chịu nhưng sau đó thấy tôi tập có kết

quả nên muốn tôi ở lại lâu hơn để tập hát.

Vào năm 2008, tôi trở lại Sydney và có thời gian lên mạng tìm và soạn bài hát cho ca đoàn Plumpton vào mỗi chúa nhật sao cho đúng đáp ca và phụng vụ. Chị Trâm trong giáo đoàn Plumpton bảo tôi:

- Chị cám ơn nghe. Từ hồi em về, ca đoàn hát đâu ra đó, đúng phụng vụ.

Còn Trọng Quyến cũng nói với tôi:

- Em cám ơn anh Thắng nghe. Anh soạn sẵn như thế tụi em đỡ mất nhiều thời giờ lắm

Vào năm 2009, tôi có qua dự Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót tại Long Beach. Tôi có gặp vài người bạn trong ca đoàn và nói chuyện với họ tôi đang chịu trách nhiệm tìm kiếm bài hát cho ca đoàn đúng theo phụng vụ. Ai cũng nhắn tôi:

- Anh gửi cho em một bản photocopy nghe vì em không có giờ.

Thế mới biết cuộc sống nơi xứ người quay chúng ta như cơn lốc, không thể

dứt ra được.

Nhiều người thắc mắc hỏi tôi:

- Tại sao anh không đi lễ ở Bankstown, Granville, Fairfield, Cabramatta...có gần hơn không?

Tôi chỉ cười cười trả lời:

- Tại đi lễ ở Plumpton quen rồi.

Thật ra họ không thể hiểu rằng: Tôi đi lễ ở Giáo Đoàn Plumpton được gặp lại các anh chị em trong ca đoàn thân thương bao nhiêu năm rồi! Sau lễ, những cái bắt tay chân tình, những lời chào hỏi thân thương đượm tình gia đình thân mật mà tôi không thể tìm được khi đi lễ trong các Giáo Đoàn khác.

Đặng Thắng (Plumpton)

Read More
Thao Dang Thao Dang

TRẠI TỊ NẠN PALAWAN 1979-1980

Ngày 14 tháng 7 ghe chúng tôi cặp vào đảo Liminangcong thuộc một đảo nhỏ của Palawan. Đảo này chỉ có hơn 2 ngàn người Phi sống ở đây. Những người tị nạn đến trước đây kể cho chúng tôi nghe: Có một cô đến đây bán 1 chỉ vàng rồi mua một thùng bánh ăn no đến nỗi sau đó bị chết. Có lẽ vì trên đường đi vượt biên bị đói và khát quá nên mới ăn no và không nghĩ hậu quả như vậy.

Đầu tháng 8 một chiếc tàu Hải Quân của Phi Luật Tân chở đoàn người trên ghe chúng tôi từ đảo Liminangcong đến đảo Palawan. Xe cam nhông chở chúng tôi đến trại tị nạn giống như một vùng kinh tế mới. Các nhà cửa được dựng nên tùy sở thích của mỗi gia đình. Chúng tôi được thu xếp thành nhóm 42 người. Đời sống chúng tôi giống như những người đi kinh tế mới nhưng may mắn hơn vì thực phẩm đã được Cao Ủy cung cấp đầy đủ gồm gạo, cá, thịt, rau và trứng. Sau này tôi mới biết thực phẩm của Cao Ủy cung cấp cho người tị nạn ở Phi tương đối tốt hơn những nước khác như Mã Lai, Thái Lan và Nam Dương…

Lên được hai ngày, một hôm tôi ra giếng hứng nước uống. Tôi nghe hai người con gái nói chuyện với nhau nhưng tôi không hiểu gì cả.  Tôi ngạc nhiên nghĩ trong bụng không lẽ mình sống chung với người Phi. Sau này mới khám phá ra họ là những người sống ở đảo Phú Quí. Tiếng nói của họ líu lo như chim, phải nghe quen mới hiểu. Từ đảo Phú Quí đến đảo Palawan khá gần nên rất nhiều người trên đảo này đi từ đảo Phú Quí. Ở Sài Gòn đến đảo Palawan chỉ có vài ghe đi lạc thôi, trong đó có ghe chúng tôi. Vợ tôi bán 1 chỉ vàng được hơn 70 peso, tôi đã dùng 25 peso để mua đôi giầy ba ta đá banh. Đây là niềm đam mê duy nhất của tôi. Buổi chiều, chúng tôi có giờ rảnh rỗi nên thường tụ họp đá banh rất vui. Có hôm nước xuống, chúng tôi kéo nhau ra cồn gần đó đá banh thật vui vẻ.

Lên được trại vài ngày, tôi gặp em Sơn to con nhìn tôi và hỏi:

- Phải trước đây anh là cầu thủ đá banh không?

Tôi thật sự ngạc nhiên sao em này lại biết tôi đá banh.

Em Sơn hỏi tiếp:

- Trước đây anh có đá cho đội banh Xe Khách Thành không?

Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa và suy nghĩ. Tôi có bạn thân là Hùng tay cong hay Thi tay quẹo đá cho đội banh Xe Khách Thành nên thường rủ tôi đá chầu dùm cho đội banh Xe Khách Thành. Tôi biết hầu hết các anh em cầu thủ trong đội banh này như anh Đằng chụp gôn, Đức lăng quăng đá góc trái sao tôi không biết em Sơn nhỏ này. Sau này em Sơn mới nói:

- Em đá trung phong cho đội Xe Khách Thành nhưng khi đội này mướn anh về đá trung phong nên em phải ngồi ngoài thành ra em biết anh mà anh không biết em.

Thì ra là như thế. Được biết em Sơn này là một trong 8 người còn sống sót khi bơi qua đảo Phi cách ghe bị chìm 8 cây số trong chiếc ghe 96 người thật thê thảm. Tám người này lên đảo được phái đoàn Úc vì nhân đạo nhận lời cho đi Úc liền. 

Trong trại có nhiều ban, anh Lộ tôi là một sĩ quan, có năng lực và tư cách nên được bầu làm Trưởng Ban Lương Thực tức là chia phát lương thực cho đồng bào trong trại. Đây là ban quan trọng nhất trong trại cần người có khả năng và liêm khiết. Từ khi làm Trưởng Ban Lương Thực anh Lộ ra điều kiện: Mỗi người trong ban Lương Thực được lãnh thêm một cục thịt cho công việc của mình rõ ràng thành ra mọi việc được công minh không ai than phiền gì hết. Sống đối diện với gia đình tôi là 3 gia đình sống ở đảo Phú Quí. Họ quen và thích ăn cá hơn ăn thịt. Nhận được thịt bò, họ đều cho gia đình tôi vì nói thịt bò ăn phong lắm. Ba gia đình họ hùn tiền mua lưới bắt cá nên khi bắt được cá, ba gia đình đều cho gia đình tôi ít cá thành ra cũng bằng một phần như họ nên cuộc sống chúng tôi rất an tâm không lo lắng về thức ăn. Nhóm chúng tôi sống quây quần gần nhau gồm có tôi, anh Lộ, Tám Dũng, anh Hội. Mỗi lần chúng tôi nhận được thơ có cheque từ nước ngoài là chúng tôi mua bia và rượu họp nhau lại nhậu thật vui vẻ. Chúng tôi thường pha 2 chai bia Samigel của Phi với một chai rượu thuốc uống thật ngon và đậm đà. Mồi để nhậu đã có Tám Dũng một dân miền Tây làm và chế biến đồ nhậu thật tuyệt vời như canh chua cá, lươn, trình…Thỉnh thoảng chúng tôi đi bắt ốc nhảy, ốc gai, ốc leng…. làm đồ nhậu thật vui. Cuộc sống thật vui vẻ êm đềm nếu chúng tôi không lo lắng về vấn đề

định cư ở nước thứ ba.

Buổi chiều, chúng tôi thường tụ họp xem thi đấu bóng chuyền độ mỗi bên hai người. Một bên là anh Giấy và Đỗ Còn Em, còn bên kia là em Hùng tóc dài và một em nữa mà tôi quên tên. Trận đấu rất sôi nổi và hào hứng với những màn bỏ banh thật hiểm hóc của hai bên làm sôi động cả trại.

Nếu không coi bóng chuyền, chúng tôi tụ họp chia làm hai phe đá banh thật sôi nổi. Sau vài lần đá banh, các anh em trong trại đã bầu tôi là Trưởng Ban Thể Thao và Thủ Quân đội Túc Cầu trong trại.

Lúc tôi mới tới trại, một em đá banh trong trại có nói với em Dũng:

- Có một thằng cha mới lên trong trại đá banh hay lắm.

Dũng nói với em đó:

- Thằng cha nào đá hay, tao mà đá trung vệ làm sao qua được tao.

Đến lúc tôi lừa qua em Dũng hai lần em Dũng vội nói với người bạn:

- Mày vô đá thế cho tao để tao ra ngoài này coi thằng cha này đá làm sao?

Tôi cười cười hỏi Dũng:

- Ở VN em đá cho đội nào?

Dũng trả lời:

- Em đá cho đội phường thôi.

Đội phường thì cũng chưa ăn nhằm gì với tôi.

Về bộ môn đá banh khu 4 chúng tôi gồm nhiều cầu thủ đá hay nên thường vô địch. Bỗng một hôm trưởng khu 3 đến gặp tôi rủ đá độ 3 cây thuốc. 3 cây thuốc lúc đó rất có giá trị ở trại tị nạn nên tôi do dự nói với anh Lộ:

- Anh Lộ ơi, tụi khu 3 nó rủ đá 3 cây thuốc anh tính sao?

Anh Lộ cũng nóng máu trả lời:

- Cứ đá đi, có gì anh chịu cho.

Thế là khu 4 chúng tôi đá độ với khu 3 ba cây thuốc lá. Kết quả chúng tôi thắng dễ dàng khu 3 ba cây thuốc. Sau trận đấu, tôi có hỏi trưởng khu 3:

- Sao ông gan thế dám rủ khu tôi đá 3 cây thuốc?

Trưởng khu 3 hầm hầm trả lời:

- Tại có 2 em mới lên nói đá cho đội Hóa Chất nên tôi nghĩ có 2 em đó sẽ đá ăn mấy ông?

Tôi có gặp 2 em đó và hỏi:

- Hai em đá cho Hóa Chất hở?

Hai em đó trả lởi:

- Dạ em đá rờ dẹc cho đội Trẻ Hóa Chất.

Tôi trả lời:

- Em đá cho rờ dẹc cho Trẻ Hóa Chất nên anh không biết các em chớ nếu em đá cho đội Hóa Chất chúng ta đã biết nhau.

Sở dĩ tôi nói thế vì tuần nào đội đá banh Tin Sáng chúng tôi cũng dợt với đội Hóa Chất ở sân Hoa Lư. Thành phần đội Hóa Chất tôi đều biết rõ như Tư Béo, Thành Gù….

Kế bên trại tị nạn Palawan là một phi đạo. Bình thường cũng ít khi máy bay lên xuống tại phi đạo này. Khi trại tị nạn đông quá không thể đá banh được, nên các anh em cầu thủ phải dùng sân phi đạo này đá banh. Khi thấy các anh em đá banh, ban trật tự thường lên loa cấm các cầu thủ đá banh. Có lần tôi thấy Thiếu Úy Pagadoan trưởng trại đang coi các cầu thủ say mê đá banh. Khi anh Long trong ban Trật Tự cấm các cầu thủ đá banh tôi có nói:

- Anh Long à, Thiếu Úy Pagadoan trưởng trại còn coi anh em đá say đắm như thế thì anh cấm các cầu thủ làm chi.

Anh Long nghe tôi nói cũng có lý nên không cấm cầu thủ đá banh nữa. Mỗi lần đá trên sân phi đạo cầu thủ chúng tôi thường vừa chạy vừa cầm cái áo để lỡ nếu bị té sẽ chống cái áo xuống không bị trầy tay.



ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM THẮNG ĐỘI TUYỂN PHILIPPINES 5/0

Chiều nay cả trại tị nạn Palawan tưng bừng nhộn nhịp hẳn lên, lần đầu tiên thiếu úy Pagadoan ra lệnh cho xả trại, tức người dân tị nạn Việt Nam được đi phép tự do không cần phải có giấy phép. Bình thường người dân muốn đi mua sắm ở ngoài phố cần phải có giấy phép của Trưởng Khu, mỗi khu cũng chỉ được cấp một số giấy phép giới hạn cho đồng bào ra phố mua sắm khi cần thiết. Sở dĩ chiều nay có lệnh xả trại vì có trận túc cầu giao hữu giữa đội tuyển trại tị nạn Việt Nam và đội tuyển trường trung học Philippines Puerto Princesa City. Tin tức xả trại loan truyền thật nhanh làm hầu hết đồng bào tị nạn kéo nhau đi phố luôn tiện xem thi đấu túc cầu. Đã lâu lắm mới thấy bầu không khí vui vẻ, tưng bừng, nhộn nhịp như thế trong trại tị nạn.

Trại tị nạn Palwan đời sống tương đối thoải mái nếu so với nhiều trại tị nạn ở những nơi khác như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương…Thật sự lúc đầu chúng tôi tưởng mình khổ quá nhưng sau này theo những tin tức thu nhập được, chúng tôi mới biết mình đang ở sướng hơn những trại tị nạn khác. Mỗi ngày nhiệm vụ chúng tôi chỉ đi lãnh lương thực, xách nước để vợ ở nhà nấu cơm rồi buổi chiều đi đá banh hay tắm biển. Nhớ lại lúc đó, có người em trong trại tị nạn nhận được thơ người chị bên Mỹ nói rằng:

- Em hãy sống những ngày hạnh phúc và sung sướng ở trại tị nạn đi.

Lúc bấy giờ tôi và đứa em rất bất mãn vì câu nói đó của người chị, cứ nghĩ rằng chị ấy đến Mỹ sung sướng quá lại viết thơ về chọc quê mình như thế. Nhưng bây giờ ra nước ngoài sống rồi tôi mới nhớ lại câu nói của chị ấy thật chí lý. Đời sống tị nạn chẳng lo nghĩ gì cả, lương thực đã có Cao Ủy Tị Nạn lo cho, chỉ lo nấu cơm và chiều chiều đi tắm biển hay đá banh hoặc đánh bóng chuyền, đầu óc thật vô tư không suy nghĩ hay lo lắng gì cả. Bây giờ sống ở nước ngoài mỗi tháng đều lo lắng những bills tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền gaz, tiền điện thoại đến nhức cả đầu.

Hôm nay cả trại thật vui mừng vì tin tức của Thiếu Úy Pagadoan cho biết sẽ có cuộc thi đấu giữa Trại Tị Nạn VN và trường trung học Puerto Princesa City với các bộ môn: Bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ và bóng đá.

Chưa bao giờ thấy không khí của trại vui vẻ, náo nhiệt và ồn ào đến thế. Đã thế, thiếu úy Pagadoan cho xả trại hôm nay, tức là đồng bào có thể ra chợ mà không xin phép nên hầu như cả trại ra ngoài ủng hộ thể thao cho trại tị nạn Việt Nam. Không khí trong trại thật nôn nao, náo nhiệt và vui mừng khôn tả.

Đúng 3 giờ chiều, xe cam nhông của quân đội Phi vào chở đội túc cầu Việt Nam ra thi đấu ở trường trung học thành phố Puerto Princesa City thuộc Palawan. Tôi nhớ mang máng thành phần đội tuyển Việt Nam lúc đó, hậu vệ trái là Hải quắn, hậu vệ phải là Hùng tóc dài, trung vệ là Dụng và anh Khả cũng lớn tuổi, tôi đá tiền vệ với anh Giấy, góc mặt là Hải (Bọn), trung phong giữa là Út, Tuấn, góc trái Đỗ Còn Em. Xin lỗi còn nhiều cầu thủ nữa tôi không nhớ hết nổi. Tinh thần thi đấu đội banh chúng tôi thật mãnh liệt, không những vì mầu cờ sắc áo mà còn tự ái dân tộc nữa.

Tôi dẫn đội banh ra chào sân, tiếng vỗ tay thật to làm tôi ngước nhìn lên khán đài, tất cả cầu thủ chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và cảm động khi thấy trên khán đài chật ních người Việt Nam. Tiếng vỗ tay và la hét cổ vũ của đồng bào Việt Nam như nhắn nhủ chúng tôi: Phải cố gắng hết sức vì mầu cờ sắc áo và tự ái dân tộc, phải làm sao mang vinh dự về cho người tị nạn Việt Nam. Dẫu bây giờ chúng ta đang tạm thời ăn nhờ ở đậu người Phi nhưng cũng cố gắng làm gì đó để họ kính nể và khâm phục chúng ta.

Trọng tài Phi vừa thổi tiếng còi khai mạc trận đấu. Đội Phi mặc áo đỏ thật đẹp giao bóng trước, chuyền qua trung phong rồi thọc banh sâu xuống. Trung vệ Khả đánh đầu chuyền cho tiền vệ Giấy, anh Giấy tạt ngang cho Thắng, Thắng thẩy lỗ (chọc khe) cho góc mặt Hải (Bọn), góc mặt Hải chạy thật nhanh  tạt banh trở về cho trung phong Út, Út đưa ngang banh cho Tuấn, Tuấn chuyền xéo cho Thắng từ dưới băng lên, Thắng gạt qua trung vệ Phi, đẩy banh xuống thật nhanh, thủ môn Phi lúng túng chạy ra, Thắng sửa banh vào góc khung thành mở tỷ số 1/0 cho đội tuyển túc cầu tỵ nạn Việt Nam. Cả cầu trường đứng bật dậy và la to lên vui mừng khôn tả, tiếng vỗ tay thật to cổ vũ cho chúng tôi, các anh em cầu thủ ôm Thắng mừng rỡ vô cùng vì đã mang vinh dự về cho đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam.

Đội túc cầu Phi mang banh lên pass sê. Sau khi giao banh đã cố gắng vùng lên mong san bằng tỷ số nhưng hậu vệ của đội tỵ nạn Việt Nam truy cản thật dũng mãnh. Ở phút thứ 20 của trận đấu, sau một đợt truy cản, trung vệ Dụng chuyền cho hậu vệ Hải Quắn, Hải chuyền vào giữa cho Thắng, Thắng tạt ngang cho Giấy, Giấy thọc sâu cho Đỗ Còn Em bên cánh trái tuôn xuống thật lẹ, Em tạt bóng lên cho Tuấn, Tuấn kéo qua một trung vệ Philippines, chuyền cho Út từ trên băng xuống đá cú mập thật mạnh tung lưới thủ môn Philippines.

Một lần nữa cầu trường như muốn nổ tung ra, tiếng vỗ tay và la hét của đồng bào tị nạn vang lên ầm ĩ trong sân vận động. Anh em cầu thủ ôm Út sung sướng, còn niềm vui nào trong cuộc đời cầu thủ hơn lúc này phải không các bạn? Đội túc cầu Philippines bị thua 0/2 cố gắng vùng lên để rút ngắn cách biệt. Tuy nhiên, hàng thủ đội túc cầu tị nạn Việt Nam nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nên đội túc cầu Philippines không làm gì được.

Vào phút thứ 35, nhận được banh từ thủ môn, tiền vệ Giấy giao banh cho Thắng, Thắng chuyền lên cho Tuấn, Tuấn tạt ngang cho Út, Út thọc sâu cho Đỗ Còn Em từ góc trái tuôn xuống thật nhanh. Em mang banh lên sát biên thật nhanh rồi tạt lên cho Tuấn. Tuấn lướt qua một trung vệ Phi tạt ngược lên cho Thắng từ dưới băng lên, Thắng thoát qua trung vệ phi, một tràng tiếng Phi bên tai:

- Pô tăng ti na mô (tiếng chửi thề của Phi)

Thắng lướt xuống, thủ môn Phi vội vàng nhào ra, Thắng sửa cái má mu bàn chân, banh đi xà vào góc lưới thủ môn Phi ghi thêm một bàn thắng nữa cho đội tuyển tỵ nạn Việt Nam 3/0. Cả cầu trường đứng bật dậy la hét vui mừng khôn tả. Ai cũng không ngờ được như thế. Tiếng vỗ tay không ngớt, các cầu thủ ôm nhau sung sướng vô cùng. Hết hiệp một, biết bao nhiêu đồng bào tỵ nạn lại chúc mừng vui vẻ hỏi thăm anh em cầu thủ ti nạn Việt Nam.

Vào hiệp 2, đội túc cầu Phi cố gắng vùng lên mong rút ngắn tỷ số nhưng không thành công vì đội tuyển tị nạn Việt Nam nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật hơn. Phút 70, trong một đợt phản công của đội túc cầu Việt Nam. Trung vệ Dụng chuyền banh cho Giấy, Giấy chặn banh xoay người giao cho Thắng. Thắng, Thắng thẩy lỗ cho Hải từ cánh mặt chạy nhanh xuống cuối sân, bất ngờ tạt ngược banh lên khung thành đội Phi, trung vệ Khả từ dưới lướt lên thật nhanh đánh đầu banh đi thật đẹp vào góc khung thành, thủ môn Phi phóng lên đẩy banh ra nhưng không kịp, banh đã vào góc lưới đội Phi nâng tỷ số 4/0. Một lần nữa cả cầu trường đứng bật dậy, tiếng vỗ tay la hét vang dội cả sân vận động, nhiều người ôm nhau vui mừng trên khán đài. Anh em ôm anh Khả chạy về sân nhà sung sướng trong khi đội tuyển trường trung học Philippines mệt mỏi và buồn thiu. 

Đội tuyển trường trung học Philippines cố gắng tấn công để gỡ trái banh danh dự nên dốc toàn lực tấn công, cũng vì mải mê tấn công nên quên phòng thủ nên vào phút 85 hiệp hai, trong một đợt phản công, nhận được banh từ trung vệ Khả, Thắng gạt qua tiền vệ Phi từ giữa sân, mang banh xuống nữa, trung vệ Phi nhào ra truy cản, Thắng kéo banh qua khỏi trung vệ Phi, đẩy dài banh xuống, thủ môn Phi hốt hoảng chạy ra, Thắng gặt qua luôn thủ môn Phi đưa banh vài khung thành trống rỗng nâng tỷ số 5/0 cho đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam. Cả cầu trường như nổ tung ra, tất cả đồng bào la hét vang trời. Các anh em cầu thủ ôm Thắng sung sướng, vui mừng khôn tả. 

Đội túc cầu trung học Phi mang banh lên pass sê. Đúng lúc đó, tiếng còi trọng tài ré lên kết thúc trận đấu. Kết quả đội túc cầu tị nạn Việt Nam thắng đội tuyển trung học Philippines Puertor Princesa City thuộc Palawan với tỷ số 5/0 đoạt chiếc cúp cho đội tị nạn Việt Nam. Tiếng vỗ tay vang rền khi ông Hiệu Trưởng trường trung học Philippines ở Puerto Princesa City trao chiếc cup cho Thủ Quân Thắng của đội túc cầu tị nạn Việt Nam. Có thể nói từ khi thành lập trại tị nạn Palawan đến bây giờ, đây là lần đầu tiên tất cả đồng bào tị nạn và các anh em cầu thủ vui mừng sung sướng không tả được. Chưa bao giờ đồng bào tị nạn Việt nam được tươi cười hả hê đến thế.

Vừa phát chiếc cup xong, trời đổ mưa tầm tã. Tuy nhiên, các anh em cầu thủ không ngại trời mưa, vừa ôm cup vừa chạy bộ từ sân vận động về trại tị nạn. Trời mưa lạnh lẽo nhưng không làm nản lòng các anh em cầu thủ đang dâng lên niềm sung sướng vô biên vì đã hoàn thành sứ mạng cao cả của tất cả đồng bào tị nạn, mang vinh dự về cho đồng bào tị nạn Việt Nam tại Palawan.

Trong 4 bộ môn thi đấu thì đội tị nạn VN mình thắng 2 bộ môn là bóng đá và bóng bàn còn mình thua hai bộ môn bóng chuyền và bóng rổ. Bộ môn bóng rổ nghe bạn bè kể có Lộc lé chơi hay lắm vì đội Phi nhìn Lộc không biết Lộc thẩy hướng nào vì anh bị lé. Nhìn bên này nhưng thẩy bên kia. Sau trận đá banh, các anh em cầu thủ ôm cúp chạy về trại giữa cơn mưa tầm tã với niềm sung sướng khôn tả. Tối hôm đó cả đội banh uống bia ăn mừng chiến thắng. Chưa bao giờ trại tị nạn Palawan lại hả hê vui mừng đến thế. Đây là lần đầu tiên trại tị nạn Việt Nam ở Palawan vui mừng như vậy.

Đặng Thắng

Read More
Thao Dang Thao Dang

MẸ TÔI

Hôm nay nhân ngày Mother Day nhớ về người Mẹ Vĩ Đại của gia đình chúng tôi.

Đời sống Mẹ tôi thật cực khổ. Mẹ tôi phải thức dậy sớm mỗi ngày để buôn bán, tần tảo nuôi đàn con thơ. Mẹ luôn hy sinh nhịn ăn cho các con. Nghĩ lại chúng tôi thấy Mẹ tôi thật vất vả quanh năm ngày tháng, đầu tắt mặt tối để nuôi 10 anh chị em chúng tôi.

Mẹ đã đỡ cho tôi một trận đòn: Ba tôi có nuôi một con nhòng biết nói và ba tôi rất quí mến nó. Tôi có nhiệm vụ giã ớt trộn với cơm cho nhòng ăn. Hôm đó, vì sơ ý hay vội chơi tôi mở cửa cho cơm và ớt vào để nhòng ăn nhưng lại quên đóng cửa để con nhòng bay mất tiêu. Tôi thật sự lo lắng và sợ hãi vô cùng. Thế nào cũng bị một trận đòn nên thân khi ba tôi về. Quả thật như thế! Ba tôi về chuẩn bị đánh tôi thì Mẹ tôi nói:

- Hồi chiều tôi cho nhòng ăn rồi quên đóng cửa nó bay mất tiêu 

Tôi thầm cám ơn Mẹ tôi đã cứu thoát  cho tôi một trận đòn.

Mẹ tôi làm việc quanh năm ngày tháng không có holiday hay vacation gì cả. Khi sinh người con thứ mười, Mẹ tôi cũng chỉ nghỉ 3 ngày rồi lại phải tần tảo buôn bán để nuôi đàn con.

Ngày 26 tháng 10 năm 1979 khi ba tôi mất. Gánh nặng gia đình đã nặng lại càng chồng chất hơn trên vai Mẹ tôi. Mẹ tôi mới 50 tuổi đầu phải nuôi 7 người con còn ở lại trong khi 3 người con trai lớn đã ra đi và chưa biết tương lai về đâu. Mẹ tôi càng phải hy sinh và vất vả hơn nữa để chăm sóc đàn con thơ.

Năm 2000, chúng tôi đưa Mẹ tôi qua Úc du lịch và tìm cách cho Mẹ tôi được thường trú tại Sydney vì gia đình tôi có 7 anh chị em ở Úc.

Ngày xưa Mẹ tôi không có tiền để ăn thịt bò tôm cua nhưng bây giờ có đủ thứ Mẹ tôi lại không ăn được vì bị bệnh tiểu đường mười mấy năm rồi. Khi đến Úc mỗi lần mua trái cây cho Mẹ tôi ăn Mẹ tôi luôn hỏi bao nhiêu đô một ký rồi tính ra tiền VN sao đắt quá không dám ăn. Mẹ tôi mổ mắt tốn mấy ngàn đô và luôn lo sợ con cái tốn tiền. Tôi phải trấn an Mẹ tôi:

- Chúng con chia ra mỗi đứa có mấy trăm đô à. Mấy đứa em chỉ làm một tuần là có số tiền đó.

Thỉnh thoảng anh chị em chúng tôi có dịp biếu Mẹ ít tiền nhân ngày Mother Day hay ngày tết. Mẹ tôi gom lại rồi khi có ai về VN. Mẹ tôi gửi tặng cậu tôi hay những họ hàng ngheo khổ.

Mẹ tôi không học giỏi giang như những bà Mẹ khác, nhưng Mẹ tôi có một trái tim hy sinh thật bao la, tinh thần làm việc gian khổ bất ngày đêm để nuôi đàn con thơ dại, có lòng nhân đức thương người nghèo nên gia đình 10 anh chị em chúng tôi mới được như ngày hôm nay.

Tôi có làm một bài hát nói về sự hy sinh gian khổ của Mẹ tôi:

 Mẹ tôi buôn thúng bán bưng đầu đường
Gian khổ một đời nuôi các con thơ
Mẹ tôi đi sớm nắng mưa nhọc nhằn.
Nuôi đàn con thơ trong lúc khó khăn.
Mẹ tôi nhịn đói bữa no bữa đầy
Gian khổ cùng chồng nuôi các con thơ.
Mẹ tôi lo lắng héo hon từng ngày
Mong đàn con thơ trở nên ngoan hiền
ĐK: Mẹ ơi suốt một đời Mẹ đã gian khổ vì chúng con
Làm sao đền đáp công ơn Mẹ đây. Chỉ biết suốt đời ghi nhớ ơn 
Mẹ. Tình Mẹ thương con ôi quá bao la như đại dương
Mẹ tôi lo lắng bước ra đi vào.
Suy nghĩ một đời vì các con thơ.
Mẹ hay suy nghĩ cháu con từng ngày
Mong đàn con thơ vui sống an khang.
Mẹ luôn mong ước cháu con từng ngày
Vui sống hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau
Mẹ luôn xin Chúa khứng ban ơn lành
Cho đàn con cháu sống trong an bình.

Mẹ đúng là người Mẹ Vĩ Đại đã nuôi nấng, hy sinh vất vả để nuôi 10 anh chị em chúng tôi nên người. Chúng con viết lên những dòng này để cám ơn sự hy sinh cao quí của người Mẹ Vĩ Đại của chúng con.

Đặng Thắng

Read More
Thao Dang Thao Dang

HÃY CẢM TẠ CHÚA TRONG MỌI LÚC

Kinh nghiệm trong cuộc sống, nhiều khi tôi oán trách Chúa rằng: Chúa ơi! Con có làm gì nên tội đâu mà sao đời con khổ thế? Thế nhưng sau này tôi mới cảm nghiệm được đó là hồng ân Chúa ban cho, để cuộc đời tôi tiến triển tốt đẹp hơn.

Năm 1969 trong khi đang học thi tú tài 1 rất quan trọng, tôi lại bị vu khống bắt vào bót vì tội giật giây chuyền do một người Việt lấy Mỹ (me Mỹ). Lúc đó, tôi và Khải (bây giờ đang ở bên Đức) đang đi trên chiếc xe Briggestone để ăn tiệc chia tay với anh Huy, anh cột chèo với Khải đi du học ở Đức. Tình cờ, thấy một người chở một cô gái đằng sau. Tôi và Khải nghĩ rằng người Việt Nam còn anh Huy lại bảo người Mỹ. Chỉ tò mò thế thôi! Cả hai chúng tôi phóng xe lên coi người Việt Nam hay Mỹ. Khi xe Khải vừa phóng qua tôi có nói: Mỹ Việt Nam. Có lẽ cô gái đó giận dữ câu nói của tôi, nên đã bảo người Mỹ đó đụng xe vào xe của Khải vào ngay ngã tư Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự. Người Mỹ định xuống đánh chúng tôi nhưng bất ngờ có vài thanh niên đi ngang đó ngăn cản. Một vài phút sau đó, cảnh sát đến và cô gái đó khai rằng:

- Chúng tôi giật giây chuyền của cô ta.
Cảnh sát bắt chúng tôi về thẩm vấn. Viên cảnh sát hỏi cung chúng tôi nói

móc:
- Sáng đến giờ tụi bay làm được mấy vố rồi?

Tôi và Khải mếu máo trả lời:
- Tụi cháu đâu có đâu. Chúng cháu là học sinh mà.

Viên cảnh sát hỏi tiếp:
- Tụi bay học trường nào?

Tôi trả lời:
- Chúng cháu học trường Nguyễn Bá Tòng.

Viên cảnh sát thông cảm nói tiếp:

- Chuyện này nguy hiểm à nghe! Tụi bay phải kêu người ta bãi nại làm sao chớ không phiền phức lắm.

Kế đó, viên cảnh sát hỏi người phụ nữ:
- Vậy trong hai đứa này, đứa nào giựt bóp của cô?

Cô ta trả lời:
- Hai đứa này nè! Hai đứa này nè!

Viên cảnh sát bực mình hỏi tiếp:
- Nhưng mà trong hai đứa này, đứa nào giựt bóp của cô?

Cô ta chế ra:

- Lúc đó, có đứa bắn điếu thuốc vào mắt tôi làm tôi không thấy được ai hết.

Viên cảnh sát lục soát túi tôi và Khải không có điếu thuốc nào và hộp quẹt gì hết vì chúng tôi không có hút thuốc. Chúng tôi không ngờ cô ta nhanh trí và chế ra câu chuyện như vậy.

Chúng tôi bị giam trong nhà tù quận nhì vài ngày để chờ ra thẩm vấn. Trong thời gian này có ba anh Hồng anh họ tôi là thượng sĩ già trong quận. Khi về nhà ông lại không báo cho gia đình tôi biết. Ông chỉ nói trống không:

- Hình như hôm nay có em thằng Hồng bị bắt ở trong quận.
Giả như ông ta biết và đến nói chuyện hay hù dọa cô gái kia chắc cô ấy cũng

sợ và bãi nại.

Gia đình nhà Khải khá giả và quen biết nhiều hơn gia đình tôi nên đã nhờ anh Chấn làm trong ngân hàng quen với Biện Lý. Khi xe chở chúng tôi ra tòa không gặp được xe của gia đình Khải. Xe của gia đình Khải đến trễ và ông Phó Biện Lý ký chữ: Tống Giam. Anh Chấn chạy vào văn phòng Phó Biện Lý nói gì đó. Ông Phó Biện Lý bỏ chữ “Tống Giam” và sửa thành chữ: “Thẩm Vấn”. Khi vào Dự Thẩm, ông Dự Thẩm hỏi chúng tôi:

- Các cháu học ở đâu?

Tôi và Khải đều nói:
- Các cháu học ở Trường Nguyễn Bá Tòng.

Ông Dự Thẩm hỏi tiếp:
- Cháu học có được không?

Khải trả lời:
- Dạ cũng được.

Ông Dự Thẩm hỏi thêm: - Đứng hạng mấy?

Khải ấp úng trả lời: - Hạng nhất.

Ông Dự Thẩm chất vấn lại: - Vậy mà học được hở.

Quay qua tôi ông hỏi:
- Còn cháu đứng hạng mấy?

Tôi dè dặt trả lời:
- Dạ cháu đứng hạng 11.

Cũng may tôi và Hải đứng hạng cao trong tháng đó. Thẩm vấn xong, ông Dự Thẩm biết rằng chúng tôi cũng học khá trong một trường đạo nổi tiếng thời đó nên ông cho chúng tôi tại ngoại điều tra.

Thật sự, lúc bị bắt ở quận nhì tôi oán trách Chúa: Sao Chúa để tôi khổ như vậy. Tôi có làm gì đâu! Tôi vẫn đi lễ ngày Chúa Nhật bình thường và không làm gì trái luật.

Qua sự kiện trên, tôi không dám đi chơi nữa. Suốt ngày chăm chỉ học hành để rồi may mắn đậu kỳ thi tú tài phần nhất. Chúng tôi thoát cảnh:

  • -  Rớt tú tài anh đi trung sĩ.

  • -  Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con.

  • -  Khi nào yên việc nước non.

  • -  Anh về anh ẵm Mỹ con anh cười.

Cũng may tôi không phải đi trung sĩ vì đã đậu tú tài 1

Một chi tiết làm tôi kinh hoàng mỗi khi nghĩ lại: Môn thi cuối cùng là công dân sử địa. Môn này ít ai học, chỉ coi qua loa sơ sơ thôi. Đến lúc thi trắc nghiệm, nhiều thí sinh còn bắt con kiến cho bò đến ô nào thì đánh ô đó. Tôi đang đi bộ đến trường thi vào lúc 2 giờ 20 vì tôi nghĩ 3 giờ mới thi. Trời nóng quá, tôi định vào uống ly sinh tố nhưng linh tính ơn Chúa bảo tôi đi thi rồi tính sau. Vừa vào đến cổng trường, viên cảnh sát bảo tôi chuông reo rồi chạy vô mau lên. Tôi giật bắn người chạy nhanh vào phòng thi. Bà cô vừa phát bài thi cho các thí sinh thấy tôi vào bà nói:

- Em mà vào trễ một phút nữa tôi không dám phát đề thi cho em.
Tôi hoảng sợ, mồ hôi toát ra như tắm. Chỉ cần trễ một phút thôi, đời tôi chắc

phải rẽ qua hướng khác nếu tôi rớt tú tài phần một. Thật kinh hoàng!

Lần thứ hai tôi còn nhớ được cần phải tạ ơn Chúa trong chuyến vượt biên của chúng tôi. Chúng tôi đi vượt biên bằng hai chiếc ghe. Một chiếc ghe gồm đa số thanh niên độc thân coi như có đầy đủ la bàn và bản đồ để dẫn đường và một chiếc ghe chở những gia đình và em nhỏ đi theo. Mới đi song song được hơn một ngày, vào một đêm không trăng sao hai ghe không liên lạc được do máy liên lạc bị vô nước. Thế là chúng tôi lạc mất nhau! Mỗi ghe đi mỗi hướng. Chúng tôi tưởng biển cả nhỏ lắm dễ dàng liên lạc với nhau nhưng khi ra tới biển mới biết biển cả mênh mông biết dường nào. Lúc đó, ghe chúng tôi không có la bàn, không có hải đồ nên không biết đi đâu và hướng nào. Trên ghe có 5 tài công nhưng lái sông chớ chưa lái biển, thật nguy hiểm. Ghe chúng tôi đã gặp 27 chiếc tàu ngoại quốc nhưng không chiếc nào vớt. Trước khi đi, chúng tôi cứ tưởng rằng chỉ cần ra đến hải phận quốc tế, các tàu ngoại quốc sẽ đón mình như những anh hùng đi tìm tự do. Thực tế, không phải vậy! Nếu ghe chúng tôi không bị chìm vì nguy hiểm thì họ cũng không muốn vớt chúng ta bởi lẽ rất là phiền phức từ vấn đề đưa đồng bào tỵ nạn đi ở đâu và định cư

ở nước nào? Cuối cùng chúng tôi đuổi kịp một chiếc tàu Liên Sô từ 2 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Anh Kiệt mừng quá la lên:

- Tàu ngoại quốc đang chờ mình kìa anh Thắng ơi!
Tôi đứng nhỏm dậy bị phỏng cái lưng. Nhìn ra rất vui mừng vì thấy tàu lớn

quá. Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng người Việt la to lên:
- Alô alô! Ra bắt mấy thằng vượt biên đi anh em ơi.

Chúng tôi hụt hẫng như từ trời rơi xuống. Công lao chúng tôi đuổi theo tàu này cả 4 tiếng đồng hồ lại hóa ra tàu Liên Sô. Công cốc! Chúng tôi còn thấy người Liên Sô cầm sợi dây và dùng con dao cắt đứt sợi dây ám chỉ: Họ và chúng tôi không còn gì liên hệ với nhau. Lúc đó, biển lại sóng gió to lắm. Kiệt lo lắng ra mặt hỏi tôi:

- Họ không vớt mình bây giờ tính sao anh Thắng? Tôi buồn bã trả lời:

- Đành chịu thôi! Coi như mình chưa gặp tàu này.
Cũng may họ không vớt chúng tôi. Nếu không giờ này chúng tôi cũng không

biết cuộc đời mình sẽ như thế nào?

Điểm may thứ hai của chúng tôi trong chuyến vượt biên. Đi đến ngày thứ sáu trong vô định, ghe chúng tôi lạc vào quần đảo Trường Sa gồm những đảo nhỏ của các nước Á Châu như Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Trung Quốc....

Trước khi gặp đảo, em Hiếu trên ghe cầu Trời khấn Phật rằng:

- Lạy Trời Phật cho con đến được hòn đảo nào con chết cũng được, chớ chết trên biển lạnh lắm Trời Phật ơi!

Em Hiếu thì cầu Trời khấn Phật còn tôi và gia đình bác Đạo theo đạo Công Giáo nên chúng tôi lần hạt suốt ngày. Đến tối ngày thứ sáu, ghe chúng tôi đến được đảo Nansa thuộc Đài Loan. Tôi dùng đèn pin đánh tín hiệu S.O.S vào đảo cầu cứu. Tín hiệu này tôi học được khi còn sinh hoạt trong Hướng Đạo.

Tôi đánh rất lâu nhưng không thấy trả lời. Chúng tôi quyết định neo ở đó một đêm đến hôm sau hãy tính. Sáng hôm sau, có một chiếc ghe trên đảo đi ra chỗ

ghe chúng tôi xem sao? Khi họ biết chúng tôi là người vượt biên, họ tiếp tế chúng tôi lương thực nước uống. Nhưng mỗi lần như thế, ghe của họ lại đụng phải ghe chúng tôi làm bể một mảng rất nguy hiểm. Bỗng dưng, sóng gió nổi lên dữ dội trông rất ghê sợ, anh Lộ, anh họ của tôi nhảy xuống bơi vào bờ. Bơi được nửa chừng, anh mệt quá phải ôm cục đá, em Công tài công trẻ nhảy xuống dìu anh Lộ vào bờ. May mắn cho ghe chúng tôi, anh Lộ ngày xưa là đại úy Công Binh có nhiều người lính Hoa nằm dưới quyền nên anh biết nói xi xa xi xô vài câu tiếng Quảng cho người lính Đài Loan hiểu. Người lính Đài Loan vội vàng kêu một vị trung úy bác sĩ ra nói tiếng Anh với anh Lộ. Đúng lúc đó, sóng gió nổi lên dữ dội như cơn giận của biển cả. Thấy chúng tôi nguy hiểm quá, vị Trung Tá chỉ huy đảo ra lệnh cho kéo ghe chúng tôi vào bờ. Các thanh niên nhảy xuống kéo ghe vào bờ. Nhìn đoàn người chúng tôi đói khổ, ốm o, gầy mòn đi vào bờ trông rất thê thảm giống như những thây ma biết đi: mỏi mệt, rách rưới, hôi hám, tả tơi...vì cả tuần lễ không ăn uống được và bị say sóng, ói mửa liên hồi.

Những binh sĩ Đài Loan cấp tốc nấu cho chúng tôi ăn và cung cấp chỗ ngủ tạm thời cho chúng tôi thật chu đáo. Họ nấu phở với thịt bò hộp cho chúng tôi ăn thật ngon lành. Riêng tôi với sức cầu thủ ăn 10 chén. Tối hôm đó, chúng tôi ngủ một giấc thật ngon lành vì không ngủ bập bềnh như trên ghe. Đang đêm, tôi giật mình thức giấc thấy người lính Đài Loan đang canh gác cho chúng tôi ngủ, thấy một tấm chăn đắp cho một người tỵ nạn bị đẩy ra ngoài, người lính đó đi tới đắp lại tấm chăn ngay ngắn cho người tỵ nạn. Hình ảnh cảm động đó đập vào mắt tôi làm tôi không bao giờ quên được trong cuộc đời.

Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy ai cũng đi đứng siêu vẹo vì say đất liền sau một thời gian dài trên ghe. Cháu Tuấn con tôi té mấy chục lần một ngày. Hôm nay, tất cả thanh niên mới thấy bàn chân chúng tôi có rất nhiều gai nhọn đâm vào rất đau. Không biết do binh lính Đài Loan cố tình hay các hòn đá tự nhiên chung quanh đảo có gai nhọn như thế. Chúng tôi phải khều ra cả ngày trời.

Vị Trung Tá Chỉ Huy đảo nói với anh Lộ:

- Đảo chúng tôi rất nhỏ nên không thể chứa chấp quí vị được, nhưng chúng tôi sẽ sửa ghe cho quí vị và hướng dẫn quí vị đi đến một nơi khác.

Anh Lộ trả lời với vị Trung Tá:

- Tôi là một sĩ quan Quân Lực VNCH. Tôi hứa với ông khi nào các ông sửa ghe cho chúng tôi, chúng tôi sẽ rời đảo ngay lập tức.

Những binh sĩ Đài Loan rất tốt, họ đem đến cho chúng tôi rất nhiều thức ăn, đồ hộp chất đầy bàn bi da. Nếu chúng tôi chất đầy lên ghe chắc ghe chìm mất. Chúng tôi để lại rất nhiều và chỉ mang một số cần thiết thôi. Hầu hết đồ hộp viết bằng chữ Tàu nên chúng tôi lấy đại hên xui, chẳng biết chứa gì bên trong. Thành ra khi lên đảo chúng tôi ăn cá hộp cả tháng trời không hết.

Sau khi sửa máy và đóng mui ghe cho chúng tôi, binh lính Đài Loan thật chu đáo: Cho bác sĩ khám bệnh và cho thuốc chúng tôi, tiếp tế thức ăn thật đầy đủ: Vị Trung Tá còn dặn dò chúng tôi thật kỹ lưỡng:

- Chúng tôi khuyên quí vị hãy đi đến Indonesia, đừng đi Palwan vì nơi đó không có người. Khi đi, lúc đầu quí vị phải đi hướng 220 độ để tránh một hòn đảo nguy hiểm. Sau hơn nửa ngày, quí vị đi hướng 90 độ để đến nơi khác.

Đoàn người chúng tôi lại khăn gói quả mướp lên đường đi tiếp. Lúc đó, tâm trạng chúng tôi như đi du lịch vì không sợ bắt bớ và sóng biển cũng khá êm. Ghe chúng tôi đi dọc theo dãy núi Palawan của Phi thật đẹp và hùng vĩ vài ngày. Thỉnh thoảng thấy đàn cá nhảy lên vui đùa đẹp không thể tả. Tâm trạng thoải mái như đi du lịch, chúng tôi ăn uống quá sức thành ra chừng hơn hai ngày đã thấy nước uống bắt đầu cạn nên nghĩ cách ghé đảo lấy nước uống. Nhìn từ xa, tôi tưởng thấy nước chảy như thế chỉ cần tới gần dùng sô hấng nước đổ lên ghe là được. Không ngờ khi đến gần, mới thấy khe nước chảy cuồn cuộn như dòng thác thật đẹp. Trước khi đến nơi, chúng tôi còn bàn bạc nào phải lấy máu thử nước coi có độc không? Nhưng khi vừa đến nơi, các em bé nhảy xuống bơi và uống nước nói: Nước mát và ngon quá trời. Thế là chúng tôi thay toàn bộ nước ngọt trên đảo bằng những giọt nước suối mát ở Palawan.

Sau đó, chúng tôi tiếp tục đi theo dãy Palawan một ngày nữa. Tối hôm đó, thấy một khu sáng trưng với ánh đèn. Anh Ba Giàu nói với tôi:

- Chỗ sáng kia chắc chắn có người. Mình cứ đâm ghe vào nơi đó, chắc họ sẽ cứu mình.

Nhưng tôi do dự nói với anh Ba Giàu:
- Anh Giàu à! Mình neo lại đây một đêm để sáng xem sao?

Anh Ba Giàu nghe lời tôi nên neo ghe lại một đêm. Quả thật, sáng hôm sau chúng tôi không thấy ai cả. Nếu chúng tôi đâm ghe vào tối hôm qua thì thật nguy hiểm.

Đi thêm được hai ngày nữa, chúng tôi gặp một tàu ngoại quốc rất to tên Panama của Hòa Lan, có lẽ họ đang tìm dầu. Họ tiếp tế chúng tôi thêm lương thực, bia, rượu, thuốc lá....rồi chỉ chúng tôi đi về hướng đảo Liminangcong thuộc dãy Palawan thuộc Philippines. Được tiếp tế thêm thức ăn, ghe chúng tôi nấu một nồi gà tây và khui bia rượu ăn mừng đến đảo tự do an toàn. Chưa bao giờ chúng tôi ăn uống nhậu nhẹt ngon lành đến thế. Gà tây chấm muối hay nước mắm cùng bia rượu được khui ra trong tâm trạng vui mừng khiến chúng tôi ăn uống hả hê không thể tả được.

Chúng tôi vừa ăn uống vừa đi theo hướng của vị chỉ huy tàu Panama, chúng tôi gặp được một ghe đánh cá Phi. Người này bảo chúng tôi cho họ ít vàng, họ sẽ hướng dẫn chúng tôi tới đảo. Chúng tôi gom góp vàng trao cho họ và họ dẫn chúng tôi tới đảo Liminangcong cũng thuộc dãy Palawan của Philippines.

Không biết vì chuyện gì, lính Phi không cho chúng tôi lên đảo. Họ bắt chúng tôi phải ở trên ghe có thể họ sợ những bệnh truyền nhiễm hay họ sợ chúng tôi có thể gây nguy hiểm cho họ. Sáng hôm sau, trong lúc đang ngồi trên ghe nấu cơm, cháu Tuấn con trai tôi bị té xuống biển, may quá nhờ một em trên ghe nhảy xuống cứu cháu Tuấn lên. Chúng tôi đứng trên ghe cũng hết hồn!

Trên đảo này, tôi nghe được một chuyện như sau:

- Có bà tỵ nạn Việt Nam chắc đi ghe nhiều ngày và quá đói khát nên khi lên được đảo này, bà bán vàng mua một thùng bánh bích qui. Ăn xong bà bị chết vì bội thực. Thật không ngờ!

Ở đảo Liminangcong được hơn một tháng, chúng tôi được tàu Hải Quân Phi đưa đến đảo Palawan thuộc Philippines. Tại đây, chúng tôi được nhập vào trại với gần 1000 người tỵ nạn.

Tôi tưởng cuộc hành trình vượt biên của chúng tôi quá gian khổ, tôi định sẽ viết về cuộc đi gian nan này khi có dịp. Tuy nhiên, khi đến nơi thấy nhiều cuộc vượt biên nguy hiểm và kham khổ gấp trăm lần mình tôi đành bỏ ý định này.

Có vợ chồng anh chị Út ở gần nhà tôi, một hôm tôi thấy hai vợ chồng cạo trọc đầu. Tôi ngạc nhiên hỏi những người lân cận, được họ kể rằng:

- Hai vợ chồng này đi vượt biên và ghe bị lạc tại quần đảo Trường Sa. Nơi đây theo thủy triều có 2 tuần nước lên và 2 tuần nước xuống. Ghe bị mắc cạn hai ngày, nên anh chị này sợ quá mới lấy gỗ trên ghe đóng thành bè hy vọng mình ở trên bè trôi đi ra biển sẽ được tàu nào thấy và cứu vớt. Đi bè được một ngày không có ai vớt cả và không ngờ chiếc bè lại trôi lại ngay về ghe. Anh chị Út sợ quá trèo lên ghe và may mắn thay, hai tiếng đồng hồ sau nước lớn lên và ghe đi được đến Phi. Hai vợ chồng này vái nên khi đến đảo đã cạo trọc đầu theo lời hứa của anh chị Út.

Em Sơn, cầu thủ đá banh ngày xưa cũng kể rằng:

- Chiếc ghe của em bị nạn và trên ghe 96 người chết hết chỉ còn 8 người còn sống sót khi bơi qua đảo Phi cách đó 8 cây số.

Phái đoàn 8 người vừa tới Phi được phái đoàn Úc nhận liền.

Ở trên đảo Palawan được mấy tháng, chúng tôi được tin có một chiếc ghe có 36 người đi trên biển 36 ngày mới được tàu Phi vớt. Chỉ còn 8 người sống sót: 7 người đàn ông và 1 phụ nữ. 8 người sống sót nhờ người phụ nữ tát nước trên ghe còn 7 người đàn ông nằm chờ chết. Tôi nhìn cánh tay người phụ nữ to gấp 3 lần cánh tay bình thường vì tát nước. Sau khi ở bệnh viện cả tuần, 7 người đàn ông được đưa về trại tỵ nạn, chúng tôi nhìn thật thê thảm: Họ như những con khỉ biết đi, không có thịt chỉ có da và xương. Thật kinh hoàng!

Hầu hết các ghe đến Palawan đều xuất phát từ Nha Trang hay Khánh Hòa hoặc đảo Phú Quí. Họa huẩn lắm mới có ghe từ miền Nam đi lạc như ghe chúng tôi.

Tạ ơn Chúa đã cho ghe chúng tôi đến bến bờ tự do an toàn.

Vấn đề định cư của tôi cũng phức tạp. Phái đoàn Úc đến trại tỵ nạn Palawan trước khi tôi đến khoảng một tuần nên chúng tôi mất cơ hội đi Úc năm đó.

Trong thời gian ở trại tỵ nạn chúng tôi được tin đồng bào tỵ nạn ở đảo Tara bị lính Phi hành hạ đủ điều: Họ bắt đồng bào giăng nắng cả mấy tiếng đồng hồ rồi đánh đập các thanh niên nghi ngờ đánh chết hội đồng một người lính Phi làm chúng tôi rất lo lắng cho các anh em bạn bè tôi ở bên đó. Cũng vì thế, tôi định xin đi bất cứ nước nào để có điều kiện giúp đỡ các em tôi cho bớt khổ.

Ban đầu tôi nghe có phái đoàn Argentina nhận người định cư. Tôi vội vàng lên đăng ký vì hy vọng với khả năng đá banh của mình cũng có thể kiếm được việc làm dễ dàng giống như tôi đã từng làm ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau này phái đoàn này không có nhận người tỵ nạn. Kế đó, tôi được phái đoàn Canada chấp thuận cho định cư tại Canada.

Gia đình tôi lên trại chuyển tiếp Jose Fabella Centre với tâm trạng vui mừng đi định cư ở Canada. Sau khi khám sức khỏe, tôi yên trí chờ đợi ngày đi Canada. Tuy nhiên, chờ đợi cả mấy tháng chẳng thấy tin tức gì cả. Trong lúc đó, tôi đang làm việc trên đài phát thanh Radio Veritas (Chân Lý Á Châu), cha Tài đang coi đài này. Tôi nói với cha Tài:

- Cha cố gắng gặp Phái Đoàn Canada nói giúp con một câu để con đi Canada sớm nghe cha.

Cha Tài trả lời:
- Để cha gặp Phái Đoàn Canada sẽ nói giúp con

Tôi yên trí chờ tin vui từ cha Tài. Ngày hôm sau, cha Tài gặp tôi nói:
- Phái đoàn Canada nói anh bị bệnh phổi nên chưa đi Canada được.

Tôi rất ngạc nhiên khi nghe tin này, tôi vẫn đá banh chạy khỏe như thường lệ sao lại bị phổi. Tôi gặp bác sĩ Thành trong trại xin đi chụp hình phổi. Chụp hình xong, vị bác sĩ người Phi đưa cho tôi một bọc thuốc màu trắng và nói:

- You take this medicines and one year come back here (anh về uống thuốc này và một năm sau trở lại đây)

Tai tôi nghe bùng bùng như không tin vào sự thật. Tôi chới với nói với vị bác sĩ Phi:

- I am Vietnamese refugee. Please give me more medicine or injection for treatment. (Tôi là người tỵ nạn Việt Nam. Làm ơn cho tôi thuốc chích hay thuốc uống thêm để tôi mau khỏi bệnh)

Nghe thế, vị bác sĩ Phi cho toa tôi mua thêm một loại thuốc chích streptomicine và thuốc uống để mau khỏi bệnh.

Mỗi ngày, tôi phải lên văn phòng trại để bác sĩ Các lúc đó làm trưởng trại chích vào mông. Hai mông đều đau hết nên tôi không biết hôm nay bác sĩ sẽ chích vào mông nào. Một hôm đang ngồi đợi chích bỗng bác sĩ Các bảo tôi:

- Anh vào đây chút rồi tôi chích cho anh.
Tôi đang mặc quần đùi để bác sĩ chích cho dễ và lớ ngớ đi theo bác sĩ vào

phòng họp các ban ngành. Bất ngờ bác sĩ Các nói:

- Tất cả quí vị trong đây có đồng ý bầu anh Thắng làm trưởng ban trật tự không?

Tất cả đồng bào trong buổi họp đều vỗ tay đồng ý bầu tôi làm trưởng ban trật tự làm tôi thật khó xử và chới với trước sự bắt cóc bỏ dĩa của bác sĩ Các. Tôi không thể từ chối được dẫu biết rằng nhiệm vụ này không đơn giản và dễ đụng chạm với các băng đảng trong trại.

Trước đó, tôi đã biết chuyện em Đính chém Châu Danny gần rụng cánh tay trái nếu không có đồng hồ đeo tay chắc cánh tay đã lìa xa làm tôi lo lắng rất nhiều. Tôi thật sự băn khoăn vì không biết mình có làm được không? Nhiệm vụ này thường được giao cho các sĩ quan ngày xưa chớ không phải tôi. Nhưng nếu tôi không làm trại càng mất an ninh trật tự hơn. Cuối cùng tôi phải nhận lời làm trưởng ban trật tự trong trại một thời gian.

Khi bác sĩ Các trại trưởng được đi định cư, đồng bào lại chọn tôi lên làm trưởng trại Jose Fabella Centre. Tôi do dự rất nhiều và cha Phát cũng nói với tôi:

- Đồng bào có bầu cậu làm trưởng trại, cậu đừng làm nhé vì cậu làm không nổi đâu.

Tôi định không làm nhưng khi tôi thấy người cảnh sát Phi dùng roi quất trẻ em đang chơi trong nhà bát giác mà lòng đau quặn lại. Tôi phải làm nếu không đồng bào tôi sẽ khổ nhiều vì những người lính Phi này. Khi tôi làm trưởng trại thì người lính Phi này không được đụng đến đồng bào tôi. Mọi chuyện an ninh trong trại do chúng tôi tự giải quyết. Trường hợp bất đắc dĩ tôi mới nhờ bộ Xã Hội Phi can thiệp. Lúc đó, mới cần đên sự can thiệp của cảnh sát Phi.

Sống trong trại tỵ nạn ai cũng quan niệm định cư ở Mỹ là số một, kế đến là Canada rồi mới đến các nước khác. Chú Đĩnh vai chú tuy bằng tuổi tôi đã viết thơ nhắc nhở chúng tôi như sau:

- Bằng mọi cách cháu phải đi Mỹ vì đời sống công nhân ở Mỹ là ước mơ của giới trung lưu bên Âu Châu.

Không biết chú thu nhập tin tức từ đâu mà nói như vậy. Không ai biết đời sống Úc như thế nào. Chỉ biết mang máng ít dân số lắm. Tha hồ làm về Nông Nghiệp. Chúng tôi chỉ nhận được những lá thơ than phiền ở Mỹ như bị sponsor lủng hay ở Canada lạnh quá. Chúng tôi chưa nhận được lá thơ nào than phiền từ Úc nên không biết đời sống Úc như thế nào?

Trong thời gian chích thuốc trị bệnh phổi như thế, tôi được tin hai người em tôi tên Lợi và Mỹ ở đảo Tara đã quyết định đi Mỹ nên sẽ phải di chuyển đến trại tỵ nạn Bataan học tiếng Anh trước khi định cư Mỹ. Trước tình thế đó, tôi phải làm đơn xin Phái Đoàn Canada từ chối tôi để tôi có thể định cư ở Mỹ cùng với các em ruột tôi. Tuy nhiên, phái đoàn Mỹ từ chối trường hợp của tôi với ý rằng: Tôi đã được Canada nhận rồi. Thật ra, ông Joe Langlois nghe nói là trung tá CIA ngày xưa có vợ người Việt Nam chịu trách nhiệm nhận người tỵ nạn lúc đó ăn hối lộ mà tôi không biết. Bà vợ ông ta hay gặp tôi mớm rằng:

- Trường hợp định cư của anh, anh tính sao? Tôi ngây ngô trả lời:

- Tôi cũng đâu biết đâu.

Ý bà ta là nếu tôi có mấy ngàn đô chắc sẽ được đi Mỹ nhưng tôi không hiểu. Nếu tôi có hiểu cũng lấy tiền đâu mấy ngàn đô lúc bấy giờ. Thành ra phái

đoàn Mỹ từ chối trường hợp của tôi. Sau này, tôi có gặp Phạm Cao Tùng làm phó trại Palawan khi tôi đi định cư ở bên Úc có kể trường hợp ăn tiền của bà vợ Joe Langlois như sau:

- Có một gia đình có 4 người con phải đi định cư tại Nhật nhưng bà vợ Joe Langlois nói rằng nếu đưa cho bà ta 20,000 (hai mươi ngàn) đô sẽ được đi Mỹ. Trong khi bàn luận, vợ chồng kia đã thâu băng cassette (tape recorder) cuộc nói chuyện. Sau đó, sao làm nhiều bản và gửi đến các nơi và cả Tòa Đại Sứ Mỹ tại Phi. Thế là Joe Langlois bay chức dù chưa có người thay thế.

Nghe Phạm Cao Tùng nói xong tôi mới vỡ lẽ ra hèn chi bà vợ Joe Langlois thường kêu tôi ra hỏi nhỏ về trường hợp của tôi.

Bị đá qua đá lại như trái banh, bà Cao Ủy Tỵ Nạn thương cho hoàn cảnh của tôi nên bà hỏi:

- Anh có muốn đi Úc không? Tôi trả lời:

- Tôi có đầu và hai tay để làm việc. Nước nào tự do tôi cũng đi được.

Nhờ sự can thiệp của bà Cao Ủy, vài tuần sau tôi được ông Keith Owen phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, bác sĩ Hiền làm thông dịch viên cho tôi. Ông Keith Owen hỏi vài câu thông thường. Tôi trả lời và mang cả bằng Kỹ Sư Nông Lâm Súc tôi tốt nghiệp năm1974 ra cho ông Keith Owen. Sau khi coi bằng cấp của tôi ông Keith Owen ngạc nhiên hỏi tôi:

- Nghe nói back round (quá khứ) của anh xấu lắm.

Tôi thật sự bất ngờ trước câu hỏi này của ông. Người Việt mình có tật hay nói xấu người khác để lấy điểm cho mình. Tôi cũng bị nhiều người Việt khác nói xấu về quá khứ của tôi dù họ chẳng biết gì về tôi.

Vài tuần sau, tôi được đi định cư tại Úc.

Năm 1986, tôi có dịp qua Mỹ thăm chú Đĩnh người đã khuyên tôi nên đi Mỹ đã hỏi tôi:

- Thế cháu đi vacation được mấy tuần? Tôi trả lời tỉnh bơ:

- Cháu đi được có 5 tuần à chú. Chú Đĩnh ngạc nhiên trả lời:

- Năm tuần! Chú làm ở Mỹ hơn 10 năm mà mỗi năm chỉ được có 2 tuần à.

Tôi hơi ngạc nhiên và nói tiếp:
- Nếu năm tới cháu đi sẽ được 10 tuần.

Tôi nói như thế vì lúc đó tôi đang làm bưu điện nên mỗi năm tôi được 5 tuần holiday. Nếu làm 10 năm chúng tôi được Long Service 3 tháng holiday.

Trong chuyện định cư ở nước thứ ba tôi cảm nghiệm: Lúc đầu không được định cư ở Canada tôi rất oán trách Chúa sao để đời tôi khổ quá. Nhưng tôi đâu có biết Chúa đã thương và sắp xếp cho tôi được định cư ở Úc, sướng hơn nhiều. Xin lỗi Chúa tha thứ cho con vì con đã nghĩ sai lầm về Chúa.

Chuyện tình cảm của tôi cũng có bàn tay kỳ diệu của Chúa nhúng vào.

Năm 1991 khi tôi chia tay cùng người vợ trước, đời sống tôi lúc đó giống như xuống đáy vực thẳm vì tôi ngu si không chia nợ nần sòng phẳng với người vợ cũ. Đến lúc chia tay xong, bao nhiêu nợ nần chồng chất lên đầu tôi nhất là tiền bột từ hãng Manildra và tiền hụi hè của bạn bè. Tôi cố gắng cắm cúi làm bánh mì để trang trải những món nợ đó. Mẹ tôi buồn lắm khóc lóc và đọc kinh suốt ngày cho trường hợp của tôi. Các em cũng thương cho hoàn cảnh của tôi nên đã giới thiệu em Hoa là bạn của em Dung và em Vân, em ruột tôi ở Việt Nam. Các em đều nói rằng em Hoa con nhà nghèo lại ở trong một ca đoàn trong Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Chúa Cứu Thế) nên tôi rất mừng. Tôi về Việt Nam làm thủ tục giấy tờ bảo lãnh em Hoa sang Úc.

Sau 3 năm tốn khá nhiều tiền bạc và công sức bảo lãnh em Hoa sang Úc, tôi tưởng cuộc đời tôi sẽ được an phận kể từ đây. Không ngờ vừa đặt chân đến Úc, em Hoa bảo rằng chuyện vợ chồng từ từ tính vì mình chưa tìm hiểu kỹ. Tôi tá hỏa tam tinh như bị té từ từng thứ mười xuống đất. Hóa ra sau 3 năm

giúp đỡ tiền bạc, tốn biết bao công sức để được em Hoa trả lời như thế. Có lẽ em Hoa tưởng rằng đất Úc này phụ nữ rất hiếm nên em có thể lấy bác sĩ, kỹ sư dễ dàng. Người già và có lò bánh mì như tôi không xứng đáng với em Hoa. Cha Thịnh gặp tôi chọc quê:

- Chú mày chỉ có làm ơn, làm phước cho người ta thôi.

Lúc đó, tôi thật sự oán trách Chúa sao để con khổ như vậy. Con đâu có làm gì nên tội đâu. Tôi đâu hiểu rằng Chúa đã thương tôi nên đã cản không cho tôi lấy em Hoa. Giả sử như tôi lấy em Hoa chắc cuộc đời tôi sẽ khổ hơn nhiều vì tính lươn lẹo của em Hoa.

Vài năm sau tôi có quen em Lê Minh Phương trên mạng tại Huế. Em này trẻ đẹp và cũng nhiều tính toán. Tôi cũng về Việt Nam làm giấy tờ bảo lãnh em Minh Phương qua Úc với diện hôn thê. Giấy tờ tôi làm tương đối đầy đủ để nộp cho Bộ Di Trú Úc tại Việt Nam. Trước mặt tôi là hai người muốn nộp hồ sơ cho tôi. Sử cũng làm về di trú tại Úc, bạn thân của tôi và Phương Trâm có người quen làm trong Sở Di Trú Úc tại Việt Nam. Tôi băn khoăn không biết giao cho ai. Cuối cùng tôi đưa cho Phương Trâm vì nghĩ rằng có người quen trong Di Trú sẽ làm giấy tờ nhanh hơn. Nộp xong, tôi bay về Úc chờ 6 tháng chẳng thấy động đậy gì cả. Tôi bay về Việt Nam tìm hiểu xem sao. Sự thật cho tôi biết rằng bạn của Phương Trâm lấy tiền và không nộp hồ sơ cho tôi. Tôi vô cùng giận dữ bay về Úc làm lại giấy tờ bảo lãnh và chính tôi mang nộp cho Bộ Di Trú ở Việt Nam. Tôi an tâm chờ Bộ Di Trú kêu em Minh Phương lên phỏng vấn. Không ngờ Minh Phương phỏng vấn rớt vì người của Bộ Di Trú cũng lem nhem ăn hối lộ ở Việt Nam lúc đó. Sau này Sử cho chúng tôi biết Bộ Di Trú tại Úc đã thanh tra và sa thải hầu như toàn bộ nhân viên Di Trú tại Việt Nam do ăn hối lộ. Có dịp tôi ra Huế một cách âm thầm để dò la về trường hợp của em Minh Phương. Tôi có gặp người bạn tên Xương chủ nhà hàng Ngọc Anh là bạn đánh tennis với tôi. Xương nói thật cho tôi biết, em Minh Phương và một cô gái nữa gây lộn tại nhà hàng của Xương vì một thanh niên. Tôi rất buồn và thất vọng về Minh Phương và nghĩ rằng em chỉ coi tôi như chiếc cầu qua bên Úc thôi, sau đó cũng bỏ tôi như em Hoa. Nghĩ như thế nên tôi về Úc rút đơn khiếu nại lên MRT về trường hợp em Minh Phương bị từ chối. Cũng vì rút đơn khiếu nại này mà sau này tôi mới có thể bảo lãnh Đan Phương qua Úc.

Tôi quen Đan Phương cũng tình cờ do một người anh lớn tuổi tên Minh là bạn của cậu tôi đánh tennis ở Hà Nội. Anh Minh qua Úc du lịch thăm con gái tên Hương du học ở Úc. Anh Minh không quen ai nên ở nhà gần 2 tháng. Cuối cùng anh liên lạc được với tôi. Tôi đến chở anh đi đánh tennis ở Marconi Club và Smithfield nhiều lần. Sau khi chở anh vài lần, anh Minh hỏi thăm hoàn cảnh gia đình của tôi. Anh có ý muốn giới thiệu Bác Sĩ Đan Phương Đông Y Sĩ cho tôi. Tôi ỡm ờ cho qua chuyện vì nghĩ bác sĩ Đông Y sao lại lấy mình. Anh Minh có đưa điện thoại cho tôi nói chuyện với Đan Phương một lần. Tưởng rằng chuyện như thế chấm dứt. Không ngờ sau này tôi ra Bắc tham dự ngày bốc mộ của Bác Đức anh ruột của mẹ tôi. Anh Minh muốn dẫn tôi đi giới thiệu với Đan Phương. Anh hỏi Đan Phương:

- Anh có người em trai muốn giới thiệu cho em, không biết mấy giờ em mới làm xong?

Đan Phương trả lời:
- Chừng 7 giờ tối em mới làm xong. Bây giờ còn 2 người nữa.

Đến gần 7 giờ tối anh Minh điện thoại lại, Đan Phương cũng nói còn hai người nữa. Nghĩa là cứ hai người này về thì hai người khác tới. Cuối cùng, anh Minh chở tôi đến gặp Đan Phương khoảng 8 giờ tối. Anh Minh chở tôi và Đan Phương vào quán ăn nhưng anh Minh và tôi không ăn chỉ uống sinh tố thôi, còn Đan Phương gọi món ăn mì Ý. Ăn xong Đan Phương không chịu cho tôi trả tiền. Tôi cũng ngượng ngùng không biết làm sao cả. Ăn uống vui vẻ xong, Đan Phương hẹn tôi chiều mai đến phòng mạch để Đan Phương khám bệnh cho. Tôi cũng ầm ừ cho qua chuyện.

Chiều mai tôi đến phòng mạch Đan Phương, tôi thật sự ngạc nhiên khi mới bước vào phòng thấy khách ngồi đông quá. Đan Phương vừa gặp tôi đã cười vui vẻ và nói với khách:

- Xin lỗi các bác nghe. Anh ngồi đây để em khám bệnh cho anh. Đan Phương sau khi đo huyết áp và bắt mạch cho tôi đã nói:

- Anh bị 9 thứ bệnh, cao huyết áp, mỡ trong máu, chớm tiểu đường, gút, viêm đại tràng, loét hoành tá tràng...

Tôi tá hỏa tam tinh như từ trên trời rơi xuống, sao tôi lại bị nhiều bệnh thế! Trước đây, tôi đâu có tin vào sự bắt mạch của Đông Y vì nghĩ rằng nắm tay như thế sao biết được gì?

Chiều hôm đó, Đan Phương bảo cháu Ngân: - Ngân ơi! Tìm cho cô cái áo thật đẹp.

Ngân trả lời:
- Áo đẹp là áo nào vậy cô?

Đan Phương nói:
- Cái nào đẹp thì lấy. Dắt xe ra cho cô.

Bé Ngân nói:
- Choáng quá cô ơi!

Đan Phương nói tiếp:
- Lau cái xe cho cô.

Tối hôm đó, Đan Phương chở tôi đi ăn uống ở Hồ Tây thật vui vẻ. Chúng tôi có một buổi tối thật tình tứ và lãng mạn.

Hôm sau, Đan Phương dẫn tôi đi thử máu. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy mỡ trong máu 8,5 và lượng acid trong máu cao như Đan Phương chẩn đoán. Lúc đó, tôi mới cảm nhận được sự kỳ diệu của chẩn mạch của Đông Y. Đan Phương bắt tôi ăn kiêng và uống thuốc bắc trong 10 ngày rồi đi thử máu lại. Kết quả thử máu cho thấy mỡ trong máu chỉ còn 5,6. Tôi thật sự ngạc nhiên thầm nghĩ, nếu tôi uống thuốc tây chắc phải mất lâu lắm mỡ trong máu mới hạ xuống như vậy.

Sau đó, Đan Phương có dịp vào Sài Gòn tham dự hội nghị về Đông Y và chúng tôi có dịp đi lên Đà Lạt chơi vài ngày thật vui vẻ. Thật nực cười, ai cũng tưởng Đan Phương là Việt Kiều chớ không phải tôi, có lẽ tướng tôi cù lần quá.

Qua chuyện tình cảm tan vỡ tôi cảm nghiệm được bàn tay của Chúa sắp xếp cho tôi thật kỳ diệu. Nếu tôi còn sống với người vợ cũ chắc chắn tôi không thể

mang sáu người em và một người cháu qua bên Úc được. Giả như em Hoa và em Minh Phương chịu lấy tôi, chắc đời tôi sẽ phải khốn đốn vì tính tình không thành thật và những toan tính của những em đó. Chỉ cần nếu hôm đó tôi để cho Sử nộp hồ sơ, cuộc đời tôi thay đổi.

Chỉ cần một chút đổi thay, cuộc đời sẽ thay đổi. Những việc Chúa làm trí óc non nớt của tôi không thể nào suy đoán nổi. Xin lỗi Chúa vì những nghi ngờ tình thương bao la của Chúa đối với con. Tôi cảm nhận được rằng Chúa như người mẹ hiền, dọn sẵn và dẫn tôi đến một bữa tiệc linh đình nhưng tôi như trẻ nhỏ cứ muốn ăn cái bánh hay cái kẹo trước đó và Chúa đã không cho tôi ăn. Tôi như em bé trách hờn Chúa.

Cuộc đời có những đau khổ đến với mình, lúc đầu mình oán trách Chúa nhưng sau này nghĩ lại phải cám ơn Chúa vì đó là những kinh nghiệm mình phải học để cuộc đời tiến triển hơn.

Con xin cảm tạ Chúa trong mọi lúc vì bàn tay Chúa sắp xếp thật kỳ diệu trong cuộc đời con mà trí khôn non nớt của con không thể hiểu và suy đoán được. Cảm tạ Chúa!

Đặng Thắng

Read More
Thao Dang Thao Dang

XÓM TÔI

Gia đình tôi di cư vào miền Nam năm 1954 và sống tại hẻm 399 đường Lý Thái Tổ quận 10. Tuổi thơ tôi lớn lên ở đây với nhiều trò chơi của tuổi thơ thời bấy giờ. Tôi thuộc loại nghịch ngợm nhất trong xóm với các trò chơi như bắn bi, đánh khăng, tạt loong, đánh đáo, bật tường, đá cầu, đá banh....

Năm tôi 12 tuổi, đang chơi ném banh với thằng Hào con ông Cả Cúc, trái banh rơi trên lan can. Thằng Hào kiệu tôi lên lấy trái banh không ngờ bị ngã xuống đất tôi chống tay làm gãy tay máu me chảy ra lênh láng. Mẹ tôi thấy thế vội vàng gọi xe xích lô máy chở tôi đến nhà ông Trương Quốc Cường chuyên trị gãy xương ở quận 5. Tới nơi, một người ôm tôi còn hai người kéo tay tôi dang ra rồi cho hai que gỗ kẹp vào bó thuốc cho tôi về. Tôi đau quá la lên oái oái. Chiếc xích lô máy đưa tôi về nhà, mẹ tôi than thở:

- Tay bị gãy như thế làm sao học hành được.
Được vài ngày, ba tôi có ông chú Lạp làm y tá trưởng ở bệnh viện Chợ Rẫy không đồng ý với cách bó xương của người Tàu nên kêu ba tôi mang tôi vô bệnh viện Chợ Rẫy để người ta bó tay tôi theo Tây Y. Thế là tôi phải vào nằm bệnh viện Chợ Rẫy để bác sĩ mổ và băng bột tay tôi theo kiểu Tây Y. Sau đó tôi phải ở lại bệnh viện cả tháng trời để coi xem băng bột có bị ảnh hưởng gì không?
Mối thù truyền kiếp giữa xóm tôi với xóm Chuồng Bò ở Ngã Bảy đã có từ thời xa xưa. Tôi đã chứng kiến đàn anh trong xóm như Thái, Thuận, Thượng, Quyền, Chính Mập.... đánh nhau với xóm Chuồng Bò. Có lần anh Thượng chạy ra quán phở của ông Kính ở đầu ngõ, giựt con dao đang thái thịt của ông Kính rượt đám thanh niên Chuồng Bò khiến cả xóm một phen xanh máu mặt. Chuyện thường xảy ra ở xóm tôi như sau:

- Các thanh niên ở xóm Chuồng Bò không dám giật giây chuyền ở xóm mình nên xuống xóm tôi giật giây

chuyền của các bà các cô. Giật xong chạy vô xóm tôi bị du đãng của xóm tôi chặn lại. Lấy sợi giây chuyền mà thanh niên kia vừa giật tức là ăn chặn. Thế là thanh niên kia tức quá về xóm Chuồng Bò kêu du đãng xóm xuống chém nhau với xóm chúng tôi. Thế là cả xóm lại một phen náo động. Nhà cửa đều đóng kín mít sợ tai bay vạ gió.

Chưa hết, xóm tôi còn đánh bài nhiều loại như chơi cắt tê, bài cào, bài bủ, ngầu, xập xám....
Tôi còn nhớ có ông Tám già một tay xếp bài giỏi ghê gớm. Tết năm đó cũng lâu lắm rồi, một ông ở xóm trong xách cặp táp tiền đi mừng tuổi. Ra xóm tôi chơi bài cào. Ông Tám già xếp bài và nói chỉ có 10 tụ thôi nghe. Sau khi ông xếp bài và kinh thì ông kia chia bài. Kết quả là hai tụ bù, tức là ông kia bán cái cũng bù mà lấy cái cũng bù. Tôi vô cùng ngạc nhiên cho sự xếp bài quá hay của ông Tám già. Ông kia làm cái hai lần bị bù cả hai, rút hết tiền trong cặp táp ra chung rồi đi về nhà luôn không còn đi tết thân nhân nữa. Rồi khi tôi chơi đánh bài bủ với ông Tám già. Lúc nào ông ấy cũng bủ xì. Tôi luôn luôn thua. Tức là ông Tám rút đít rất hay. Ông luôn luôn để đôi xì ở đít rồi chia bài rút đít mà tôi không biết. Sau này có dịp tâm sự với ông Tám. Ông cho tôi biết ông ấy đã tốn hai chục ngàn thời bấy giờ để học môn xếp bài này.

Có một lần tôi, thằng Thơm và thằng Trường đi coi hát ở rạp Long Vân ở Ngã Bảy. Trên đường về đi tới ngã tư Sư Vạn Hạnh và Lý Thái Tổ một thằng trong xóm Chuồng Bò đang gánh nước cầm cái đòn gánh hỏi tụi tôi:

- Ba thằng bay ở trong xóm Bắc Hà phải không? Chúng tôi đang hoang mang lo sợ, bỗng nhiên thằng Thơm nói:

- Mày muốn cái gì chờ tao chút xíu.
Thằng Thơm bỏ dép ra cho đôi dép vào tay như sắp sửa đánh lộn rồi bất ngờ cầm dép ù té chạy. Tôi và thằng Trường thấy thế vội vàng chạy theo. Trước đòn tẩu mã bất ngờ như thế thằng trong xóm Chuồng Bò rượt theo không kịp. Chúng tôi buồn cười và thoát nạn một cách tài tình.

Sống trong một xóm với nhiều tệ nạn như thế tưởng đâu chúng tôi cũng hư như lớp đàn anh. Cũng may chúng tôi lớn lên có những đam mê khác như đánh khăng, đánh đáo, đánh cù, bật tường, bắn bi, tạt loong và nhất là đá banh.
Về Đánh Khăng: Chúng tôi thường đào lỗ đánh khăng, có lần chúng tôi táng cái khăng con trúng vào gia đình ông bị cùi đang đứng mặc cả xe xích lô để đi ăn xin. Trong xóm tôi có một xóm gọi là xóm cùi. Những người bị bệnh phong cùi ở trong xóm này. Ông cùi bị khăng con văng trúng tức quá rượt chúng tôi, làm chúng tôi bỏ chạy một phen khiếp vía đến buổi chiều mới dám về nhà.
Chúng tôi thường đi học buổi sáng, buổi chiều về chúng tôi rảnh rỗi tha hồ chơi bắn bi, đánh đáo, bật tường, đá cầu... Môn nào tôi cũng chơi thuộc loại khá nên thường mang chiến lợi phẩm về. Tôi thường thắng trong các cuộc chơi bắn bi, đập tường.....
Trong các môn chơi tuổi trẻ, chúng tôi vẫn thích nhất là môn đá banh. Xóm tôi gồm có tôi, thằng Trường con bà Chỉnh, thằng Tư Kềnh con bà Năm bán chuối, thằng Chương Còm con bà Vọng chụp gôn, thằng Đức bẹc con ông Cả Cúc, thằng Qui con ông Hỉ, thằng Chín.....
Mỗi buổi trưa, sau khi bán hàng cho mẹ tôi về ăn cơm, mẹ tôi sẽ ra coi hàng cho tôi. Tôi sẽ dấu vài đồng trong cặp quần, để rồi sau đó dùng tiền này dẫn các bạn bè trong xóm đi mua một trái banh đỏ bằng cao su. Thời đó, bố mẹ nào cũng không muốn cho con đi đá banh nên chúng tôi phải lập ra ký hiệu. Hễ chúng tôi kêu bánh đa, bánh đa.... Là anh em trong xóm phải biết đó là ký hiệu kêu đi đá banh. Mẹ tôi chắc cũng biết tôi dấu tiền mua trái banh nhưng bà cụ thấy cũng chẳng có tệ hại gì mấy nên coi như không thấy để chúng tôi vui chơi trong thời niên thiếu.
Có một lần chúng tôi thi đấu với tụi trẻ con trong xóm Trần Văn Huỳnh, chúng tôi bị thua 0/3. Thằng Sơn trong xóm Trần Văn Huỳnh nói:

- Tụi bay về học ba năm nữa hãy đá với tụi tao. Tôi buồn lắm dẫn đội banh đi về với nỗi buồn vời vợi.

Thế là chúng tôi quyết tâm ngày nào cũng đi đá banh để có thể khá hơn. Thật sự chúng tôi cũng không biết phải tập luyện như thế nào vì không có huấn luyện viên. Chỉ biết đi đá banh mỗi ngày trên sân trống đối diện trường Đồng Tiến. Sân này có nhiều đá ong nên cũng khó khăn khi chạy vì đau chân lắm. Đội nào tới đây đá với đội chúng tôi đều thua hết vì họ chạy không được. Chúng tôi chạy quen rồi nên không cảm thấy gì thành ra chúng tôi thắng dễ dàng.

Có những lần đang đá banh trời mưa to quá, chúng tôi vẫn đá tiếp tục, sau đó lại phải mang quần ra nhà thờ bỏ hoang ở gần đó, chúng tôi cởi quần ra đập vào tường cho khô trước khi về nhà. Có lần tôi chạy nhanh quá nên bị té xước hết chân và trầy cả mặt, tôi sợ quá phải né không gặp ba tôi vì sợ bị đòn. Tuy thế, chúng tôi vẫn đi đá banh mỗi ngày hy vọng sẽ đá khá hơn.

Tập được 6 tháng, chúng tôi rủ tụi xóm Trần Văn Huỳnh đá lại. Kết quả là huề nhau 3/3. Chúng tôi mừng lắm và nói với chúng nó, khỏi cần ba năm chỉ cần 6 tháng tụi tao đã đá huề tụi mày.

Một đêm, tôi ngồi chia bài cho các ông bà trong xóm đánh chắn trong đó có ba tôi, sáng ra được hơn 200 thời bấy giờ. Tôi dùng tất cả số tiền đó đi mua trái banh da. Cả xóm chúng tôi mừng lắm vì chưa bao giờ được đá banh da. Chúng tôi nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa trái banh. Ba tôi thấy thế buồn lắm nhưng không làm gì được vì đó là sở thích của tôi. Thế là chúng tôi tha hồ tập dượt, nâng banh, đội đầu, đá nhè nhẹ, chơi bốn hai. Tức là hai người bị bắt và 4 người ở ngoài chuyền banh cho nhau. Hễ ai chuyền banh để người khác đụng phải banh thì phải vào bị bắt.

Có lần mẹ tôi mới đi chợ Da Bà Bầu về đang đội thúng trái cây bất ngờ bị trái banh chúng tôi đá trúng làm đổ hết cả trái cây. Thế là chúng tôi lại bỏ chạy mất dạng cho đến mấy tiếng sau mới về.

Tệ hại hơn nữa, có lần bà Đồng tôi đội rổ trứng từ chợ Da Bà Bầu về, chúng tôi đá banh trúng bà làm bà té xuống bể rất nhiều trứng, chúng tôi lại một phen trốn cho đến đêm mới về.

Một buổi trưa, chúng tôi đá banh làm ồn ào xóm. Bác Ba Đáng la tụi tôi:

- Các cháu đá banh làm ồn ào không cho ai nghỉ ngơi gì cả.

Tôi chạy lại nói nhỏ với Bác Ba Đáng.
- Bác Ba ơi tuy tụi nó chơi đá banh hơi ồn ào nhưng còn

đỡ hơn để tụi nó chơi đánh bài không ồn ào nhưng hư

người đi.
Bác Ba Đáng nghe tôi nói cũng có lý nên không la tụi tôi nữa.
Tôi cũng đã đọc chuyện Bồn Lừa của Duyên anh và rất say mê tác phẩm này. Tôi cũng muốn xóm tôi trở thành như thế vì tôi cũng có Chương Còm con ông Vọng chụp gôn rất hay lại học nhu đạo giỏi nữa nên nó chụp trái banh xong lộn một vòng là chuyện bình thường. Tôi cũng có Tư Kềnh con bà Năm bán chuối thay cho Tư Chăn Vịt của Duyên Anh. Còn tôi thay thế Bồn Lừa của Duyên Anh vì tôi lừa banh cũng rất hay. Tôi giữ banh trong chân ít có ai giành lại banh được. Sau này tôi có dịp đá banh cho đội Sài Gòn 1 của anh Thành Được chung với Võ Thành Sơn. Lần đó, Hùng tay cong hay Thi tay quẹo kêu tôi đi đá chầu cho đội Cải Lương Sài Gòn 1 của Thành Được. Tôi được xếp đá chung trung phong với Võ Thành Sơn vì lúc đó Sơn cặp với Phượng Liên của đoàn Cải Lương Sài Gòn 1. Tôi đá trung phong lừa qua hết các trung vệ rồi tạt banh lên cho Sơn. Một mình Sơn chặn banh nhìn thủ môn rồi sửa vô góc thắng hai trái. Tôi nhớ trận banh đó anh Hai Thành Được cho tôi 70 đồng lúc bấy giờ cao bằng hai tháng lương của công nhân. Thấy tôi đá trận đó hay quá, anh Sơn chở Phượng Liên đến xóm tôi kiếm tôi. Anh Sơn thì ít người biết đến nhưng Phượng Liên vừa vào xóm, các bà các cô trong xóm tôi ùa ra xem mặt Phượng Liên nghệ sĩ của đoàn Cải Lương Sài Gòn 1. Anh Sơn gặp tôi và muốn tôi trở về đá cho đội Xi Măng Hà Tiên do Quang Kim Phụng làm huấn luyện viên. Tôi có đi tập vài lần nhưng thấy tập mệt quá và tôi cũng đang có ý định vượt biên nên tôi không nhận lời mời của anh Sơn.

Thật ra tôi và anh Hai Thành Được đã biết nhau từ xưa khi tôi còn đá cho đội Tổng Hành Dinh Tây Sơn. Lúc đó, anh Dương dẫn tôi vào đá cho đội Tổng Hành Dinh, trung úy Nghĩa làm giấy tờ cho tôi vào đá dù tôi không phải là lính. Lúc đầu trung tá Tài coi đội này, sau này giao cho thiếu tá Lê Trung Cang. Đội Nghệ Sĩ và đội Tổng Hành Dinh tập dượt đều đặn trên sân quân đội. Tôi còn nhớ thành phần đội Nghệ Sĩ gồm có: Hùng Cường đá góc mặt, Thành Được đá góc trái, Bảo Quốc đá trung phong, trong đội Nghệ Sĩ có Phương Thanh đá tiền vệ là đá hay nhất. Chụp gôn có Nhật Trường và Hoàng Long. Còn Quang Kim Phụng là Huấn Luyện Viên cho đội Nghệ Sĩ. Tôi thường đá chầu cho đội Nghệ Sĩ với vai trò hậu vệ phải thành ra rất thân với anh Hai Thành Được. Khi anh Thành Được đến Sydney lần đầu tiên sinh hoạt văn nghệ mấy ngày. Lúc đó tôi đang làm bánh mì nên cũng rất lu bu. Đến ngày cuối cùng dạ vũ chia tay tôi mới có dịp đến tham dự. Vừa gặp anh Hai Thành Được ở ngoài cửa bán vé tôi la lên:

- Anh Hai!
Anh Hai Thành Được quay lại thấy tôi ngạc nhiên nói:

- Trời đất ơi! Thắng! Anh kiếm em ở bên Mỹ quá trời. Không ngờ em lại ở đây.

Tôi nói đùa:
- Tưởng anh Hai quên em rồi chớ?

Anh Hai trả lời:
- Sao anh quên em được. Vô đây vô đây.

Tôi nói chơi:
- Em có phải mua vé không anh Hai

Anh Thành Được trả lời:
- Không cần, không cần....

Anh Hai Thành Được dẫn tôi vô ngồi với bàn gồm các ca sĩ Sydney lúc bấy giờ nhưng tôi không nhớ vì tôi đang làm bánh mì rất bận rộn.
Sau này tôi qua Mỹ có ghé nhà hàng Thành Được ở St Jose ăn uống một bữa thật vui vẻ.

Xóm chúng tôi sau này tiến bộ hơn, chúng tôi có xe đạp nên thường chở 3 xuống sân Điện Phú Thọ để dượt banh. Trong

dịp này chúng tôi gặp đội banh xứ An Lạc do một ông thầy tu dẫn đi đá banh. Trong đội banh xứ An Lạc này có Sơn thủ môn, Thái, Thạch, Hòe, Nhu, đặc biệt là Tâm Từ tức Đỗ Quốc Thành, một đàn em đá trong đội Tổng Hành Dinh với tôi trước kia. Sau này cũng đá trong đội tuyển sinh viên Đại Học Minh Đức với tôi. Chúng tôi đá với nhau nhiều lần nên quen biết và chúng tôi cùng nhau lập thành đội Bắc An gồm hai xứ đạo Bắc Hà và An Lạc. Thế rồi chúng tôi được đội Công Đoàn Dệt Bảy Hiền do ông Ngô Bốn làm trưởng đội mời chúng tôi đá Tứ Hùng. Đội banh chúng tôi mừng lắm vì lần đầu tiên được ra sân lớn thi đấu.

Nhớ lại hôm đó tôi lo lắng ra mặt vì sắp đến giờ thi đấu mà thằng Chương Còm chụp gôn chính không có, rồi đến thằng Sơn chụp gôn phụ ớ xứ An Lạc cũng vắng mặt. Tôi dẫn theo em Thanh chuyên chụp banh nhựa ở xóm trên theo để học hỏi không ngờ thiếu người quá phải mang em Thanh vô chụp chính luôn. Cả đội banh gom lại chỉ có 8 người, tôi phải kêu ông Bầu Chanh vô cho đủ 9 người đá nếu không sẽ bị loại. Chúng tôi không biết sắp xếp làm sao vì chỉ có 9 người thế là tôi nói 5 người đá thủ ở dưới, tôi đá trung phong giữa, Thành đá góc trái và Trường đá góc mặt. Tôi họp cả đội bóng lại và nói chúng ta cùng nhau đọc kinh Ăn Năn Tội đi vì hôm nay sẽ thất bại nặng nề nhưng không lẽ mình đi đến đây rồi không đá. Trong khi đội Công Đoàn Dệt Bảy Hiền rất giầu nên có mướn thêm Uyên đá cho Nhảy Dù, Trí đá cho Hải Xưởng .....

Vừa vào trận đấu đội Công Đoàn Dệt Bảy Hiến tấn công tới tấp nhưng chưa mở được tỉ số. Phút thứ 20 tình cờ bóng được phá lên từ trung vệ Đức, tôi chặn được banh, gặt qua một tiền vệ, trung vệ từ phía dưới xông lên, tôi dùng má chân phải đẩy banh ra xa thoát khỏi trung vệ, trung vệ nữa xông đến tôi dùng chân phải gặt qua đẩy banh xuống thủ môn, thủ môn sợ quá nhào ra tôi dùng chân mặt sửa cái má vào bên phải tung lưới thủ môn tạo tỷ số 1/0 cho đội Bắc An. Cả đội chúng tôi ôm nhau vui vẻ vì đã có một trái banh danh dự rồi. Nếu có thua 5 trái nữa cũng không sao. Phút thứ 40, nhận được bóng từ trung vệ, tôi thẩy sâu cho góc trái

Thành, Thành tuôn xuống, lướt qua hậu vệ trái, rồi gặt qua trung vệ, bất ngờ tung cú đá mập thật mạnh tung lưới thủ môn Công Đoàn Dệt Bảy Hiền nâng tỷ số 2/0 cho đội Bắc An. Một lần nữa chúng tôi ôm nhau vô cùng sung sướng vì mình đã có hai trái banh danh dự rồi. Hết hiệp 1 chúng tôi thắng 2/0 nếu hiệp 2 có thua chúng tôi cũng đã có 2 trái banh danh dự rồi. Phút 60 nhận được banh từ dưới đưa lên tôi gặt qua một tiền vệ rồi thọc sâu cho Trường bên cánh mặt. Trường tuôn xuống gặt qua hậu vệ trái rồi đầy dài banh xuống, trung vệ sợ quá xông lên, Trường trả banh về cho tôi, tôi thọc sâu xuống cho Trường, thủ môn sợ quá chạy ra, Trường đá trái banh xà vào góc bên trái, thủ môn bay không tới nâng tỷ số 3/0 cho đội Bắc An. Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ không ngờ kết quả lại như thế. Đội Công Đoàn Dệt Bảy Hiền thua 0/3 tức lắm cố gắng phản công để cứu nguy danh dự nhưng không hiệu quả vì hàng thủ chúng tôi dầy đặc quá. Phút 80 nhận được banh từ trung vệ phá lên, tôi gặt qua một tiền vệ rồi thọc sâu cho Thành từ góc trái. Thành băng xuống thật nhanh lướt qua hậu vệ phải, trung vệ nhào tới, Thành dùng chân trái gặt qua rồi bất ngờ dùng chân trái đá cú mập tung lưới thủ môn lần nữa nâng tỷ số 4/0 cho đội Bắc An. Đội chúng tôi lại ôm nhau mừng rỡ vô cùng không ngờ lại kết quả như thế. Tưởng đâu như thế là đủ rồi, không ngờ ở phút 88, nhận được banh tôi chuyền cho Thành ở góc trái, Thành tuôn xuống bất ngờ trả ngược lại cho tôi, tôi dùng kỹ thuật cá nhân gặt qua một trung vệ, trung vệ khác xông tới tôi dùng chân phải đẩy ra xa, thủ môn sợ quá nhào ra tôi dùng chân mặt gặt qua thủ môn đưa banh vào khung thành trống nâng tỷ số 5/0. Trọng tài vừa thổi dứt tiếng còi tan trận đấu vừa chạy xuống bế tôi lên coi như không ngờ tôi đá hay như thế. Sau trận đấu đó ông bầu Chanh dẫn chúng tôi đi uống sinh tố ăn mừng. Còn đội Công Đoàn Dệt Bảy Hiền thấy thua chúng tôi quê quá nên bỏ giải tứ hùng luôn. Sau trận đấu này đội chúng tôi nổi lên như cồn vì đá thắng đội Công Đoàn Dệt Bảy Hiền 5/0

XÓM TÔI (tiếp theo)

Xóm chúng tôi cũng thường tập dượt với đội Thiếu Niên Lữ Gia của Khánh Hùng. Đội Thiếu Niên Lữ Gia của Khánh Hùng từng vô địch thiếu niên toàn quốc một năm nhưng cũng chỉ đá ngang ngửa với xóm tôi. Hôm ăn hôm thua. Cách đây 4 năm tôi tình cờ có gặp Khánh Hùng ở Dallas anh em nói chuyện thật vui vẻ.

Người bạn đá banh chung với tôi hồi nhỏ tên Ngô Hồng Chúc thành lập đội banh đại diện quận 10 để thi đấu nhưng khi đội này đá với xóm tôi không ăn nổi xóm tôi. Điều tôi ngạc nhiên là Chúc là em của Ngô Hồng Khải học CNMĐ khóa 3 sau tôi 2 lớp. Một hôm Khải tâm sự với tôi:

- Em có người em không chịu học hành, chỉ thích đá banh thôi.

Tôi ngờ ngợ hỏi Khải:
- Người em Khải tên gì?

Khải trả lời:
- Người em tên Chúc. Ngô Hồng Chúc.

Tôi ngạc nhiên hỏi Khải:
- Có phải Chúc có quán Thiên Ân ở Melbourne không?

Đến lúc Khải ngạc nhiên hỏi tôi: - Sao anh biết Chúc.

Tôi trả lời Khải:
- Tôi và Chúc đá banh và biết nhau từ ở VN. Hóa ra nhà

Khải ở Chùa Từ Nghiêm ở đường Bà Hạt quận 10 gần

nhà tôi.
Trai trong thời chiến cũng là vấn đề trong xóm tôi. Các bạn bè cùng thời hay sau tôi vài năm phải đi lính nên đội banh từ từ tan rã. Bạn Trường của tôi đi sĩ quan. Lần đó về thăm nhà tôi có nói với Bạn Trường:

- Noel này bồ ráng về nghe. Bạn Trường trả lời tôi:

- Noel này việt cộng ký giấy phép cho tôi về.
Tôi thật sự choáng váng khi Noel thấy quan tài của bạn Trường mang về. Thật xót xa ứng nghiệm lời nói trước kia

của bạn Trường. Noel này việt cộng ký giấy phép cho tao về. Còn Tư Kềnh đi lính cũng biệt tích. Các em Vinh, Qui Hỉ, Chín cũng bỏ xác tại chiến trường. Tôi may mắn học Đại Học Canh Nông Minh Đức nên được tăng một tuổi nếu không tôi cũng phải đi lính vào mùa hè đỏ lửa 1972 rồi không biết bây giờ sẽ ra sao?

Trước mặt xóm tôi là trại Quân Cảnh ngày xưa có khu đất trống rất thuận tiện để chúng tôi chia ra đá sân nhỏ, mỗi bên 4 người. Một người thủ môn và 3 cầu thủ đá. Bây giờ tôi đá chung với nhóm đàn em nhỏ tuổi hơn tôi 7, 8 tuổi như Tuế, Mỹ (em ruột tôi), Khôi, Đông, Hưng, Thái, Quang Tiều....Xóm chúng tôi chuyên môn đá độ với các xóm khác khi đến đây thi đấu. Cứ mỗi trái là 50 cent thời bấy giờ và khi thua bị ra khỏi sân để đội khác vào. Xóm chúng tôi luôn luôn thắng và coi như vô địch ở sân này. Khán giả coi sân này đông lắm nhất là các bác đạp xích lô ngừng chân ở đây say mê coi tụi tôi đá banh và đặt tên là Sân Thống Nhì. Nhiều lần chúng tôi đá banh ra khỏi đường và gặp xe xích lô máy cán phải trái banh bị lật xe thế là chúng tôi một phen bỏ chạy tứ toán cho đến tối mới về. Cũng nhờ đá sân nhỏ này mà tôi giữ banh và lừa banh chẹt rất hay. Bạn tôi Kim Hùng nhận xét rằng:

- Anh Thắng lừa banh chẹt rấy hay.
Tôi mới giật mình suy nghĩ vì tôi đá banh mủ ở sân nhỏ nên tôi phải dùng kỹ thuật trong vùng đất hạn hẹp lừa qua đối thủ thành ra tôi lừa banh trong vùng cấm địa rất hay.
Nhớ lại vào tháng 5 năm 1979, đội Tin Sáng đá với Ty Công An Lâm Đồng ở sân Đà Lạt. Không ngờ trong trận đấu đó mình tôi đá lọt 5 trái. Đội Ty Công An Lâm Đồng ngạc nhiên vô cùng vì tôi rất nhỏ con nhưng bù lại tôi rất lẹ, chạy rất nhanh và lừa banh rất hay. Trong trận đấu đó, Giảng của đội Cảng B đá tăng cường cho đội Tin Sáng tụi tôi có nói:

- Anh Thắng đá như Pele’ vậy đó, lừa qua hết đá vô. Tôi cũng không ngờ sao hồi trẻ mình sung sức như thế. Nhớ lại lúc tôi làm thủ quân đội Túc Cầu Canh Nông Minh Đức. Hôm đó thi đấu với Đại Học Y Khoa Minh Đức tại sân quân đội. Tôi còn nhớ chúng tôi chỉ đi xe đạp hay xe honda

tới sân còn đội Y Khoa đi hai chiếc xe hơi có Tổng Giám Thị Văn và thầy Bùi Duy Tâm khoa trưởng Y Khoa Minh Đức. Tôi cũng lo lắng vì thấy đội Y Khoa lực lượng hùng hậu quá. Đã thế cầu thủ hậu vệ Trung của tôi còn nói:

- Họ tăng cường nhiều cầu thủ đá cho Tabert quá.
Tôi lo sợ nên nói anh em cố gắng đá hết sức. Thật ra tôi lo quá xa, đội Túc Cầu Canh Nông Minh Đức của tôi đá kỹ thuật cao hơn đội Y Khoa Minh Đức nhiều. Đáng lẽ ra đá giao hữu mình chỉ ăn 1/0 hay 2/0 rồi đá cho vui không ngờ chúng tôi mải mê trên chiến thắng nên thiếu tế nhị ăn đội Y Khoa Minh Đức 10/0. Một mình tôi đá lọt 6 trái. Bác sĩ Bùi Duy Tâm khoa trưởng Y Khoa Minh Đức đã bỏ về khi thấy thua chúng tôi 0/3. Tôi thật sự ân hận cho sự thiếu tế nhị này. Lúc đó, đội Túc Cầu Canh Nông Minh Đức chúng tôi vô địch trong các phân khoa của Đại Học Minh Đức.
Năm 1973, trong lần tranh giải các Đại Học toàn quốc. Đội Túc Cầu viện Đại Học Minh Đức chúng tôi đoạt giải hạng 3 sau khi thắng đội Đại Học Kỹ Thuật Phú Thọ 6/5.
Tôi còn nhớ thành phần đội Túc Cầu Đại Học Kỹ Thuật Phú Thọ lúc đó gồm có: Trần Vũ ( sau này là Huấn Luyện Viên cho đội Túc Cầu Đà Nẵng), Diệp Quốc Hùng (Hùng một que chuyên môn đá chân trái), Đức, Thanh, Nam.... Còn thành phần đội Túc Cầu Đại Học Minh Đức gồm có tôi, Kim Hùng (biệt hiệu Hai Nhăn), Thành Trắng (sau này đá cho đội tuyển Ngân Hàng), Thầy Vinh, Thầy Kích, Thầy Khang thuộc Dòng Don Bosco Thủ Đức. Trận đấu khá sôi nổi với sự cổ vũ của sinh viên đông đủ của hai đội. Trận đấu diễn ra thật gay go vì hai bên đều thi đấu hết sức cố gắng. Vào giữa hiệp 1, nhận được banh từ trung phong Trần Vũ chuyền xuống, góc trái Diệp Quốc Hùng lướt xuống, gặt qua hậu vệ Phớn rồi thoát qua một trung vệ, bất ngờ đá cú mập tung lưới đội Túc Cầu Đại Học Minh Đức thắng 1/0 cho đội Túc Cầu Bách Khoa Phú Thọ. Chúng tôi buồn bã mang banh lên Pass sê. 10 phút sau đó, nhận được banh từ trung vệ chuyền lên, tôi thẩy lỗ cho Thầy Vinh đá trung phong tuôn xuống, Thầy Vinh gặt qua một trung vệ, rồi đẩy banh thật nhanh thoát khỏi trung vệ thứ hai và bất ngờ tung cú sút thật mạnh

tung lưới thủ môn đội Túc Cầu Bách Khoa gỡ huề tỷ số 1/1 cho đội Túc Cầu Đại Học Minh Đức. Gần hết trận đấu, có một trung phong đội Túc Cầu Bách Khoa va chạm thủ môn Đại Học Minh Đức. Thủ môn chúng tôi tức giận lo càm ràm trung phong đội Túc Cầu Bách Khoa. Bất ngờ Trần Vũ lớp một trái banh thật đẹp và cao bay qua đầu thủ môn Đại Học Minh Đức chúng tôi nâng tỷ số 2/1 cho đội Túc Cầu Bách Khoa. Tôi thật buồn bã ngó lên đồng hồ ở Sân Cộng Hòa chỉ còn 2 phút nữa là chấm dứt trận đấu. Tôi lo lắng mang banh lên Pass sê cho Kim Hùng ở góc mặt. Kim Hùng đá banh sâu xuống góc trái. Thầy Khang bất ngờ tuôn xuống thật lẹ, gặt banh thoát qua hậu vệ trái rồi đá trái banh xà qua góc mặt, thủ môn đội Túc Cầu Bách Khoa bay không tới, gỡ huề 2/2 cho đội Túc Cầu Minh Đức chúng tôi. Sinh viên cổ vũ cho Đại Học Bách Khoa đang vỗ tay ăn mừng thì sinh viên cổ vũ cho Đại Học Minh Đức vui vẻ vỗ tay to hơn nữa. Kết thúc trận đấu 2/2 nên chúng tôi phải đá phạt đền giải quyết ăn thua. Thủ môn chúng tôi chụp rất hay nên đã đỡ được hai trái banh đá phạt đền của Đội Bách Khoa. Cuối cùng đội Túc Cầu Đại Học Minh Đức chúng tôi thắng đội Túc Cầu Đại Học Bách Khoa với tỷ số 6/5. Sau trận đấu các cầu thủ Bách Khoa như Thanh, Đức, Nam... nằm khóc trên sân. Buổi tối trong lúc đi nhận giải thưởng. Trần Vũ thủ quân của Đại Học Bách Khoa có nói với tôi:

- Hồi chiều tưởng thắng mấy ông, không ngờ lại thua. Tôi cười cười trả lời:

- Đội mình cũng may mắn thôi Vũ ơi!
Trong lần tranh giải sinh viên toàn quốc lần này tôi lại may mắn đoạt giải hạng 3 chạy đua 5000 mét tức 12 vòng rưỡi sân Cộng Hòa. Tôi thật sự không có kinh nghiệm về chạy đua nên không có đến đôi giầy ba ta để chạy. Tôi phải chạy qua nhà kế bên mượn đôi giầy ba ta của em Việt. Khổ nỗi đôi giầy của em to quá tôi phải mang hai đôi vớ nhà binh vô mới khỏi rộng. Tôi không ngờ khi chạy đường trường như thế nếu mang hai đôi vớ và đôi giầy rộng sẽ ảnh hưởng nhiều như thế nào. Tôi còn nhớ khi chạy đua, sinh viên đại diện Đại Học Huế chạy đua dẫn đầu mấy vòng đầu đều la to

cho mọi người biết. Không ngờ khi còn mấy vòng cuối sinh viên Trần Văn Lý đại diện cho Đại Học Sài Gòn vượt lên bỏ xa chúng tôi cả vòng. Lúc đó bạn Phớn mới nói cho chúng tôi biết. Sinh viên Trần Văn Lý là lực sĩ quốc gia nên bỏ xa chúng tôi như thế là phải rồi. Lúc còn 100 mét về đích 3 sinh viên của Đại Học Cần Thơ đang chạy trước mặt tôi. Tôi dùng hết sức đá banh của mình vượt qua 3 sinh viên của Đại Học Cần Thơ đoạt được huy chương đồng, hạng 3 cho giải chạy đua 5000 mét. Vừa về tới đích hai sinh viên Kinh Thương Minh Đức dìu tôi hai bên là Trương Thành Quyển và Châu Ngọc Anh. Cảm giác tôi lúc đó như tôi không có đôi chân, có lẽ vì cố gắng hết sức. Sau này bạn Phớn đã từng chạy đua nói với tôi nếu anh Thắng có đôi giầy chạy nhẹ và có một chút xíu đinh trên giầy thôi anh Thắng sẽ chạy nhanh hơn. Nếu tôi biết thế tôi chạy chân không còn khá hơn nhiều. Sau này phường 9 quận 10 của tôi tổ chức chạy đua đường trường cũng thế. Chúng tôi phải chạy từ đường Nguyễn Tri Phương qua đường Lý Thái Tổ quẹo vào đường Sư Vạn Hạnh tới đường Bà Hạt rồi trở lại đường Nguyễn Tri Phương. Trước khi chạy anh em cảnh giác tôi thằng Dũng đó anh Thắng, năm ngoái nó chạy vô địch. Tôi ngó thấy chân của Dũng to lắm không đáng ngại, thằng Sơn của trại Trần Văn Huỳnh cũng thế, bắp vế bự lắm không quan tâm. Tuy nhiên có thằng Tuấn dáng người dong dỏng cao và sáng nào tôi đi lễ cũng thấy nó chạy bộ mỗi ngày. Thằng này tôi mới thật sự e ngại. Kinh nghiệm chạy đua cho tôi biết cứ bám sát thằng chạy đầu rồi sau đó mình tính. Quả đúng như vậy, tôi bám sát thằng Tuấn muốn hụt hơi. Khi mới xuất phát có một số anh em chạy thật nhanh làm tôi cũng sợ hết hồn nhưng tôi biết các anh em này không biết cách chạy đua. Chạy đường trường phải chạy từ từ cho nhịp tim quen dần. Các anh em chạy nhanh như thế sẽ bị ép tim và chịu không nổi nên tắp vào nhà thờ Bắc Hà bỏ cuộc. Tôi bám sát theo thằng Tuấn cho đến còn 100 mét cuối tôi dùng hết sức bình sinh vượt lên. Thằng Tuấn đang dẫn đầu thấy tôi vượt lên sợ quá, chạy qua ép tôi. Tôi vẫn vượt lên qua mặt thằng Tuấn và đoạt giải nhất của phường. Thằng Tuấn tức quá

dục cái nón xuống đất buồn bã. Em Lâm trong ca đoàn Bắc Hà tổ chức cuộc đua đó của phường nói với tôi:

- Anh Thắng chạy khôn quá.
Trong lần tham gia sinh hoạt thể thao của Đại Hội Kinh Thương Minh Đức. Năm đó tôi đoạt được 4 giải:

  • -  Tôi hạng nhì chạy 100 mét (tôi chạy thua Đỗ Quốc Thành)

  • -  Tôi hạng nhất chạy 200 mét.

  • -  Tôi hạng nhất chạy 1500 mét.

  • -  Tôi nhảy xa hạng nhất.

    Tiếc rằng sau khi thi xong tôi phải về đá banh cho đội Canh Nông Minh Đức thi đấu với đội Bách Khoa ở sân Phú Thọ. Lâm Quang Thanh Ngân đại diện tôi lên lãnh giải thể thao đó. Sau này khi tôi lên lãnh thẻ sinh viên. Tạ Thanh Duy Hiếu hỏi tôi:

- Anh tên là gì? Tôi trả lời:

- Đặng Thắng.
Tạ Thanh Duy Hiếu ngạc nhiên nhìn tôi:

- Nhìn anh nhỏ con vậy mà anh chơi thể thao giỏi quá hen.

Tôi mỉm cười gật đầu.
Nhớ lại hôm tôi không lãnh được giải thưởng trở về thi đấu cho đội Túc Cầu Canh Nông Minh Đức. Tôi tới nơi hơi trễ nên trong lúc tôi thay quần áo. Một khán giả đứng gần tôi chỉ vào Diệp Quốc Hùng và nói:

- Đó thằng Hùng đó đá hay lắm. Đội Hóa Chất đang muốn bắt nó về. Nó đá chân trái hay lắm nên gọi là Hùng một que.

Tôi vừa vào sân tất cả các anh em cầu thủ Canh Nông Minh Đức vui vẻ vỗ tay và la lên:

- Anh Thắng đến rồi! Anh Thắng đến rồi!
Tôi đá trận đó thật xuất sắc. Thắng đội Bách Khoa 3/0. Mình tôi đá lọt 3 trái. Vị khán giả hồi ban nãy khen Diệp Quốc Hùng của đội Bách Khoa nhìn tôi ngạc nhiên vô cùng. Không ngờ một thằng vô danh tiểu tốt lại đá hay như thế, hơn cả thần tượng Diệp Quốc Hùng của anh ta.

Sau này tôi cũng đá chầu cho anh chị Hai coi xí nghiệp Tân Mai ở quận 10 rất nhiều lần. Đá chầu cho anh chị Hai rất sướng. Sáng sớm có người chở tôi đến ăn phở, uống cà phê đầy đủ. Buổi chiều đá xong, chúng tôi ăn uống nhậu nhẹt đầy đủ và đưa phong bì cho tôi đi về. Tôi cũng không ngờ cái nghề đá banh đam mê hồi nhỏ của tôi lại giúp tôi sống dễ dàng sau này.

Có một lần tôi đi công tác cho báo Tin Sáng ở trại heo 2 tháng 9 của Chú Bảy Tài rất thích đá banh. Tôi gặp được anh Thiên cùng đá chung với tôi ở đội Tổng Hành Dinh Tây Sơn trước kia đang làm trong trại heo 2 tháng 9. Chiều hôm đó có trận đấu của trại heo 2 tháng 9 và anh Thiên muốn tôi đá giúp dùm trại heo. Tôi vui vẻ nhận lời vì đó là chuyên môn của tôi. Kết quả chúng tôi đá thắng và chú Bảy Tài cho tôi mua 3 con heo con. Tôi chở 3 con heo về nhà, ba tôi mừng lắm. Một con được nuôi ở nhà, một con đem xuống ruộng nuôi còn một con ba tôi làm thịt để ăn tết. Nhà tôi được ăn một cái tết huy hoàng lúc bấy giờ.

Xóm tôi cũng có nhiều em dễ thương như em Bình con bà Phó May, em Hạnh con ông Út và nhất là em Hồng ở xóm trong có làn da trắng, đôi mắt to với thân hình mảnh mai đã làm tôi điêu đứng . Cứ mỗi buổi sáng tôi dậy sớm đi lễ nhưng phải chờ em Hồng từ trong xóm đi ra là tôi lẽo đẽo theo sau. Theo sau em Hồng cả 6 tháng nhưng tôi không dám nói một lời nào cả vì mang mặc cảm nhà nghèo. Rồi đến khi nói chuyện với em Hồng tôi lại lắp bắp nói năng chẳng ra gì nên cũng như không. Tình yêu lúc đó đối với tôi cũng khó vì phải lo học nếu rớt một năm là đi lính rồi mang mặc cảm nhà nghèo nữa nên tôi không dám nói yêu ai.

Có một lần, em Hồng, em Hạnh và chị Duyên đi bộ đến xe buýt để đi học. Tôi chạy xe đạp đi ngang qua, bất ngờ em Hạnh lớn tiếng la lên:

- Hồng nè
Tôi nghe thế sợ quá như bị ma đuổi đạp xe một mạch thật nhanh tới trường Nguyễn Bá Tòng luôn. Chắc 3 cô gái cũng phì cười cho tính nhát gái của tôi. Tôi cũng sinh hoạt đoàn thể khá nhiều như trong ca đoàn Legio, sinh hoạt Thiếu Nhi

Thánh Thể, sinh hoạt Hướng Đạo nhưng mặc cảm nhà nghèo đã khiến tôi không dám mở miệng nói yêu ai. Cũng may nhờ thế tôi được học tiếp tục chớ nếu không lỡ thi rớt phải đi lính thì cũng là vấn đề.
Có nhiều lần anh Lang, cầu thủ đá banh Tin Sáng nhờ xóm tôi xuống đá banh cho đội banh xe Lam Long Kiểng ở bên quận 4. Chúng tôi đá thắng nhiều trận cho anh Lang. Sau đó, anh Lang cho chúng tôi ăn uống nhậu nhẹt no say trước khi về. Đây là những kỷ niệm êm đẹp của thời thơ ấu xóm tôi không bao giờ tôi quên được.
Tháng 8 năm 1979 tôi vượt biên đến trại tỵ nạn Palawan, vừa bước chân vào trại một thanh niên to con tên Sơn hỏi tôi:

- Phải anh là cầu thủ đá banh phải không? Tôi ngạc nhiên nhìn Sơn và nói:

- Sao bồ biết?
Trong đội Xe Khách Thành tôi biết rất nhiều vì hay đá chầu cho họ như anh Đằng chụp gôn, Sơn, Đức Lăng Quăng, Thi tay cong.....sao tôi không biết em này. Hóa ra em Sơn nhỏ này đá trung phong cho đội xe Khách Thành nhưng khi đội Xe Khách Thành mướn tôi về đá trung phong thì em này phải ngồi ngoài. Thành ra em này biết tôi còn tôi không biết em này.
Ở trại tỵ nạn Palawan tôi cũng đảm đương nhiều chức vụ như Trưởng Khu 4, Trưởng Ban Thể Thao, Thủ quân đội Túc Cầu, Tổng Thư Ký Hội Hướng Đạo.....
Năm 1981 khi tôi tới Úc được 2 ngày, ông Tô Hoài Phương trong tòa báo Chuông Sài Gòn đến gõ cửa flat mời tôi đi dượt banh. Tôi rất ngạc nhiên sao lại biết tôi đá banh. Ông Tô Hoài Phương nói có đứa cháu từ Phi qua cùng chuyến với tôi nên nói cho ông Tô Hoài Phương biết. Có một thằng ở bên Phi đá banh hay lắm. Thành ra ông Tô Hoài Phương đến tìm tôi đi dượt banh cho đội Sydney Stars.
Tôi đến nơi thấy anh Hiệp đang dẫn đội banh chạy vòng quanh sân để tập. Tập xong đội chia làm hai để tập dượt thi đấu. Lúc đó tôi vào sân và đá lọt 3 trái. Thấy thế anh Hiệp

định giao đội banh cho tôi tập. Tôi vội vàng khoái thác và nói:

- Anh Hiệp tôi mới đến Úc đâu có biết gì, anh cứ tập đi có gì tôi phụ cho anh.

Năm 1986 khi tôi đi làm bánh mì ở trên Dubbo cách Sydney khoảng 500 cây số. Tôi làm bánh mì ở vùng quê nên rất buồn. Hôm đó tôi đọc trên báo địa phương thấy RSL club ở Dubbo muốn tìm cầu thủ đá banh. Tôi vội vàng chạy đến sân và xin làm cầu thủ chơi cho đội RSL Dubbo. Lúc đó thư ký của club là Brian nói với tôi.

- Sorry bạn nghe. Đội tôi đủ người rồi nhưng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đội khác để bạn thi đấu cho đỡ buồn.

Tôi nghe thế cũng buồn nhưng biết làm sao bây giờ. Trong lúc đó đội bắt đầu chia hai để tập dượt. Tôi nói với Brian:

- Có thể cho tôi vô tập dượt được không? Brian vui vẻ nói:

- Được, được! Anh vô chơi đi.
Tôi vào thi đấu tập dượt và tôi đá lọt 3 trái. Tôi thấy 3 người họp lại: Brian (thư ký của club), Stephen (thủ quân), Kent (Coach) họp nhau lại và sau đó Brian nói với tôi:

- Hồi nãy tôi nói đội tôi có đủ người nhưng thế nào cũng có người nghỉ nên anh đá cho tụi tôi đi.

Tôi nghĩ rằng 3 người kia họp lại vì thấy nếu để tôi đá hay như thế mà đá cho đội khác thì uổng quá và nguy hiểm cho đội họ. Tôi quên không giữ một tờ báo địa phương đã nói về tôi trong trang thể thao. Các cầu thủ bình luân rằng:

- Chưa thấy ai kỹ thuật như tôi ở vùng này.
Tôi viết bài này để tưởng nhớ các bạn bè đá banh ngày xưa trong xóm tôi nhưng không còn nữa. Đồng thời cũng cám ơn tác giả Duyên Anh đã viết tác phẩm Bồn Lừa thật hay như một động lực giúp tôi trở thành cầu thủ khá như thế.

Đặng Thắng

Read More
Thao Dang Thao Dang

BÀ GIÀ LÊN PHÂY

Nghe mấy đứa cháu xui bà.

Lên phây những chuyện gần xa biết liền.

Nên nhờ nó lập ních nêm.

Để đọc tin tức mọi miền gần xa.

Tổ sư mấy dứa hại bà.

Lại đăng hình ảnh bà già lên phây.

Không đăng ảnh chụp mới đây.

Mà đăng cái ảnh những ngày còn son.

Vào phây mới được mấy hôm.

Mấy thằng trai trẻ chát luôn với mình.

Khen em xinh thật là xinh.

Người ở trong hình thật giống cô tiên.

Vào phây chát cả ngày đêm.

Buông lời tán tỉnh nên duyên sau này.

Tổ sư cả lũ chúng mày.

Cứ nhìn vào ảnh có ngày chết thôi.

Anh thích em ở nụ cười.

Thật ra rang rụng hết rồi còn đâu.

Anh thích đôi mắt bồ câu.

Thực ra thi đã nát nhầu chân chim.

Anh thích ba vòng còn zin.

Ngoài đời nhìn thấy đứng tim con à.

Anh thích nét đẹp kiêu sa.

Ngày xưa đi học ta là hoa khôi.

Thích em nói chuyện rất vui.

Ta là cô gái một thời luyện văn.

Mình nói là bạn đã nhầm.

Thì nó lại nói chẳng cần quan tâm.

Tán chuyện với em vài lần.

Là anh đã thấy đời cần có em

Bà Già Lên Phây.

Read More
Thao Dang Thao Dang

BÀ ĐỒNG

Trong gia đình tôi một người âm thầm có công rất lớn giúp đỡ gia đình tôi là Bà Đồng. Không biết hoàn cảnh Bà như thế nào nhưng từ khi gia đình tôi di cư vào Nam bằng tàu Há Mồm Bà đã xuất hiện và giúp đỡ gia đình tôi. Bà sống chung với gia đình nên 10 anh em tôi Bà đều tắm rửa rất chu đáo. Bà phụ mẹ tôi nấu cơm làm các việc trong nhà còn hơn là người giúp việc nữa.

Những lúc Ba Mẹ tôi đi làm xa theo hãng RMK Bà ở nhà nuôi nấng hai anh em tôi đi học ở Sài Gòn. Bà buôn bán trứng ở chợ Trần Quốc Toản. Mỗi sáng tôi thấy Bà gánh hai sọt trứng đi bán ở chợ đến trưa mới về. Khi về nhà Bà lại phụ nấu cơm cho gia đình. Cuộc sống Bà rất cực khổ để phụ giúp gia đình tôi.

Năm 1969 khi tôi học thi Tú Tài 1. Tôi hay thức khuya để học vì nếu thi rớt sẽ phải đi lính theo như bạn bè thường nghe nói:

  • -  Rớt tú tài anh đi trung sĩ

  • -  Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con

  • -  Khi nào yên việc nước non

  • -  Anh về anh ẵm Mỹ con anh cười.

    Vì bật đèn thức khuya để học bài có lẽ Bà không ngủ được nên Bà hay nói tôi:

- Hoc đỗ Trạng đó.

Nhớ lại lúc đó, nếu tối nào tôi được Mẹ tôi cho một ly cà phê đá để học bài là tôi cảm thấy sung sướng lắm rồi. Tôi cũng là người dẫn đầu các bạn bè phá làng phá xóm nhất là đá banh. Có lần Bà Đồng đi từ chợ Da Bà Bầu về nhà tôi đúng khúc quẹo tôi đá banh trúng ngay mặt Bà làm cho rổ trứng Bà đang đội trên đầu rớt xuống trứng bể tùm lum. Chúng tôi sợ quá chạy trốn cho đến đêm mới về.

Tuy nói tôi như thế nhưng khi tôi đậu tú tài 1 Bà rất vui mừng và hãnh diện. Lúc đó tôi mới thấy bà có nụ cười thật tươi khi nghe tin tôi đậu tú tài 1. Chính Bà đã cho tôi tiền mua lại chiếc xe Suzuki mà anh Đại

bán rẻ lại cho gia đình tôi. Tôi rất vui mừng và hãnh diện khi đậu tú tài 1 vào năm 1969. Cả xứ Bắc Hà rất nhiều người thi nhưng chỉ có vài người đậu trong đó có tôi. Tôi rất hãnh diện trong đợt thi này. Có lần Bà lau nhà nhưng không cẩn thận khi Bà cầm cái quạt bị điện giật làm chúng tôi lo sợ vô cùng.

Tôi biết lúc gia đình tôi xây nhà chắc Bà cũng cho gia đình tôi tiền mà tôi không biết vì lúc đó chúng tôi còn nhỏ quá.

Thế rồi gia đình chúng tôi đi vượt biên và chỉ vài tháng sau thì Bà mất. Chúng tôi cũng chưa giúp Bà được gì để báo đáp phần nào công ơn Bà đã phụ giúp gia đình tôi.

Đến lúc Bà mất Bà còn giúp gia đình tôi. Tôi nghe người em thứ 9 của tôi kể.

- Hôm đó em Ba Hoàng đem quần áo trong nhà đi bán ve chai. Em mang ra ngoài bán 2 ngày không được. Sang ngày thứ ba em vẫn mang ra ngoài để bán bỗng tự nhiên gió thổi một chiếc áo của Bà Đồng rớt xuống. Em Hoàng chạy tới lấy cái áo của Bà Đồng bỗng em thấy sao cái áo lại rơi nghe tiếng cạch. Em ngạc nhiên nắn vào và thấy trong cái áo của Bà Đồng có 2 chỉ vàng. Em Hoàng đưa cho em Dung một chỉ để giải quyết khó khăn lúc bấy giờ .

Gia đình tôi may mắn có được Bà Đồng giúp đỡ gia đình tôi. Chúng tôi chưa báo đáp được Bà chút gì. Chúng tôi đến được bến bờ tự do vài tháng là Bà Đồng mất. Gia đình con tri ơn sự giúp đỡ và hy sinh của Bà trong suốt cuộc đời. Giờ đây chúng con chỉ biết đọc kinh hay xin lễ cho Bà Đồng. Linh hồn Maria Nguyễn Thị Mùi.

Đặng Thắng

Read More
Thao Dang Thao Dang

CHÚA ĐÃ CỨU TÔI BAO NHIÊU LẦN

Không biết các bạn thì sao? Ngẫm nghĩ lại Chúa đã cứu tôi rất nhiều lần trong cuộc đời.

Năm tôi 12 tuổi, cùng trang lứa tuổi trong xóm chúng tôi đi tắm ở hồ tắm An Đông. Tôi đang đứng lóng ngóng ở chỗ nước sâu 3,7 mét, bất ngờ có thằng tưởng tôi chung nhóm với nó, xô tôi xuống hồ. Tôi thất kinh bát đảo vì chưa biết bơi. Tôi bị chìm xuống đáy hồ nhưng nhờ tôi nín thở nên thân hình tôi từ từ nổi lên, tôi vội vàng bám vào thành hồ leo lên. Thật kinh hoàng! Tôi tưởng tôi chết đuối rồi chớ. Leo lên bờ mặt mày tôi tái xanh không còn chút máu. Từ đó, tôi không còn dám đi tắm ở hồ tắm An Đông nữa.

Năm tôi 18 tuổi học đệ nhị tức lớp 11 trường Nguyễn Bá Tòng, sáng sớm tôi thường chở mẹ tôi đi chợ An Đông để mua trái cây về bán trong xóm. Lúc đó, tình hình an ninh không tốt nên có lệnh giới nghiêm từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Mẹ tôi muốn đi trước giờ giới nghiêm khoảng 4 giờ sáng để có thể mua trái cây ngon và tốt hơn về bán. Thành ra lúc tôi đi vẫn còn trong giờ giới nghiêm. Lúc về, cảnh sát thổi còi chặn tôi lại xét giấy tờ, có lẽ tôi còn mơ ngủ nên không nghe thấy. Đến lần thứ ba tôi giật mình dừng xe lại. Viên cảnh sát với vẻ hằn học lại hỏi tôi:

- Sao tôi thổi còi mấy lần mà anh không ngừng xe lại? Tôi ấp úng trả lời:

- Có lẽ em buồn ngủ quá nên không nghe thấy. Viên cảnh sát nói tiếp:

- Đưa giấy tờ coi coi. Sao đi trong giờ giới nghiêm? Tôi vội vàng móc giấy tờ hoãn dịch vì lý do học vấn và nói:

- DạemchởmẹemđichợAnĐôngmuatráicâyvềbán.

Viên cảnh sát coi giấy tờ thấy tôi hoãn dịch vì lý do học vấn nên thông cảm và nói nhỏ nhẹ:

- Anh không nên đi trong giờ giới nghiêm. Hồi nãy chút xíu tôi bắn anh rồi đó. Tôi đã quì xuống định bóp cò rồi đó.

Mồ hôi tôi toát ra như tắm vì sợ hãi! Chỉ một tích tắc thôi tôi đã tiêu đời rồi.

Tôi về nhà kể cho mẹ tôi nghe. Mẹ tôi cũng sợ và không dám đi trước giờ giới nghiêm nữa. Tạ ơn Chúa đã cứu con.

Năm 1988 tôi thật sai lầm khi quyết định mở thêm hai lò bánh mì ở Bathurst và Dubbo. Lúc đó, tôi đã có 3 lò bánh mì: một ở St Mary, một ở Penrith và một ở South Penrith. Đã có 3 lò bánh mì tôi tưởng mình an phận rồi. Không ngờ chị Cư, chị họ tôi từ bên Mỹ qua chơi sau khi người chồng Mỹ gốc Hawaii qua đời. Chị Cư lúc đó đang cô đơn và thiếu thốn tình cảm nên đã cặp với anh Tường, công nhân bánh mì của tôi.

Dĩ nhiên, chuyện tình cảm của họ tôi không chen vào nhưng hai người đi du lịch xuống Dubbo. Đi ngang qua Bathurst, thấy có shop trống và địa điểm rất tốt nên đã đề nghị với tôi cùng mở shop bánh mì trên Bathurst. Tôi thấy anh Tường là thợ chính bánh mì nên tạo một cơ sở bánh mì nữa ở đây cũng tốt vì chưa có lò bánh mì Việt Nam. Hiện tại ở Bathurst chỉ có một lò bánh mì Bernard của Úc bán rất đông khách. Khi đó, tôi đã mượn tiền ngân hàng mua máy móc làm 3 lò bánh mì nên tôi vay thêm không khó khăn lắm. Tôi cũng nghĩ mở thêm một lò bánh mì nữa để chị Cư cai quản, mình trả tiền quản lý cho chị ấy và anh Tường. Phần còn lại tiền lời mình sẽ chia đôi. Như vậy hai bên đều có lợi. Trên lý thuyết thật đẹp và có lợi đôi bên nhưng thực tế vấn đề rất phức tạp.

Shop bánh mì khá thành công, bán rất đắt và đông khách nhưng tôi không thấy có tiền lời gì vì chị Cư và anh Tường rất mê kéo máy. Khi hỏi về tiền bạc, chị Cư cứ ỡm ờ nói shop mới bán nên chưa có lời. Sau này, tôi bắt gặp cả chủ lẫn thợ vào RSL Club kéo máy. Tôi tưởng chỉ kéo cho vui mấy người thợ cho tôi biết hai ông bà chủ hôm nào cũng vô chơi từ trưa cho đến tối. Thua hết về shop lấy tiền chơi tiếp. Chơi đến nỗi không có tiền trả cho ông giao sữa mỗi ngày. Khi ông giao sữa đến, anh Tường giả bộ đi dạo đâu đó chừng 20 phút. Ông giao sữa có hỏi thì thằng Nhường (thợ bánh mì) trả lời:

- The boss is not here. (ông chủ không có ở đây)

Ông giao sữa để bill (hóa đơn) đó cộng lại tính sau.

Khi nghe em Nhường kể như thế tôi cứ tưởng chuyện chơi vì shop bán rất được sao lại thiếu tiền như thế.

Tôi cũng quá tham! Sau khi mở shop Bathurst thành công. Shopping mới mở trên Dubbo, cách Bathurst hơn 200 cây số, gọi điện thoại cho tôi với nhiều ưu đãi nếu tôi chịu mở shop bánh mì trên Dubbo. Họ đề nghị cho tôi 20 ngàn đô để phụ sửa shop và không lấy tiền shop trong 3 tháng. Tôi say mê trên chiến thắng tưởng mình quá giỏi nên chọn thằng Dennis thợ chính bánh mì hùn với tôi như chị Cư lên Dubbo làm việc. Tôi nghĩ rằng khi sắp xếp như thế cứ vài tuần tôi lên Bathurst và Dubbo tiếp tế lương thực rồi tính toán sổ sách mang tiền lời về.

Thằng Dennis chỉ là thợ thôi khi đưa lên quản trị shop không được. Bán được tiền bao nhiêu bỏ vào túi đi vào Club uống bia khoe khoang lung tung mình là chủ shop. Nhậu vào tiền bạc rớt bừa bãi trong Club. Tôi phải lên Dubbo làm việc như người thợ chính kiêm tính toán tiền bạc và giao hàng. Mỗi ngày tôi làm việc từ 16 đến 20 tiếng và ăn uống thất thường. Thật là kinh hoàng!

Tôi phải trả giá cho sự ngu xuẩn của mình. Shop bán cũng không được như shop ở Bathurst. Sau khi loay hoay để ổn định shop ở Dubbo, tôi quay lại để tính toán shop ở Bathurst. Tôi giật mình kinh hoàng khi thấy chị Cư thiếu nợ nhiều quá. Tiền thịt làm meat pie và sausage roll cũng thiếu hơn 2,000 đô. Tiền máy móc thiếu đến mấy tháng chưa trả gần 10, 000 đô. Tiền bột thiếu cũng mười mấy ngàn. Tiền phẩm để làm bánh ngọt cũng thiếu cả chục ngàn. Tôi thật sự choáng váng khi nghe chị Cư nói rằng:

- Tao coi shop một năm rồi bây giờ giao lại cho mày coi.

Shop bánh mì ở Bathurst bán rất được và một năm sau tôi không có một đồng lời nào lại ôm một đống nợ to như thế. Tôi thất vọng và suy sụp hoàn toàn. Không ngờ mình quá tin người nên bị như vậy. Đã thế, trước khi bà Cư và ông Tường giao shop bày mưu mua một cái xe mới lấy tên shop và bắt tôi phải trả nợ hàng tháng. Tinh thần tôi chán nản vô cùng không muốn làm việc gì nữa. Cuối cùng tôi phải năn nỉ từng hãng bột, phẩm, thịt, sữa, nước ngọt...cho tôi trả từ từ số tiền thiếu nợ của shop. Tôi phải ra luật sư làm giấy

cam đoan họ mới chịu cho tôi trả dần dần như thế. Tôi thật sự u mê khi không khám phá ra bà Cư và ông Tường kéo máy. Có lần tôi ghé flat thăm thấy giấy toilet chứa đầy nhà và sữa đặc có đường chất đầy tủ. Tôi hỏi chị Cư:

- Sao chị mua nhiều giấy toilet và sữa đặc thế? Chị Cư tỉnh bơ trả lời:

- Tại nó sale (bán hạ giá) nên tao mua.

Thật ra đây là những món quà bán tại Club bà Cư kéo máy và mua bằng tem phiếu của Club. Khi bạn chơi thua nhiều tiền quá, Club an ủi cho bạn những tem phiếu để mua những vật dụng trong Club mà thôi và không dùng ở ngoài Club được. Vì không chơi kéo máy nên tôi không hiểu cho đến sau này mấy người thợ bảo cho tôi biết như thế. Những tem phiếu đó nếu không mua những thứ đó cũng không biết làm gì.

Vào giữa năm 1990, tôi sau khi làm bánh mì ở Dubbo, có công chuyện phải đi về Sydney. Khi đi qua khỏi Lithgow gần tới Katoomba, tôi buồn ngủ quá vì kiệt sức nên lái xe như con rắn lạng qua lạng lại giữa đêm khuya. Một chiếc xe tải thấy thế bấm còi inh ỏi ò e í e. Tôi giật mình thức giấc, mồ hôi toát ra như tắm giữa trời âm u lạnh lẽo. Tôi sợ hãi và lo lắng quá độ. Chỉ một giây sơ sẩy chắc giờ đây tôi không còn ngồi đây viết bài này nữa. Tôi phải ngủ trong xe một giấc mới có thể đi về được.

Tạ ơn Chúa đã cứu con một lần nữa.

Vì coi cả hai shop bánh mì Bathurst và Dubbo quá mệt nên tôi định cho một người thợ chính tên Thành coi Shop Bathurst dùm tôi. Mỗi tuần đưa cho tôi 1,000 đô. Thành chỉ lo lắng làm để kiếm tiền mà chẳng lo dọn dẹp shop gì cả. Khi Council tới check shop và đưa ra tòa. Shop đứng tên tôi nên tôi phải lái xe từ Dubbo về Bathurst ra tòa. Bữa đó, sau khi làm việc suốt đêm ở Dubbo tôi lái xe về Bathurst để hầu tòa suýt bị đụng xe 30 lần vì tôi kiệt sức quá. Thật là kinh hoàng! Nhớ lại lúc đó, tôi làm một ngày gần 20 tiếng. Từ 12 giờ 30 nửa đêm cho đến 3 giờ chiều về caravel ngủ chừng một tiếng rồi ra làm đến 7 giờ tối. Người tôi chỉ có 50 kg thật là gầy thê thảm. Ai nhìn tôi cũng thương hại cho tôi. Tôi nghĩ lại mình thật ngu xuẩn, không lượng sức mình, quá tự cao tự đại để rồi thất bại thê thảm. Những lúc lái xe đi trong mưa bão và cô đơn như

thế khiến tôi phải làm ra bài thơ dù môn thơ văn tôi rất dốt khi học ở trung học;

  • -  Tôi ra đi trong mưa gió bão bùng.

  • -  Lòng lạnh lùng trong cô đơn lạnh lẽo.

  • -  Ai là người am hiểu được lòng tôi.

  • -  Xin cho tôi một vài lời ấm áp.

  • -  Tôi bước lê trong đêm tối hãi hùng.

  • -  Lòng bồn chồn bước chân không định hướng.

  • -  Ai là người am hiểu được lòng tôi.

  • -  Xin cho tôi một vài lời khuyên nhủ.

  • -  Tôi cố lên trong cơn đau bệnh tật

  • -  Lòng ngậm ngùi nghĩ đến phận đìu hiu.

  • -  Ai là người am hiểu được lòng tôi.

  • -  Xin cho tôi một vài lời an ủi.

    Cuối cùng tôi nghe lời bạn bè khuyên nhủ: Bỏ shop Dubbo và chỉ tập trung làm ở shop Bathurst. Mỗi tháng tôi phải trả cho chủ shop Dubbo hai ngàn đồng cho đến một năm sau. Tôi phải ra luật sư làm như thế. Thật là thê thảm!

    Nhiều lần lái xe mệt quá, tôi ngủ trong tiềm thức, mơ mơ màng màng tưởng như mình đang đi ở Canada, Mỹ .....Có lần, vừa lái xe qua khỏi đường lên Lithgow, một người cảnh sát đi sau xe tôi chớp đèn pha bắt tôi dừng xe vô lề. Tôi tắp xe vô lề và viên cảnh sát sau khi xem bằng lái của tôi đã nói:

- You have to rest for a while because it is very dangerous. (anh phải nghỉ một lát nếu không lái xe rất nguy hiểm)

Tôi phải tắp vào lề ngủ một lát rồi mới lái xe tiếp.

Trong thời gian tôi làm việc vất vả xa xôi như thế, Chúa đã cứu tôi bao nhiêu lần! Chưa kể lần vượt biên kinh hoàng của tôi vì không có hải đồ hay la bàn gì cả. Ghe chúng tôi đến được bến bờ tự do nhờ tình thương bao la vô bờ bến của Chúa.

Cách đây hai năm, tôi đang lái xe trên đường Canley Vale vào lúc 11 giờ đêm, bất ngờ một chiếc xe chạy vuông góc với tôi thật lẹ. Bỗng nhiên, xe thắng gấp

có lẽ tài xế say rượu không thấy đó là cùng đường. Tôi chỉ cần chạy lẹ vài giây sẽ không tránh khỏi tai nạn. Thật là rùng rợn!

Bốn tháng trước đây, tôi đánh tennis ở sân Auburn. Đánh xong anh em vào Club uống bia. Hôm đó, vui và hứng chí quá mỗi người mua một tua bia, tôi uống 9 lia bia lái xe về rất nguy hiểm, suýt đụng xe, thật là cẩu thả. Về nhà tôi đậu rất sát xe của em tôi mà nếu tôi tỉnh không thể nào đậu như thế được.

Tạ ơn Chúa đã che chở cho con.

Gần đây nhất, mới tháng trước, tôi nhậu chung với Tuấn làm về kiếng bên Úc tại Việt Nam. Trong buổi nhậu có tôi, Tuấn, Bảy (Minh), cha Hỷ, cha Thời (hai cha ở Úc nhưng làm việc tại Việt Nam), vợ chồng người bạn ở Melbourne và một người bạn ở Việt Nam. Chỉ có bấy nhiêu người nhưng chúng tôi uống 3 chai rượu mạnh và 6 chai rượu đỏ. Tôi lái xe thật lạng quạng! Cha Thời bảo tôi:

- Anh Thắng không lái xe về được đâu, nguy hiểm lắm.

Tôi bướng bỉnh cứ lái xe về. Thật là ngu dại! Cũng may tôi về được đến nhà nhưng nghĩ lại thật là nguy hiểm. Lúc đó, tôi có thể kêu bạn bè trong ca đoàn đến chở tôi về cho an toàn nhưng tôi lại không làm. Thật là khờ dại!

Lạy Chúa! Chúa đã cứu con biết bao nhiêu lần như thế nhưng con lại quá keo kiệt tính toán với Chúa. Mỗi lần con đi lễ, con tưởng con bỏ vào nhà thờ năm hay mười đồng là con làm tròn nghĩa vụ rồi. Mỗi lần con ủng hộ các cha xây nhà thờ hay làm việc xã hội, con bỏ ra năm chục hay một trăm đô, con tưởng là to lắm rồi. Trong khi con bỏ ra vài chục hoặc vài trăm đô để ăn nhậu hay thua casino vài ngàn, vài chục ngàn đô chẳng nhằm nhò gì. Có phải con quá bủn xỉn và tính toán với Chúa không? Con lại không biết tạ ơn Chúa mỗi ngày bằng những kinh nguyện Chúa đã dậy con. Thời giờ con dùng vào việc chơi hay thư giãn quá nhiều. Thế nhưng Chúa đã không chấp tội con và đã cứu con nhiều lần như thế! Xin Chúa tha thứ cho những lỗi lầm và tính toán nhỏ nhen của con. Xin soi sáng và giúp con biết mở rộng lòng con với Chúa trong suốt cuộc đời còn lại của con.

Chúa đã cứu tôi biết bao nhiêu lần như thế mà tôi còn có thể nhớ được. Còn nhiều lần tôi không thể nhớ được? Còn bạn thì sao? Tạ ơn Chúa đã thương con vô vàn và cứu con nhiều lần như thế!

Đặng Thắng (tháng 7 năm 2010)

Read More
Thao Dang Thao Dang

CHUYẾN ÂU DU CỦA TÔI (PHẦN 1-3)

PHẦN 1

1/ TỚI HAMBURG- ĐỨC QUỐC.

Trước hết, xin các bạn hiểu rằng chuyến Âu Du theo đúng nghĩa đứng đắn chớ các bạn đừng đọc ngược lại rồi thêm dấu bậy bạ làm bạn bè hiểu lầm tôi thì nguy to. Thật ra số tôi cũng không được may mắn như ý nghĩ bậy bạ của các bạn đâu!

Tình cờ Bích, tôi và Lộc tìm lại được nhau qua internet. Bích đã liên lạc với Kinh Thương Minh Đức để tìm ra địa chỉ email của tôi và Lộc.

Trước kia, chúng tôi cùng học chung trong trường Đại Học Canh Nông Minh Đức. Đến năm 1974 thì Bích đi du học ở Pháp còn tôi và Lộc ở lại Việt Nam. Tôi và Lộc còn may mắn gặp nhau ở trại tỵ nạn Philippines.

Sau đó, Lộc định cư ở Đức vì tàu Capanamour vớt. Còn gia đình tôi sau khi các cường quốc đá qua đá lại, tôi lại được định cư tại Úc. Nhờ liên lạc qua email, tôi đã cố gắng ghé qua Đức thăm Lộc một tuần, sau đó tôi và vợ chồng Lộc sẽ ghé qua Pháp thăm vợ chồng Bích một tuần.

Vừa ra khỏi phi trường Hamburg tôi đã thấy Lộc giả bộ trốn vào đám đông nhưng tôi đã nhận ra ngay và nói:

  • Bồ còn giả bộ trốn tôi nữa hở?

Lộc nói:

  • Coi xem bồ có nhận ra tôi không?

Vợ Lộc là Nhường đứng ở trước nhưng tôi không để ý đến. Khi thấy vợ Lộc tôi vội nói:

  • Chào chị, chị khỏe không?

Chị Nhường vợ Lộc trả lời:

  • Khỏe, cám ơn anh.

  • Chúng tôi bắt tay nhau thật vui vẻ vì đã 25 năm rồi không gặp nhau. Lộc lái xe đưa tôi về Apartment của Lộc. Trên đường đi chúng tôi nói huyên thuyên về chuyện thời sinh viên Canh Nông Minh Đức. Lộc nhìn vẫn như xưa có điều hơi mập hơn một chút và mái tóc đã muối tiêu sau 25 năm xa cách.

Phải công nhận đường ở Đức cũng nhỏ hẹp như những con đường ở Âu Châu. Ở đây Lộc lái xe cũng mau quá làm tôi cũng ớn ớn. 

Vừa vào apartment của Lộc tôi giật mình vì thấy con chó berger cái to quá. Ờ Việt Nam tôi hay ăn thịt chó hoài nên cũng sợ sợ con chó này nó biết mình ăn thịt đồng loại của nó mà nó xơi lại mình một cái thì cũng phiền lắm. Sau khi Lộc giới thiệu tôi với con chó xong, con chó nhìn tôi rồi ngửi ngửi, có lẽ chó quen hơi sau này khỏi cắn lầm người khác.

Trước khi đến Lộc, lúc đó tôi ở Otawa bị đau chân vì đánh tennis và nhậu nên tôi đi hơi khập khiễng khi tới Hamburg. Bị đau chân, bị gout, tôi phải uống nhiều thuốc trị gout quá nên lại đau bao tử. Vừa đến nơi, Lộc đã đưa bia cho tôi uống và nói rằng lát nữa sẽ “Đốt” cho tôi. Tôi giật mình lo sợ vì bạn mình ngày xưa chỉ biết ăn chơi và sinh hoạt “Hùng Tâm Dũng Chí” chớ làm gì mà biết “Đốt” để chữa bệnh như mấy ông Lang Băm này. Nhưng cuối cùng tôi bị đau quá nên cũng đành nhắm mắt “Giao Trứng Cho Ác” để Lộc chữa bệnh theo kiểu “Đốt Huyệt”. Khi “Đốt Huyệt” Lộc mới giải thích ngày xưa Lộc cũng đi học một lớp “Đốt Huyệt” của ông cha nào đó 6 tháng để chữa bệnh cho những đồng bào nghèo bị bệnh.

Tôi thấy Lộc rút điếu thuốc ra to như điếu sì gà đốt cho cháy đỏ lên rồi dí sát vào da chỗ mấy cái huyệt làm tôi cũng hoảng sợ. Lộc cứ dí sát vào da cho nóng lên đến khi tôi la oái oái thì Lộc mới lấy điếu thuốc ra. Sau khi Lộc đốt huyệt thì tôi cũng cảm thấy đỡ đỡ một chút. Tối hôm đó tụi tôi nói chuyện thời sinh viên thật vui vẻ. Lộc bây giờ cũng có job tương đối khá lắm trong nhà thương ở Hamburg tại Đức, cuộc sống tương đối nhàn hạ hơn so với nhiều người Việt Nam tại Hamburg.

Sáng hôm sau tôi giật mình thức giấc khi thấy Lộc sổ một tràng tiếng Đức. Tiếng Đức đây đúng nghĩa thật chớ các bạn đừng hiểu tiếng Đức như ở Việt Nam có nghĩa là chửi thề bậy bạ. Tôi bàng hoàng mở cửa ra thì hơi ngỡ ngàng khi biết Lộc đang la con chó berger. Thế mới thương cho thân phận đàn ông ở xứ người. Không dám la vợ, không dám chửi con, nên đành nuôi một con chó để nếu có tức thì la con chó cho đỡ bị stress. 

Nhiệm vụ của Lộc là sáng ra dẫn con chó đi vệ sinh, nhân dịp đó la cho nó một hơi cho đỡ bị stress. Lộc cũng may mắn hơn nhiều người còn có con chó để la. Sáng hôm đó, chúng tôi ăn sáng và uống cà phê thật ngon lành với bánh mì pa tê thịt nguội, cá salmon xông khói đầy đủ. Vợ Lộc, chị Nhường lo thật chu đáo. Sau đó, Lộc dẫn tôi ra cảng ở Hamburg để đi phà qua những nơi khác chơi và xem phong cảnh tại Hamburg. Tuy nhiên, tôi bị đau chân quá nên chẳng thưởng thức gì được. Tôi ôm bụng nhăn mặt như đàn bà mắc đẻ. Cuối cùng Lộc cũng dẫn tôi đi thăm một tháp chuông trong một nhà thờ đổ nát hoang tàn sau đệ nhị thế chiến. Tháp chuông này để cảnh tỉnh dân Đức hãy nhìn những thảm họa còn sót lại này của chiến tranh mà đừng gây hấn với nước khác.

Buổi tối, Lộc dẫn tôi đi đến khu ăn chơi ở Hamburg. Trên đường đi, Lộc có nói với tôi bây giờ chính phủ ra sắc luật mới cấm đoán nên khu này không còn thoát y dữ dội như xưa. Tôi cũng thấy nhiều em rất đẹp trong lồng kiếng. Sau đó chúng tôi đi ngang qua một club. Người cò mồi nói rằng chỉ có 5 Europes và mỗi người được uống một chai bia. Tôi và Lộc rất thất vọng khi thấy một bà già hơn 40 tuổi đang vũ sexy. Nhìn bà ta vũ sexy còn thua cả phim sex của tàu chiếu kế bên nữa. Thoát y xong bà ta xuống chỗ tôi và Lộc đang ngồi chào rất vui vẻ. Sau khi ngồi một chút bà ta xin uống một ly nước ngọt. Tôi và Lộc nghĩ chỉ có vài đô một ly nước ngọt nên không ngại gật đầu. Kế đó, một em trẻ và đẹp hơn có lẽ từ Tiệp qua ngồi cạnh tôi. Khi người bồi bàn ra tính tiền. Tôi và Lộc giật bắn người khi họ tính 25 Europes cho một ly nước ngọt của mỗi cô gái. Lộc móc hết bóp từ ngăn trong đến ngăn ngoài chỉ có 48 Europes. Người bồi bàn không chịu. Cuối cùng tôi phải móc ra 3 đô la Mỹ đưa cho người bồi bàn để chúng tôi ra khỏi club.

Tôi tức mình la Lộc:

  • Bồ qua Đức bao nhiêu năm rồi mà còn bị lừa nữa chớ?

Lộc phân trần:

  • Tuy qua Đức bao nhiêu năm nhưng Lộc đâu có đi đến khu này thường xuyên đâu.

Tôi cũng thông cảm cho Lộc vì cũng như tôi ở Sydney nhưng có bao giờ đi đến khu ăn chơi King Cross đâu. Chỉ khi nào bạn bè từ xa hay nước ngoài đến mới dẫn đi King Cross mà thôi. Tôi và Lộc ra về với tâm trạng vừa bực tức, vừa xấu hổ và vừa buồn cười vì hai thằng to đầu mà bị lừa.

Sáng hôm sau tôi bị đau bụng nên Lộc chỉ cho ăn bánh mì khô và uống cà phê mà thôi. Tôi cũng chẳng than trách gì vì mình đang bị đau bụng. Chỉ bực mình đúng lúc này vợ Lộc (chị Nhường) làm nhiều món ăn ngon quá như tôm lăn bột chiên…v.v…Tôi chỉ được ăn cơm với canh khổ qua mà thôi.

Chiều hôm sau tôi và vợ chồng Lộc ra thăm khu vườn của vợ chồng Lộc. Tới đây tôi mới hiểu là chính phủ Đức bán cho mỗi gia đình ở apartment một mảnh vườn gồm có 1 cái nhà nhỏ có đầy đủ tiện nghi và mảnh vườn chung quanh nhà để gia đình có chỗ giải trí vui chơi cuối tuần. Nghe nói Lộc thường rủ bạn bè tới đây ăn uống và nhảy đầm dữ lắm nên mới có tên là “Đêm Mầu Hồng”.

Sáng thứ bẩy tôi và vợ chồng Lộc chuẩn bị sang Paris thăm vợ chồng Bích. Hai đứa con của Lộc chở tôi và vợ chồng Lộc ra phi trường Hamburg. Chuyến máy bay của tôi trễ hơn chuyến máy bay của Lộc 2 tiếng nhưng chúng tôi đi luôn một lần cho tiện. Tôi cũng bực mình với những nhân viên làm việc phi trường của Đức tại Hamburg. Họ khám xét hành lý thật chậm chạp và quá kỹ nên rất là lâu. Cuối cùng tôi cũng lên được máy bay qua Paris.


PHẦN 2

2/ TỚI LONGJUMEAU- PHÁP QUỐC

Vừa tới phi trường Paris, đang đẩy xe đựng hành lý ra cổng tôi đã thấy Bích giơ tay chào đón tôi. Tôi vội vàng vẫy lại. Nếu không thấy hình Bích trên internet có lẽ tôi cũng không nhận ra được Bích. Bích bây giờ đã mập hơn nhiều so với trước kia, mái tóc cũng đã muối tiêu nhiều (muối nhiều hơn tiêu có lẽ vợ không cho nhuộm). Bích vừa bắt tay tôi thì vợ chồng Lộc và Joe (vợ của Bích) cũng vừa đến. Bích giới thiệu:

  • Đây là Joe bà xã Bích.

Tôi bỡ ngỡ khi thấy Joe cũng to con không thua gì Bích. Tôi vội vàng bắt tay chào mọi người rồi chúng tôi ra chỗ đậu xe. Tôi giật mình khi thấy xe Bích nhỏ quá. Chiếc xe nhỏ xíu phải chở hai vợ chồng Bích và Joe khá to con, tôi cũng khá mập chỉ có vợ chồng Lộc hơi ốm thôi cộng thêm 4 cái va ly. Hai cái to của tôi và hai cái nhỏ của vợ chồng Lộc. Tôi thấy tội nghiệp cái xe quá. Lúc đó Bích mới phân trần:

  • Ở Pháp toàn đi xe nhỏ không à vì không có chỗ đậu xe.

Trên đường đi chúng tôi nói chuyện thao thao bất tuyệt về thời sinh viên xa xưa thật vui vẻ. Xe chạy hơn nửa tiếng chúng tôi tới được apartment của Bích và Joe. Vừa vào nhà Bích đã giới thiệu:

  • Nhà thì chật nhưng lồn, lộn à lòng thì nhiều.

Tôi cũng giật mình khi Bích nói đùa như vậy. Joe vội vàng nói:

  • Anh này nói toàn nói bậy không à.

Sau đó Bích giới thiệu phòng cho vợ chồng Lộc và Nhường. Tôi ở phòng nhỏ kế bên. Để đón tiếp tôi và vợ chồng Lộc. Bích đã phải dàn xếp thật chu đáo. Nhường phòng ngủ chính cho vợ chồng Lộc, gửi đứa con gái lên ông bà ngoại để nhường phòng single cho tôi. Vợ chồng Bích ngủ ngoài salong. Chúng tôi rất cảm động trước sự hy sinh của vợ chồng Bích. 

Kế đó, Bích giới thiệu phòng tắm. Phòng tắm này do Bích tự tay làm. Bích dặn chúng tôi là khi tắm xong nhớ dùng đồ lau kiếng để lau nước còn đọng lại ở tường và cửa kiếng bên hông. Tôi cũng hơi giật mình vì tính quá kỹ của Bích. Vợ Lộc là Nhường nói đùa:

  • Khách sạn này khó quá chắc phải đến khách sạn khác.

Buổi chiều chúng tôi ăn uống và nói chuyện thật vui vẻ. Qua buổi nói chuyện chúng tôi mới hiểu thêm về Bích. Thật ra, tôi đã biết Bích từ khi Bích còn học đệ nhị B2 trường Nguyễn Bá Tòng. Tôi có bạn thân là Khải học cùng lớp với Bích và Khải có dẫn tôi lại nhà thăm Bích. Tôi còn nhớ, khi tôi và Khải vừa tới trước cửa nhà Bích thì hai lính công an chìm quan sát chúng tôi rồi la lên:

  • Giơ tay lên.

Tôi và Khải cùng hốt hoảng và ngạc nhiên giơ tay lên.

Hai người lính công an chìm khám xét người chúng tôi trước khi vào nhà Bích vì ba Bích là Thượng Nghị Sĩ Nguyễn Mạnh Bảo giữ chức vụ đệ nhất Phó Chủ Tịch Thượng Viện. Cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Thời sinh viên, Bích có dáng người sinh viên với đôi kiếng cận, dáng người mảnh khảnh thường ôm cây đàn guitar hát bài Bạn Thân Ơi hay bài Tôi Muốn Mình …. Làm rung động biết bao nhiêu nữ sinh viên dưới khóa của Bích. Trước kia chúng tôi cứ hiểu lầm rằng: Bích là con ông Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Thượng Viện thời đệ nhị Cộng Hòa nên khi vừa học xong bằng kỹ sư Nông Lâm Súc thì ông cụ của Bích lo cho Bích đi du học. Thực tế không phải như vậy. Bích kể rằng:

  • Con người có số các bạn ạ. Bữa hôm đó Bích chở Trương Thế Thiệt (cùng khóa với chúng tôi) đi lên trung tâm du học. Bích đọc điều kiện trên đó thấy có 5 điều kiện và mình hội đủ nên Bích nộp hồ sơ xin đi du học. Sau đó hơn một tháng Bích trở lại văn phòng du học để hỏi xem tình hình hồ sơ như thế nào? Vừa vào văn phòng Bích thấy hồ sơ ngổn ngang và bề bộn nên Bích hỏi:

  • Chị có cần em giúp gì không?

Chị nhân viên văn phòng nói:

  • Nhờ cậu giúp tôi dẹp gọn gàng mấy hồ sơ này.

Sau khi dọn dẹp hơn một tiếng cho hồ sơ gọn gàng. Chị nhân viên văn phòng hỏi Bích:

  • Thế cậu đến đây làm gi?

Bích trả lời:

  • Em lên đây coi hồ sơ du học đến đâu rồi.

Chị ta lục đục kiếm một hơi thấy hồ sơ của Bích đang ở dưới đáy, chị ta rút ra và cho lên đầu. Thế là Bích được đi du học.

Tôi và Lộc rất ngạc nhiên vì với chức vụ và uy tín của ông cụ Bích lúc đó, Bích muốn đi đâu mà chả được. Không ngờ Bích phải tự túc lo đi du học như thế. Bích còn phân trần rằng:

  • Ông cụ Bích rất yêu nước và bảo thủ. Ông cụ vẫn nghĩ rằng ở Việt Nam học cũng được chớ cần gì phải đi ra nước ngoài. Thành ra ba đứa con trai đâu có đứa nào du học ở nước ngoài đâu.

Cuối cùng Bích phải thú thật với ông cụ để ông cụ mua vé máy bay cho mà đi. Nghe xong tôi và Lộc vừa ngạc nhiên vừa khâm phục Bích. Tối hôm đó tụi tôi ăn uống rất ngon và nói chuyện thật vui vẻ. Ai cũng dành nói thao thao bất tuyệt.

Sáng hôm sau, theo như chương trình đã lập sẵn. Bích biết tôi và vợ chồng Lộc có đạo nên đã dẫn chúng tôi đi lễ tại nhà thờ nổi tiếng ở Paris The Chapel Pamphlets at Moufetard- Notre Dame de la Médaille Miraculeuse. Nhà thờ này Đức Mẹ đã từng hiện ra nên người ta tham dự rất đông.

Chúng tôi đến khá sớm nhưng cũng phải xếp hàng ở ngoài chờ gần cả tiếng đồng hồ mới vào nhà thờ được. Đặc biệt nhà thờ này đa số là người da đen tham dự thật đông. Nhà thờ có nhiều tầng lầu và sau lễ có rất nhiều người ở lại xin ơn với Đức Mẹ.

Sau thánh lễ, chúng tôi đi dọc bờ sông Seine với những tòa nhà cổ kính tại Paris thật đẹp. Ngồi trong xe chúng tôi nói chuyện thật vui vẻ. Chúng tôi buồn cười một truyện. Joe kể về sinh nhật thứ 50 của Bích. Có cô nào đó điện thoại cho Bích. Bích lại nói chuyện thật nhỏ nhẹ làm Joe rất là bực mình. Thế nhưng Joe lại nói:

  • Em đâu có ghen đâu anh Thắng.

Làm tôi và Lộc lại cười ồ lên. Joe lại tố cáo Bích có tật hay gàn. Cách đây nhiều năm Bích lái xe quẹo vào đường bên trong. Có lẽ Bích lái xe lẹ quá nên đụng vào tường làm hàng rào chặn theo đường xe chạy. Thế mà Bích cứ cãi là lỗi không phải Bích. Lộc nói với chen vào:

  • Khi Bích lái xe thì cái tường không được có ở đó.

Cả bốn chúng tôi đều cười ồ lên. Kế đó chúng tôi đi dọc theo bờ sông Seine và thăm nhiều thắng cảnh dọc theo bờ sông Seine.

Buổi chiều, khi về đến apartment của Bích, chúng tôi chuẩn bị đi đánh tennis. Cái tật của tôi là như thế. Dù chân có vẻ đau nhưng hễ nói đến tennis là tôi nhanh nhẩu ra sân liền. Đầu tiên tôi đã đánh với Tuấn là con trai của Bích. Trong lúc đang dợt banh, tôi thấy Tuấn chạy cũng lẹ quá và đánh tennis cũng mạnh, nhưng chỉ có tội không đều thôi. Sau khi làm nóng, chúng tôi bắt đầu chơi. Trong 3 game đầu, Tuấn chơi hay và chạy lẹ quá. Tôi bỏ banh cũng độc nhưng lại bị Tuấn chạy tới và đánh tôi chạy không kịp. Lộc đứng ngoài vừa quay phim vừa chọc quê tôi nữa. Hắn quay những cảnh tôi chạy không được rồi cười hí hí hí. Sau khi thua 0/3 tôi cố gắng đánh cẩn thận hơn và cố gắng cho Tuấn chạy hai góc nhiều hơn. Lúc đó, Bích thấy tôi đánh hai góc dữ quá và cho Tuấn chạy qua chạy lại nên Bích nói:

  • Ông đánh như thế thì chết cha con tôi rồi.

Làm tôi và Lộc đều phì cười hô hố. Tôi cố gắng đánh cẩn thận hơn nên ăn ngược lại Tuấn con của Bích 6/3. Thế rồi Bích vào đánh với tôi. Hai cha con cùng xa luân chiến. Tôi cũng thắng Bích không khó khăn lắm vì tôi biết Bích đâu có chơi thể thao như tôi hồi còn nhỏ đâu. Hồi nhỏ tôi đá banh dữ lắm và chơi nhiều môn thể thao nên tôi chạy khỏe hơn Bích.

Chơi tennis xong chúng tôi về nhà ăn uống và nhậu nhẹt say sưa. Cái tật của tôi là hay ham vui. Dù bị đau chân nhưng nếu bạn bè mời uống rượu cũng nhào vào uống để rồi hôm sau chân sưng lên không đi chơi được. Tôi bị gout mà cũng không chừa, đúng là cái tật.

Sáng hôm sau Bích dẫn tôi đi bác sĩ Hiền là người thân của Bích ở Paris. Ông này cũng có gia đình ở bên Úc và biết đánh tennis nữa nên chúng tôi nói chuyện thật hợp. Năm nào bác sĩ Hiển cũng qua Úc du lịch hết. Tưởng tôi bị trặc chân nên ông ta băng chân cho tôi thật chặt. Cuối cùng chân vẫn bị sưng vì tôi bị bệnh gout chớ không phải bị trặc chân.

Sáng hôm sau, chúng tôi ăn sáng với bánh mì và bánh croissant cùng với pate đủ loại. Phải công nhận pate của Pháp thật phong phú và nhiều loại rất ngon. Ăn sáng xong, thì Bích và vợ chồng Lộc đi chơi còn tôi đau chân nên phải ở nhà. Tôi cũng tức quá nhưng biết làm sao bây giờ. Thế là tôi lấy computer ra chat cho đỡ buồn. Còn Bích và Lộc đi đến vùng Montmartre nơi mà trên núi thì nhà thờ Sacré Coeur, còn phía dưới là khu ăn chơi Pigalle. Tôi nhớ lại 2 năm trước, cùng đi với phái đoàn Úc đến nơi này. Đi ngang qua khu ăn chơi chúng tôi cứ nắm tay cha Chi dắt đi thật mau, chỉ sợ mấy em đầm kéo cha vào thì nguy to. Bữa hôm đó, Lộc đi về kể cho tôi nghe thật là vui và đẹp. Tôi tiếc quá nhưng biết làm sao bây giờ.

Tôi còn nhớ chiều hôm trước Lộc không có thuốc để đốt huyệt cho tôi nên đã lấy mấy cây nhang chấp lại đốt huyệt cho tôi. Tuy nhiên, lửa mấy cây nhang này cháy to quá làm tôi muốn phỏng cả da mà không hiệu quả nên chân vẫn sưng to lên. Trong lúc đốt huyệt, Lộc còn giỡn nên tôi nóng quá. Đến hôm sau, Lộc mới nói:

  • Tại tôi giỡn với bồ nên chân có vẻ sưng to hơn.

Tôi bực mình nhưng biết làm sao bây giờ vì mình đã “giao trứng cho ác” rồi.

Chân tôi đau quá nên Bích phải xuống nhà dưới mang lên cho tôi một cái nạng gỗ để tôi chống nạng mà đi cho dễ. Tự nhiên tôi trở thành “Handy Cap” ở nhà Bích. Qua sống chung, chúng tôi mới biết Bích sống rất kỹ và ngăn nắp. Có lẽ ảnh hưởng của gia đình gia giáo từ thời xa xưa luôn luôn sống sạch sẽ, gọn gàng.  Bữa hôm đó có 2 loong bia trong phòng tôi, tôi tạm bỏ vào thùng rác trong phòng, tôi thấy Bích cầm lên mang ra thùng rác ngoài phòng và còn nói thêm:

  • It is used for paper only.

Thật sự tôi hơi giật mình và nhủ thầm rằng mình cố gắng cẩn thận, nếu không sẽ bị Bích la. Do đó, mỗi lần tắm xong tôi phải coi trước coi sau xem lông tóc có còn không? Nếu có nhặt từng cọng lông hay tóc bỏ vào thùng rác và không quên dùng đồ lau kiếng để chùi nước hai bên hông. Khăn tắm cũng phải gấp vào chỗ gọn gàng. Buổi chiều hôm đó, sau khi dùng nến để “Đốt Huyệt” cho tôi và Bích xong. Bất ngờ Bích vào phòng tôi và thấy ngọn nến vẫn còn đang cháy. Bích hỏi nhỏ:

  • Ngọn nến này còn xài nữa không?

Tôi thấy Lộc vội vàng chạy lại tắt cây nến. Còn tôi thì cười hì hì hì làm Lộc tức quá. Sau đó ra ngoài bàn ngồi ăn chè. Tôi thấy còn một loong bia đặt trên kệ sát tường. Tôi biết chắc rằng là loong bia hết rồi của Lộc uống tối hôm qua. Tôi cũng hiểu Lộc cũng như tôi rất là xuề xòa không có gọn gàng như Bích. Tôi mới nói:

  • Loong bia kia nặng để trên kệ cũng hư cái kệ đó.

Bích nhìn theo hướng tay tôi chỉ còn Lộc thì vội vàng chạy thật nhanh lại cầm loong bia dục đi. Tôi thấy Lộc cười mếu mếu nhưng trong lòng căm thù tôi lắm. Chỉ mong có dịp nào trả thù bằng cách tố cáo tội lỗi của tôi để Bích la tôi cho Lộc cười thỏa thích. Còn tôi thì khoái chí cười ha hả. Tôi biết Lộc luôn chờ thời cơ để tố cáo tội tôi cho Bích nếu tôi có lầm lỗi gì.


PHẦN 3

Sáng thứ năm như thường lệ Bích đi mua bánh mì và pate cho chúng tôi ăn. Bích lo rất chu đáo. Sau khi ngồi vào bàn ăn. Tôi và vợ chồng Lộc đọc kinh. Vừa đọc xong lại thấy Bích ngồi vào máy computer. Bích miệng nói ăn đi ăn đi nhưng lại ngồi vào máy computer. Tôi bực mình nói:

  • Ông nói ăn đi ăn đi mà ông không ăn thì bố ai dám ăn.

Thế là Bích bỏ máy vào ăn với chúng tôi. Vừa lúc đó Lộc kêu lên cho Lộc một ly để uống cà phê trong khi đó một cái ly to tướng ở trước mặt Lộc. Bích la lớn lên:

  • Cái ly to tướng trước mặt ông kìa.

Lộc giật mình nói:

  • Sorry, sorry mình không thấy.

Một chút nữa bình cà phê ở gần Lộc, Bích nói:

  • Cho Bích xin miếng cà phê.

Lộc không nghe thấy nên Bích nói:

  • Không những “Đui” mà còn “Điếc” nữa.

Tôi cười quá trời và nói với Lộc:

  • Rót cho Bích chút cà phê.

Lúc đó Lộc mới giật mình vì có lẽ tâm hồn Lộc đang suy nghĩ đâu đâu.

Tôi đoán là Lộc đã hối hận đem vợ qua đây thăm Bích. Không biết Bích có trổ tài lấy le với vợ hay không mà cái gì cũng làm hết. Từ giặt quần áo, phơi quần áo, rồi ủi quần áo, nấu ăn và chuẩn bị đủ thứ. Coi như Bích là người đàn ông rất hoàn hảo. Không có gì mà Bích không biết làm. Rồi đến chè đường xôi vò Bích cũng nấu. Tôi phải công nhận Bích là người đàn ông thật gương mẫu. Nếu so với Lộc thì Bích hơn Lộc nhiều quá. Lộc thì sướng hơn nhiều. Chỉ việc đi làm về nhà vợ đã lo cơm nước đầy đủ. Nhiệm vụ của Lộc chỉ là lâu lâu dẫn con chó đi vệ sinh và nhất là la cho nó thật nhiều cho đỡ bị stress. Thành ra Lộc buồn rầu nói:

  • Tôi rất hối hận khi đi qua Paris. Vì qua đây Bích làm gương xấu cho tôi. Còn Joe làm gương xấu cho vợ tôi.

Cả bốn chúng tôi đều cười to. Thấy Bích giặt đồ cũng tội quá vì máy giặt thì nhỏ xíu trong khi chúng tôi có nhiều quần áo để giặt. Hơn nữa cũng ít sài máy sấy vì sợ bị hư quần áo. Tôi thấy cũng lạ. Còn ở Mỹ ai cũng cho vào máy sấy cho đỡ mất thời giờ. Nhân tiện đó tôi mới kể một chuyện vui:

  • Có hai bà kia đang khoe nhau về máy giặt. Một bà khoe rằng: Em mới mua một cái máy giặt hay lắm. Giặt xong nó còn làm khô cho mình nữa. Bà kia mới nói:

  • Máy giặt của chị còn thua máy giặt của em. Máy giặt của em sau khi nó giặt xong còn ủi và treo quần áo lên nữa. Bà kia thấy thế mới hỏi:

  • Máy giặt của chị mua ở đâu vậy. Chỉ có thể cho em xem máy giặt của chị được không? Sau khi ngập ngừng một chút bà này nói với chồng:

  • Anh! Đứng lên cho bà ấy coi.

Cả bọn chúng tôi đều cười ồ lên. Giống như Bích là cái máy giặt của Joe đó các bạn.

Vừa ăn sáng xong Bích nói:

  • Ăn sáng xong Bích nhờ các bạn giúp Bích như sau: Nhờ Lộc hút bụi cái nhà vì Bích rất ghét hút bụi.

Thấy tôi đau chân nên Bích miễn công tác cho tôi. Thật sự nếu giao tôi cũng không làm được vì chân đau quá. Cũng may là Bích dẫn tôi đi bác sĩ Hiền và nói về chân tôi bị gout nên bác sĩ cho thuốc uống mới thấy đỡ đỡ hơn. 

Tôi biết Lộc bực tôi lắm vì mấy lần Bích la Lộc chuyện Lộc để loong bia hay ly nước cẩu thả. Lộc luôn luôn chờ thời cơ để có dịp nêu khuyết điểm của tôi để cho Bích la tôi.

Chiều thứ năm Lộc vui mừng khi thấy thời cơ đã đến. Lộc đi vào buồng tắm thấy và lông và tóc ngổn ngang dưới bồn. Lộc lại thấy nước chung quanh bồn chưa được lau chùi cẩn thận. Lộc tằng hắng và la to lên:

  • Ai vừa vào phòng tắm mà lông tóc ngổn ngang và nước bề bộn thế này?

Tôi giật mình vì biết mình đâu có tắm nhưng cũng chạy vào phòng tắm xem sao. Lộc đang cười hô hố đắc chí vì đã tố cáo tội trạng của tôi cho Bích thì tôi thấy mặt Lộc tái đi, xanh lè khi thấy chiếc quần lót của phụ nữ rớt trong phòng tắm. Thay vì tố cáo tôi thì Lộc lại giật mình nói nhỏ:

  • Chết rồi bà xã tôi, bà xã tôi, em ơi, em ơi.

Nhường đang ở ngoài bếp vội nói:

  • Gì đó anh, gì đó anh?

Nhường đi vào phòng và tôi thấy hai vợ chồng im hơi lặng tiếng. Còn tôi thì ôm bụng cười khoái chí vì Lộc tính tố cáo tội tôi cho Bích nhưng không được vì vợ Lộc mới tắm xong chớ không phải là tôi.

Chiều hôm đó tôi nghe loáng thoáng hôm nay sinh nhật Bích. Tôi cũng chẳng biết tặng gì cho Bích. Thấy Bích chưa có đồng hồ tôi định mua đồng hồ đeo tay cho Bích nhưng Lộc đã tặng cho Bích cái đồng hồ rồi. Tôi định tặng cây vợt tennis nhưng sợ Bích có nhiều cây vợt rồi sao. Chiều hôm đó tôi hỏi Bích:

  • Bích có mấy cây vợt tennis?

Bích trả lời:

  • Có 5 cây.

Tôi thất vọng vì thấy ý định tặng vợt tennis cho Bích thất bại rồi. Nhưng Bích nói tiếp:

  • Bích một cây, con trai một cây, con gái một cây còn bà xã hai cây.

Nghe xong tôi rất mừng vì ý định tặng vợt tennis của tôi cho Bích vẫn thực hiện được vì Bích mới chỉ có một cây. Thế là tôi quyết định mang cây vợt tôi mua tại Hawaii ra tặng cho Bích vì tôi nghĩ tôi có dịp đi Mỹ nhiều hơn trong khi Bích ít có cơ hội như tôi. Chiều hôm đó sinh nhật Bích thật vui vẻ. Chúng tôi ăn uống nói chuyện và hát bài “Happy Birthday” rất nhiều lần.

  • Happy Birthday to you. Happy Birthday to you.

  • Happy Birthday to Bich Đốp.

  • Happy Birthday to you.

Thật sự tôi rất vui mừng khi biết Bích thích cây vợt tennis của tôi tặng cho Bích. Tôi không ngờ món quà tặng của mình lại đúng ý thích của Bích như vậy. Chúng tôi ăn uống thật vui say và nói chuyện cho đến hơn nửa đêm.

Sáng hôm thứ sáu, chúng tôi dậy ăn sáng và uống cà phê như thường lệ. Đang chuẩn bị ăn sáng thì thấy Bích bê ra một cái máy to như máy may hay máy vắt sổ. Tôi giật mình không biết Bích đang ăn còn may hay vắt sổ gì nữa đây. Khi Bích mở ra tôi bỡ ngỡ khi biết đó là máy nướng bánh mì sandwhich cách đây gần 20 năm. Tôi vội vàng hỏi Bích:

  • Hình như cái hãng làm máy này đóng cửa rồi phải không Bích?

Cả bọn đều cười ồ lên vì Bích sài kỹ quá. Cái máy mấy chục năm vẫn còn sài được, đương nhiên cái hãng làm cái máy phải đóng cửa là cái chắc rồi. Ăn sáng xong chúng tôi chuẩn bị bữa cơm chiều vì có vài người bạn của Bích tới. Đặc biệt có Đông là bạn học và là cầu thủ đá banh chung với tôi trong đội túc cầu Canh Nông Minh Đức cách đây hơn 30 năm. Ăn sáng xong, tôi chuẩn bị dọn dẹp và hút bụi phòng để trả lại giang sơn cho con gái Bích. Vợ chồng Lộc cũng lo thu dọn phòng để trả lại cho Bích. Tôi định hỏi Bích để ủi quần áo thì Bích nói:

  • Bồ muốn ủi gì? Để tôi ủi cho.

Phải công nhận Bích ủi quần áo thật chuyên nghiệp. Tôi thầm khâm phục Bích làm rất nhuần nhuyễn. Nhiều lúc Joe còn nói thêm vào:

  • Nhờ em huấn luyện đó anh Thắng nên Bích mới được như ngày nay

Tôi và Lộc cười ra nước mắt. Tôi thì không sao vì đã bị vợ bỏ chỉ có Lộc là bị bầm vập vì vợ Lộc lâu lâu lại tằng hắng ngụ ý rằng:

  • Anh thấy chưa, anh Bích giỏi như thế đó.

Tôi thì khoái chí cười còn Lộc có vẻ đau khổ như đang mắc bệnh trĩ. Tối hôm đó chúng tôi ăn uống thật ngon vì Nhường và Joe làm lẩu hải sản.

Chúng tôi thật vui khi Đông có mặt. Anh em hơn 30 năm mới gặp lại nhau còn gì vui mừng hơn nữa các bạn. Sau khi ngồi vào bàn ăn uống vui vẻ và nhắc lại những chuyện ngày xưa. Trước kia Đông ở trong đội túc cầu Canh Nông Minh Đức mà tôi là thủ quân. Đông nói thêm bạn bè có gửi một số hình. Có nhiều hình tôi còn không nhận ra tôi nữa các bạn ạ. Ngày xưa tôi ốm nhắt và lanh lẹ chớ đâu có mập mạp và chậm chạp như bây giờ. Các bạn tha hồ uống rượu vui vẻ chỉ có mình tôi là không được uống vì bị đau chân. Cuối cùng, bác sĩ Hiền thấy mặt tôi buồn rầu và tội nghiệp quá nên mới ra lệnh cho tôi được uống một chút. Chúng tôi chụp hình quay phim đủ thứ để làm tài liệu.

Thật sự cách đây 30 năm chúng tôi cũng không ngờ có dịp gặp nhau như thế này các bạn ạ. Chúng tôi ăn uống nói chuyện thao thao bất tuyệt. Những kỷ niệm thời sinh viên xa xưa lại hiện về trong lòng chúng tôi. Có lẽ lần sau nữa mà gặp như vậy chắc ai cũng chống gậy hết quá. Dù rất quyến luyến nhau nhưng cuối cùng chúng tôi cũng phải chia tay vì đã quá nửa đêm rồi. Đông ra về với tâm trạng luyến tiếc vời vợi. Còn tôi, vợ chồng Lộc và vợ chồng Bích cũng buồn bã vào phòng.

Sáng thứ bẩy chúng tôi ăn sáng không còn vui vẻ nữa vì giờ phút chia tay đã đến rồi. Khi ăn sáng xong chúng tôi chuẩn bị đi ra phi trường. Tôi bay trước vợ chồng Lộc nhưng cùng đi một chuyến cho đỡ mất công. Bích dẫn tôi đến chỗ check in rồi sau đó theo tôi đến chỗ cầu thang máy để lên phi trường. Tôi thấy Bích và Lộc rơm rớm nước mắt. Nhìn mắt Bích đỏ lên tôi biết Bích rất cảm động và bùi ngùi khi chia tay.

Ngày vui qua mau quá. Một tuần lễ gặp nhau nhanh như vậy sao! Ai cũng bàng hoàng, bùi ngùi cảm động khi chia tay. Bắt tay nghẹn ngào không nói lên lời. Bao giờ mới gặp lại nhau nữa đây! Biết đến bao giờ! Biết đến bao giờ!

Cám ơn vợ chồng Lộc Nhường, cám ơn vợ chồng Bích Joe đã cho tôi những giây phút bạn bè thật tuyệt vời. Những bữa cơm thân mật, những nụ cười vui vẻ, những lời nói giỡn sảng khoái, những tiếng cười ròn rã..v.v…Biết đến bao giờ mình lại tìm được những cảm giác đó nữa các bạn!

Đặng Thắng cựu sinh viên khóa 1 Canh Nông Minh Đức

Sydney 21 tháng 9 năm 2004

Read More
Thao Dang Thao Dang

ĐẠI HỘI KINH THƯƠNG ÚC CHÂU 2007 TẠI SYDNEY

Vừa bước chân vào tiệm phở Việt ở Cabramatta, tôi giật mình khi thấy anh chị em Kinh Thương Minh Đức ngồi chật hai hàng ghế. Mọi người đang ăn uống vui vẻ, có lẽ đang đói bụng vừa từ Melbourne và Canbera lên. Tôi ngượng ngùng chào mọi người vì mình ở đây mà đến trễ. Bắt tay Quang Hải và Quyển xong. Quang Hải nhường chỗ cho tôi ngồi. Chưa ngồi vào ghế đã nghe Kim Ánh nói:

- Lát nữa ông chủ cứ tính tiền cái anh đến trễ đó. Tôi cười cười trả lời:

- Đâu có sao đâu em! Chuyện nhỏ mà.
Đang ngó ngang dọc chào mọi người, bỗng tôi nghe tiếng oán trách đằng sau:

- Nãy giờ chào anh có thấy anh ấy trả lời đâu?
Tôi giật mình khi thấy Trịnh Đình Hanh ngồi ở phía sau nhìn tôi như trách

móc:

- Tôi vội vàng xin lỗi vì lu bu quá nên quên mất Hanh ngồi ở đó. Tôi đã gặp Hanh nhiều lần ở Melbourne. Hanh có lối nói đùa mặt mày tỉnh bơ nhưng nói các câu đùa thật hay, dí dỏm và bất ngờ. Bữa tiệc nào có Hanh các bạn sẽ tha hồ cười muốn bể bụng vì cách nói đùa thật hay và tỉnh khô của Hanh.

Chúng tôi ăn uống vui vẻ một chút thì anh Sáng chở tới hai người bạn ở Adelaide là Thắng Ruộng và Phương từ phi trường về.

Câu chuyện trở nên sống động hơn khi hai người bạn Thắng Ruộng và Hanh gặp nhau vì hai người ngày xưa học cùng một lớp và rất thân thuộc nên nói chơi với nhau cũng cạn tào ráo máng. Anh Sáng có gặp tôi đính chính vì anh email cho tôi là tiệm phở Hiền nhưng chúng ta lại gặp nhau ở tiệm phở Việt. Anh Diệp Hồng Câu là chủ tiệm phở Việt cũng thân với tôi vì cháu anh ta lấy em ruột tôi nên chúng tôi đã từng biết nhau.

Anh Sáng, Trung, Thắng Ruộng và Phương kêu thêm các món ăn. Chúng tôi tha hồ nói chuyện vui vẻ, làm ồn ào cả quán ăn.

Trong dịp này, Quang Hải cho tôi biết mắt đã bớt giật đến 80%. Trước đây, mắt của Quang Hải bị giật liên hồi giống như hai giây thần kinh bị dính vào nhau. Khi bà xã tôi rất giỏi về thuốc Bắc đi Melbourne chơi, đã chuẩn bệnh cho Hải và đến tiệm thuốc bắc hốt thuốc vào tháng 1 năm 2007. Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 2007 Hải mới uống thuốc vì Hải rất sợ uống thuốc bắc. Nhưng Hải sợ rằng nếu không uống thuốc bắc khi bà xã tôi qua hỏi, Hải biết trả lời sao! Nên Hải phải cố gắng uống. Hải cho rằng uống thuốc bắc giống như Phan Thanh Giản uống thuốc độc vậy. Thành ra mỗi lần uống thuốc bắc Hải phải nhắm mắt dù mắt đang bị giật giật và phải ngâm bài thơ:

  • -  Cũng đành nhắm mắt đưa chân

  • -  Mặc cho con tạo xoay vần ra sao?

    Không ngờ con tạo này xoay cũng có kết quả. Hải bảo là uống được 5 thang mắt đã bớt giật 50% và đến10 thang thì mắt bớt giật 80%. Tôi cũng mừng vì bà xã mình đã giúp được người bạn như thế.

    Nhân dịp này anh Diệp Hồng Câu chủ tiệm phở Việt có kể chuyện vui, anh kể rằng:

    - Bây giờ tuy thành phố Sài Gòn có tên là thành phố Hồ Chí Minh nhưng tất cả ai về Sài Gòn lấy vợ đều được nói là lấy vợ Sài Gòn chớ ai nói lấy vợ Hồ Chí Minh là tới số.

    Tất cả chúng tôi đều cười thật vui cho câu chuyện nói đùa của anh.

    Ăn uống vui vẻ xong, chúng tôi quyết định đi Cabravale Club để uống bia và nhảy đầm. Tôi có nhiệm vụ dẫn vợ chồng anh Thế đi tới Club vì anh Thế ở dưới Canbera nên không rành đường trên Sydney.

    Xin nhắc lại, tôi có gặp anh Thế trước đây một lần ở Sydney khi tôi và anh cùng đón hai bà mẹ từ Việt Nam qua du lịch vào năm 2000. Trong khi chờ đón mẹ, tôi thấy anh Thế trạc tuổi mình nên nói:

- Xin lỗi ở Việt Nam anh làm về gì?

Anh Thế trả lời:
- Tôi làm phụ khảo cho Kinh Thương Minh Đức.

Khi nghe như vậy, tôi giật mình vì nghĩ đến những người khóa 1 Kinh Thương Minh Đức sau khi ra trường được giữ lại làm Phụ Khảo, chắc anh cùng khóa với Lâm Quang Thanh Ngân, Tạ Thanh Duy Hiếu....Hơn nữa, khi tôi có dịp gặp Thầy Khánh ở Brisbane, có nghe Thầy Khánh kể về Thế nên tôi nghĩ đây là con rể Thầy Khánh. Tôi thầm phục anh Thế qua đây còn tiếp tục học hành và làm về chuyên môn của mình. Tôi và anh Thế biết nhau từ lần đó và đây là lần thứ hai tôi gặp lại anh.

Sáng hôm sau, Tuấn Linh đã tới nhà tôi thật sớm khoảng 8 giờ sáng, sau khi lấy thịt rau và trái cây ở nhà anh Lãng. Vừa gặp tôi, Tuấn Linh cười toe toét kể lại chuyện vui khi lấy thịt. Tuấn Linh kể là:

  • -  Ê Thắng! Hồi nãy khi đi lấy thịt mình đang đứng chờ bà kia bà ấy bỏ thịt cho mình, tự nhiên nghe bà ấy kêu lên:

  • -  Anh! Kéo dùm tôi cái phẹc ma tuy lên coi. Tôi tự nhiên ứng khẩu trả lời:

- Tôi chỉ kéo phẹc ma tuy xuống không à chớ không có kéo lên.
Vừa nghe câu nói đó, mấy người đàn ông trong tiệm thịt cười quá trời luôn.

Có người còn phụ họa:
- Thấy chưa, anh ấy chỉ kéo phẹc ma tuy xuống chớ không kéo lên được.

Mấy người đàn ông trong tiệm thịt được dịp cười như nắc nẻ trong khi bà cho thịt vào túi chắc cũng thẹn đỏ cả mặt.

Tôi và Tuấn Linh liên lạc được với nhóm Kinh Thương đang ở nhà Dũng. Chúng tôi kéo lại nhà Dũng uống cà phê, ăn sáng trước khi đi tới Blue Mountain, địa điểm họp mặt.

Vừa vào nhà Dũng chúng tôi đã thấy Kim Ánh đang cầm micro hát karaoke nhảy nhót hấp dẫn lắm. Còn các bạn Kinh Thương ở Canbera, Melbourne đang ăn bánh cuốn, bánh giò điểm tâm và uống cà phê. Chúng tôi ghé vào ăn sáng uống cà phê cùng hàn huyên tâm sự.

Tôi thấy xe van của Tuấn Linh chở quá nhiều ẩm thực nhưng nghe Dũng bảo còn phải chở thêm gà quay, vịt quay và nước cùng rượu nữa. Thấy xe chở thức ăn đầy nhóc nên Hanh nói đùa:

- Chúng ta phải thanh toán hết thức ăn này rồi mới được về.

Chúng tôi ai cũng nhìn vào xe thực phẩm, cười cười lắc đầu. Chúng tôi định lên đường sớm những Dũng báo là 13 giờ trưa mới được check in nên chúng tôi đợi đến 12 giờ trưa mới khởi hành. Cảm giác này làm tôi nhớ lại tinh thần hăng say, nôn nao mỗi khi đi cắm trại Hướng Đạo. Ngày xưa, khi đi cắm trại chúng tôi phải đi xe đạp, chở cây gậy, ba lô, nồi niêu xoong, chảo v.v...và phải đạp còng lưng còn bây giờ tôi ngồi trên xe hơi thoải mái ngắm phong cảnh thiên nhiên. Đoạn đường này đối với tôi quá ư quen thuộc vì tôi có lò bánh mì ở Bathurst hơn 20 năm nên tôi đi qua đoạn đường này không biết bao nhiêu lần. Nhớ lại có những buổi tối trời mưa, sương mù đi qua đoạn đường Katoomba này rất nguy hiểm.

Khi đến địa điểm, trời khá lạnh. Chúng tôi hì hụch di chuyển thực phẩm và dụng cụ cá nhân lên phòng đã được ban tổ chức phân chia. Mỗi gia đình ở một phòng, các bạn nữ độc thân một phòng và các bạn nam độc thân một phòng. Chúng tôi có một nhà bếp và có một phòng khách ăn uống thật rộng rãi và thoải mái.

Sau khi ổn định vị trí từng phòng, chúng tôi xuống khu vực babeque dưới nhà. Tất cả chúng tôi nướng thịt ăn babeque thật vui vẻ. Trong khi mọi người đang ăn thì tôi và Tuấn Linh phải đi lấy bánh mì do em Vân (em của tôi) mang từ Bathurst về cách Katoomba gần 100 cây số. Tuấn Linh nói đùa rằng:

- Bánh mì này được trực thăng chở từ Bathurst lên.

Đúng là bánh mì từ Bathurst lên nhưng không đi bằng trực thăng mà do em Vân (em ruột tôi) đi xe lửa mang xuống. Chúng tôi lấy bánh mì từ ga xe lửa Katoomba về.

Chúng tôi ăn uống nói chuyện thật vui vẻ sảng khoái, sống lại cuộc đời thân mật sinh viên xa xưa. Anh Thế luôn luôn kể chuyện tiếu lâm cho anh em nghe. Trịnh Đình Hanh cũng vậy, với vẻ mặt tỉnh bơ đã kể như sau:

- Tôi phải cám ơn vợ tôi rất nhiều vì đã dàn xếp để chúng tôi tham dự Đại Hội Kinh Thương Úc Châu tại Sydney. Điều quan trọng hơn nữa, nếu vợ tôi không đi tôi phải ngủ với Thắng Ruộng.

Cả bọn chúng tôi đều cười ồ lên sau câu nói pha trò của Hanh.

Anh chị Lãng bận công chuyện nên buổi chiều mới đến tham dự với chúng tôi. Anh Lãng ngày xưa học khóa 1 Kinh Thương Minh Đức cùng với Lâm Quang Thanh Ngân và Tạ Thanh Duy Hiếu....Nhưng vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 anh bị động viên vì đôn quân trong thời gian đó.

Buổi tối hôm thứ bảy chúng tôi ăn uống thật no say đầy đủ. Mỗi người tự động đứng lên giới thiệu về mình cũng là những tiết mục thật tếu và vui đùa. Đặc biệt, năm nay có thêm vợ chồng Thông & Chi ở bên khoa Canh Nông Minh Đức nhưng chúng tôi mời tham gia vì Thông & Chi rất thân với tôi và Tuấn Linh. Những bài hát sinh hoạt quen thuộc được Quang Tín bắt lên làm chúng tôi nhớ lại thời sinh viên hơn 30 năm về trước. Đặc biệt bài hát “Khúc Thụy Du” vẫn là bài hát bất hủ của Quang Tín đối với chúng tôi. Ai cũng công nhận Quang Tín hát hay quá! Chúng tôi hát hò sinh hoạt thật vui vẻ cho đến hơn nửa đêm mới đi ngủ.

Sáng hôm sau, tôi vừa thức dậy đã thấy chị Yến vợ anh Lãng đang kêu mọi người tập thể dục theo phương pháp của chị ấy để cơ thể khỏe mạnh và điều hòa. Tuấn Linh cũng muốn tập cho các anh chị em khác theo phương pháp Tiên Thiên Khí Công. Mục đích giúp cho mọi người có sức khỏe tốt hơn. Tôi cũng ao ước nếu có vợ tôi ở đây để bắt mạch kiểm tra sức khỏe cho các bạn bè thì tốt biết mấy.

Sau đó, chúng tôi ăn sáng uống cà phê và chuẩn bị đi thăm “Động” Jenolva Cave. Nói đến chữ “Động” cánh đàn ông chúng tôi đều cười ồ lên vì hiểu theo nghĩa bóng của chữ “Động”. Thế rồi, Thắng ruộng còn nói:

- Ai đi động mau thì đứng bên này, còn ai đi động lâu thì đứng đàng kia.

Tất cả chúng tôi chẳng ai nói gì cả nhưng đều cười thật to và hiểu nghĩa bóng của chữ “Động”. Phải công nhận động Jenolva Cave rất rộng và rất đẹp. Tùy theo chúng ta có thời giờ nhiều hay ít và muốn đi xa hay gần. Chúng tôi chia thành 2 nhóm: Một nhóm đi khoảng nửa tiếng và một nhóm đi khoảng một

tiếng. Đi xong, ai cũng công nhận “Động” rất đẹp và ai cũng hân hoan thoải mái.

Trên đường về, chúng tôi gặp trở ngại vì có tai nạn đụng xe trong tuyến đường xuống dốc ở Lithgow nên cảnh sát cấm đường không cho chúng tôi về đường cũ. Bị tắc đường gần mấy tiếng đồng hồ, cuối cùng chúng tôi phải tìm đường khác về vì không biết đến bao giờ đường mới được lưu thông. Cũng may, có một chiếc xe chở Phương thoát khỏi vụ đụng xe đó nên Phương mới về tới phi trường Sydney cho kịp chuyến bay về Adelaide. Sau vài tiếng đồng hồ, chúng tôi mới về được Katoomba. Anh chị em tiếp tục bàn về vụ đụng xe đó chắc nặng lắm nên mới kẹt xe lâu quá như vậy. Đây là đoạn dốc nguy hiểm, trước kia tôi đã nhiều lần đi ngang qua đây trong những trạng thái mơ mơ màng màng. Cũng may, Chúa thương tôi cách riêng nên tôi không bị tai nạn. Nhớ lại, có lần tôi buồn ngủ nhưng vẫn phải lái xe ban đêm cho kịp thời gian đến shop nên rất nguy hiểm. Khi đi qua đoạn dốc này, tôi lái xe lạng quạng đến nỗi người lái xe sau tôi pha đèn và bắt tôi vào lề. Tôi vội vàng tắp xe vào lề, hóa ra ông ta là cảnh sát và biết tôi quá mệt mỏi nên ông ta bảo tôi phải ngủ một lát rồi mới lái xe vì rất nguy hiểm.

Một lần khác, tôi lái xe mơ ngủ thế nào để tài xế xe Truck bấm còi inh ỏi làm tôi giật mình tỉnh dậy, mồ hôi toát ra như tắm vì sợ hãi. Nghĩ lại thật rùng mình!Chính bây giờ tôi cũng không hiểu nổi tại sao ngày xưa tôi lại có thể làm được những chuyện như thế.

Buổi tối chủ nhật, chúng tôi tiếp tục ăn uống hàn huyên thật vui vẻ. Những bài hát sinh hoạt cộng đồng trước kia được chúng tôi hát sinh hoạt như: Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Nối Vòng Tay Lớn.v.v... được chúng tôi hát thật to như thời còn sinh viên dù bây giờ ai cũng qua 50 tuổi. Chúng tôi hát to đến nỗi nhân viên trong chỗ chúng tôi thuê phòng phải đến nhắc nhở chúng tôi hát nhỏ lại để cho những người kế bên chúng tôi nghỉ ngơi. Nhân dịp này anh Sáng cũng sáng tác một bài nhạc: “Về Nơi Đây” để kỷ niệm gặp gỡ của chúng tôi. Tôi không ngờ anh Sáng lại có tài về âm nhạc như thế. Phải nói, chúng tôi có một buổi tối ăn uống thật no nê, nói chuyện thật vui vẻ, ca hát thật hăng say quên đi những ngày tháng làm việc mệt nhọc trong cả năm trời. Đến hơn 1 giờ đêm, anh chị nào mệt vào nghỉ trước, còn ai có thể tiếp tục hàn huyên vào nghỉ sau.

Sáng thứ hai, chúng tôi dậy khá sớm dù đêm ngủ khuya, cà phê, thức ăn sáng đã được các chị dâu Kinh Thương chuẩn bị chu đáo. Các chị dâu Kinh Thương ai cũng siêng năng và giỏi giang. Không biết sao các anh Kinh Thương lại khéo chọn như thế. Chúng tôi tiếp tục hàn huyên tâm sự và ai cũng buồn rầu vì sắp đến giờ chia tay. Thức ăn và nước uống chúng tôi mang theo tưởng ăn cả tuần mới hết, không ngờ chúng tôi cũng thanh toán gần hết. Các cô dâu Kinh Thương thu dọn gọn gàng và chuẩn bị chia tay.

Cuộc vui nào cũng tàn, cuộc hội ngộ nào cũng tan. Chúng tôi thật sự ngậm ngùi khi hát bài chia tay: Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say còn chưa phai. Đường trường sông núi hẹn mai ta xum vầy. Tín còn hát thêm bài chia tay của Hướng Đạo: Lúc thú vui này lòng càng quyến luyến anh em chúng mình. Lúc thú vui này lòng càng những muốn anh em thấu tình. Rời tay nhau chớ lâu nhé. Tình anh em chớ quên nhé. Lòng anh em nhớ nhau tuy xa mà hóa ra gần.

Tất cả chúng tôi đều bùi ngùi thương tiếc bắt tay từ giã. Sao thời gian trôi qua nhanh quá! Mỗi năm anh chị em Kinh Thương Minh Đức Úc Châu có dịp gặp nhau một lần vào đầu tháng 10.

Hẹn gặp các anh chị em vào dịp năm tới tại Nam Úc. Thân Chào

Đặng Thắng

Read More
Thao Dang Thao Dang

BA TÔI

Thế là Ba tôi đã mất cách nay 40 năm rồi. Không ngờ thời gian trôi nhanh như thế. Nhớ lại trước khi tôi đi vượt biên, tôi đang ngồi ăn bát mì, ba tôi đến dặn dò tôi:

- Con đi như thế sóng gió nguy hiểm hãy cầu nguyện xin Thánh Quan Thầy phù hộ cho con.

Tôi trả lời:
- DạBa.

Không ngờ đó là lần cuối cùng cha con nói chuyện với nhau. Ba mẹ tôi lấy nhau 5 năm mới sinh ra tôi là con cả trong gia đình. Lúc đó bạn bè ba mẹ tôi thường nói đùa chỉ có con gỗ đúc vào thế mà không ngờ sau này chúng tôi có tất cả 10 anh chị em.

Ba tôi làm đủ mọi thứ nghề để nuôi sống gia đình như thợ mộc, thợ hồ, thợ sắt....Ba tôi làm thợ theo hãng RMK của Mỹ ngày xưa nên hãng này đi nơi nào thì Ba tôi đi theo hãng để làm việc. Bởi thế ba mẹ tôi có thời gian ở Dục Mỹ hay Qui Nhơn....

Tôi và em Lợi sống ở Sài Gòn với Bà Đồng để đi học. Chúng tôi sướng nhất là hai tháng hè. Ba tôi trở về Sài Gòn dẫn chúng tôi ra chỗ ba tôi làm nghỉ hè. Tôi nhớ ba tôi cho chúng tôi đi xe lửa và cho ăn gà nướng thật là ngon. Có lần chúng tôi ra miền Trung, bạn của ba tôi là Cậu Tuấn và Chú Hải. Cậu Tuấn làm ở nhà bếp của Mỹ nên chúng tôi có nhiều thức ăn thật là ngon như Jam bông, thịt nguội. v.v... Ba mẹ tôi bắt chúng tôi phải ăn hết thức ăn trước khi đi chơi. Nghĩ lại tôi thật sung sướng và hạnh phúc nhất khi còn bé. Sau hai tháng hè hai anh em tôi lại trở về Sài Gòn đi học lại. Cuộc sống anh em tôi thật vô tư và vui vẻ khi sống chung mùa hè với ba mẹ.

Thế rồi ba mẹ tôi trở về Sài Gòn sinh sống. Mẹ tôi buôn bán trái cây ở đầu ngõ còn ba tôi tiếp tục đi làm các nghề bình thường để nuôi sống gia đình tôi.

Tôi nhớ ba tôi có nụ cười thật tươi khi vào năm 1969 khi ba tôi biết tôi đậu tú tài 1. Hôm đó thằng Tường chở tôi đi vòng vòng chơi rồi tiện thể đi coi bảng kết quả thi luôn. Tôi đang coi bỗng thằng Tường la lên

- Tao đậu rồi nè.

Tôi vội vàng đọc theo và thấy tên mình Đặng Thắng số báo danh. Tôi cũng mừng rỡ la lên:

- Có tên tao nè.
Thằng Tường chở tôi về nhà. Vừa gặp ba tôi có nói:

- Con thấy có tên trên bảng không biết có đậu hay không? Tôi thấy nụ cười ba tôi thật tươi mà tôi không bao giờ quên được.

Sau năm 1975 ba tôi sống cực khổ hơn ở dưới ruộng vùng dốc 47 gần Long Thành. Ba tôi và các em nhỏ thường xuống làm ruộng ở dốc 47 rất cực khổ. Tuy khổ như thế nhưng mỗi lần có trái na nào to nhất là ba tôi hái mang về cho thằng Tuấn con tôi cháu đích tôn của ba tôi.

Tôi nhớ có lần tôi đi đá banh dùm cho Trại Heo 2 tháng 9. Trại heo này có anh Thiên ngày xưa đá chung với tôi ở đội Tổng Hành Dinh Tây Sơn. Vừa gặp tôi anh Thiên nói:

- Chiều nay Thắng đá tăng cường đội anh nghe.

Tôi nhận lời liền vì tôi rất thích đá banh. Thế rồi chúng tôi đá thắng và tôi xin mua 3 con heo. Tôi mang về 3 con heo thấy ba tôi mừng vô cùng vì có 1 con heo để ăn tết, 1 con heo để nuôi trên Sài Gòn và 1 con heo nuôi ở dưới ruộng. Thế là gia đình tôi có một cái tết vui vẻ.

Niềm vui ba tôi là buổi tối đánh chắn cùng các ông bà trong xóm. Tôi hay theo ba tôi đi chia bài cho các ông bà đánh chắn, riết rồi tôi cũng biết đánh chắn luôn. Tôi mơ ước khi đến được nước ngoài sẽ gửi ít tiền về cho ba tôi đánh chắn tìm niềm vui tuổi già. Thế nhưng ước mơ tôi không thực hiện được vì ba tôi không còn nữa.

Khi gia đình tôi đi vượt biên ba tôi lo lắng vô cùng vì không biết tin tức gì cả. Ba tôi cầu nguyện làm sao biết tin tức của con tôi rồi tôi muốn ra sao cũng được. Vài tuần sau ba tôi nhận được điện tín từ chú Đĩnh của tôi từ bên Mỹ gửi về báo tin: Các cháu đến bến bờ an toàn. Quả thật khi nhận được điện tín đó thỉ ba tôi không còn nữa. Hôm đó, cháu Trung con chị Thời thấy ba tôi vót đũa nên hỏi:

- Ông trẻ làm gì vót đũa nhiều thế ông trẻ. Như có điềm báo trước ba tôi nói;

- Ông trẻ vót đũa cho các con ăn cỗ của ông trẻ.

Vài bữa sau thì ba tôi mất một cách bất ngờ. Các em nói rằng ba nằm ngủ rồi trúng gió mất.

Đêm ba tôi mất tôi ở trại tị nạn Plawan không sao ngủ được. Người tôi nóng ruột như cào. Tôi đi vòng vòng trong trại mà không biết tại sao cơ thể mình lại như vậy. Tôi đi lung tung cho tới hơn 3 giờ sáng cũng không ngủ được. Vài ngày sau tôi nhận được điện tín của em Hương từ VN gửi qua. Ba mất!

Tôi thật sự bàng hoàng vì lúc đó ba tôi mới có 53 tuổi. Ba tôi lúc nhỏ làm lụng vất vả để lo lắng cho 10 người con, đến bây giờ các con đã khôn lớn và có thể báo đáp công ơn nuôi dưỡng cho Ba thì Ba không còn nữa.

Bây giờ mỗi khi đi đánh chắn là tôi lại nhớ đến Ba tôi. Tôi đã 70 tuổi nhưng lại là người trẻ nhất trong hội đánh chắn ở đây.

Nhân ngày giỗ 40 năm của Ba. Con thay mặt các em con để nói lên lời tri ơn của Ba nuôi dưỡng cực khổ 10 anh em chúng con nên người.

Đặng Thắng

Read More
Thao Dang Thao Dang

ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM THẮNG ĐỘI TUYỂN PHILIPPINES 5/0

Chiều nay cả trại tị nạn Palawan tưng bừng nhộn nhịp hẳn lên, lần đầu tiên thiếu úy Pagadoan ra lệnh cho xả trại, tức người dân tị nạn Việt Nam được đi phép tự do không cần phải có giấy phép. Bình thường người dân muốn đi mua sắm ở ngoài phố cần phải có giấy phép của Trưởng Khu, mỗi khu cũng chỉ được cấp một số giấy phép giới hạn cho đồng bào ra phố mua sắm khi cần thiết. Sở dĩ chiều nay có lệnh xả trại vì có trận túc cầu giao hữu giữa đội tuyển trại tị nạn Việt Nam và đội tuyển trường trung học Philippines Puerto Princesa City. Tin tức xả trại loan truyền thật nhanh làm hầu hết đồng bào tị nạn kéo nhau đi phố luôn tiện xem thi đấu túc cầu. Đã lâu lắm mới thấy bầu không khí vui vẻ, tưng bừng, nhộn nhịp như thế trong trại tị nạn.

Nhớ lại khi mới bước chân lên trại tị nạn Palawan, bán 1 chỉ vàng được 60 pesos. Thắng đã bỏ ra 25 pesos để mua đôi giầy ba ta dùng đá banh. Máu đá banh đã ngấm vào cơ thể Thắng từ nhỏ nên Thắng rất có khiếu đá banh. Chỉ một thời gian ngắn đá banh trong trại, Thắng đã được bầu làm thủ quân đội túc cầu của trại. Thắng mê đá banh từ bé, từng đá nhiều loại banh như banh lông tennis, banh mủ, banh da…Nhiều lần sau khi tập đá banh da về, Thắng lại ra đá banh mủ với bọn trẻ trong xóm. Chính vì thế, kỹ thuật giữ banh và lừa banh của Thắng rất khéo, lừa banh chẹt rất hay nhờ hay đá banh mủ.

Trại tị nạn Palwan đời sống tương đối thoải mái nếu so với nhiều trại tị nạn ở những nơi khác như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương…Thật sự lúc đầu chúng tôi tưởng mình khổ quá nhưng sau này theo những tin tức thu nhập được, chúng tôi mới biết mình đang ở sướng hơn những trại tị nạn khác. Mỗi ngày nhiệm vụ chúng tôi chỉ đi lãnh lương thực, xách nước để vợ ở nhà nấu cơm rồi buổi chiều đi đá banh hay tắm biển. Nhớ lại lúc đó, có người em trong trại tị nạn nhận được thơ người chị bên Mỹ nói rằng:

  • Em hãy sống những ngày hạnh phúc và sung sướng ở trại tị nạn đi.

Lúc bấy giờ tôi và đứa em rất bất mãn vì câu nói đó của người chị, cứ nghĩ rằng chị ấy đến Mỹ sung sướng quá lại viết thơ về chọc quê mình như thế. Nhưng bây giờ ra nước ngoài sống rồi tôi mới nhớ lại câu nói của chị ấy thật chí lý. Đời sống tị nạn chẳng lo nghĩ gì cả, lương thực đã có Cao Ủy Tị Nạn lo cho, chỉ lo nấu cơm và chiều chiều đi tắm biển hay đá banh hoặc đánh bóng chuyền, đầu óc thật vô tư không suy nghĩ hay lo lắng gì cả. Bây giờ sống ở nước ngoài mỗi tháng đều lo lắng những bills tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền gaz, tiền điện thoại đến nhức cả đầu.

Nhớ lại lúc đầu, chúng tôi còn đá banh trong trại tị nạn được. Sau này, dân số càng ngày càng đông nên chúng tôi chỉ có thể đá banh ở bãi biển nếu nước rút, còn nếu không chúng tôi không có chỗ để đá banh. Thành ra, các anh em cầu thủ phải lén lút đá banh trên sân phi đạo của phi trường Palawan gần chỗ khu 4 của chúng tôi. Trong lúc anh em đang đá banh, anh Long trong ban trật tự sợ lính Phi la nên định nghiêm cấm các anh em không được đá banh. Tôi lúc đó vừa là thủ quân đội túc cầu vừa là trưởng khu 4 nên nói với anh Long:

  • Anh Long ơi! Thằng thiếu úy Pagadoan còn đứng coi anh em đá banh say đắm như thế kia, anh để anh em chơi đi, nó còn không cấm thì anh cấm làm gì.

Nét mặt anh Long trong ban trật tự chợt đăm chiêu suy nghĩ. Anh thấy tôi nói cũng có lý, thiếu úy Pagadoan trưởng trại con không cấm anh em, coi anh em đá banh say mê, anh không cần thiết cấm anh em không được đá banh trên sân phi đạo. Từ đó, chúng tôi được đá banh trên sân phi đạo thường xuyên hơn.

Một chuyện đáng nhớ về đá banh trong trại tỵ nạn chúng tôi như sau: Khu 4 chúng tôi qui tụ khá nhiều anh em cầu thủ hay nên khu 4 chúng tôi vô địch trong trại. Tình cờ, bữa hôm đó, trưởng khu 3 thách thức chúng tôi đá độ 3 cây thuốc. Ba cây thuốc lúc đó trong trại tỵ nạn rất có giá trị, tôi giật mình hoang mang suy nghĩ sao khu 3 gan vậy dám kêu chúng tôi đá độ 3 cây thuốc. Tôi hỏi anh Hoàng Lộ anh họ của tôi:

  • Anh Lộ à, tụi khu 3 rủ đá độ 3 cây thuốc anh nghĩ sao?

Anh Lộ cũng nóng máu trả lời:

  • Đá liền chớ sợ gì chúng nó. Cứ đá đi nếu thua anh chung cho.

Kết quả thi đấu chúng tôi đá thắng khu 3 với tỷ số 3/0. Đá xong trận đấu tôi có gặp trưởng khu 3 và hỏi:

  • Sao anh gan quá vậy, dám rủ khu 4 chúng tôi đá 3 cây thuốc.

Anh trưởng khu 3 vừa đỏ mặt tức giận vừa thẹn trả lời:

  • Mẹ nó, có mấy thằng trong ghe mới lên trong khu tôi nói đá cho đội túc cầu Hóa Chất, tôi nghĩ như vậy chắc ăn rồi nên mới rủ khu 4 đá độ.

Tôi có gặp người bạn trẻ đó và hỏi:

  • Xin lỗi bồ đá cho Hóa Chất hở?

Người bạn trẻ trả lời:

  • Em đá rờ dẹc cho đội trẻ Hóa Chất.

Tôi trả lời:

  • Bồ đá rờ dẹc cho đội trẻ Hóa Chất hèn chi tôi không biết bồ, còn nếu bồ đá cho Hóa Chất chắc chắn bồ biết tôi và tôi biết bồ.

Sở dĩ tôi nói câu đó, vì thứ sáu tuần nào tôi cũng dợt trên sân Hoa Lư với đội Hóa Chất nên biết rõ thành phần cầu thủ đội Hóa Chất như Thành Gù, Tư Béo, Lý Chí Quảng .v.v..

Đúng 3 giờ chiều, xe cam nhông của quân đội Phi vào chở đội túc cầu Việt Nam ra thi đấu ở trường trung học thành phố Puerto Princesa City thuộc Palawan. Tôi nhớ mang máng thành phần đội tuyển Việt Nam lúc đó, hậu vệ trái là Hải quắn, hậu vệ phải là Hùng tóc dài, trung vệ là Dụng và anh Khả cũng lớn tuổi, tôi đá tiền vệ với anh Giấy, góc mặt là Hải (Bọn), trung phong giữa là Út, Tuấn, góc trái Đỗ Còn Em. Xin lỗi còn nhiều cầu thủ nữa tôi không nhớ hết nổi. Tinh thần thi đấu đội banh chúng tôi thật mãnh liệt, không những vì mầu cờ sắc áo mà còn tự ái dân tộc nữa.

Tôi dẫn đội banh ra chào sân, tiếng vỗ tay thật to làm tôi ngước nhìn lên khán đài, tất cả cầu thủ chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và cảm động khi thấy trên khán đài chật ních người Việt Nam. Tiếng vỗ tay và la hét cổ vũ của đồng bào Việt Nam như nhắn nhủ chúng tôi: Phải cố gắng hết sức vì mầu cờ sắc áo và tự ái dân tộc, phải làm sao mang vinh dự về cho người tị nạn Việt Nam. Dẫu bây giờ chúng ta đang tạm thời ăn nhờ ở đậu người Phi nhưng cũng cố gắng làm gì đó để họ kính nể và khâm phục chúng ta.

Trọng tài Phi vừa thổi tiếng còi khai mạc trận đấu. Đội Phi mặc áo đỏ thật đẹp giao bóng trước, chuyền qua trung phong rồi thọc banh sâu xuống. Trung vệ Khả đánh đầu chuyền cho tiền vệ Giấy, anh Giấy tạt ngang cho Thắng, Thắng thẩy lỗ (chọc khe) cho góc mặt Hải (Bọn), góc mặt Hải chạy thật nhanh  tạt banh trở về cho trung phong Út, Út đưa ngang banh cho Tuấn, Tuấn chuyền xéo cho Thắng từ dưới băng lên, Thắng gạt qua trung vệ Phi, đẩy banh xuống thật nhanh, thủ môn Phi lúng túng chạy ra, Thắng sửa banh vào góc khung thành mở tỷ số 1/0 cho đội tuyển túc cầu tỵ nạn Việt Nam. Cả cầu trường đứng bật dậy và la to lên vui mừng khôn tả, tiếng vỗ tay thật to cổ vũ cho chúng tôi, các anh em cầu thủ ôm Thắng mừng rỡ vô cùng vì đã mang vinh dự về cho đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam.

Đội túc cầu Phi mang banh lên pass sê. Sau khi giao banh đã cố gắng vùng lên mong san bằng tỷ số nhưng hậu vệ của đội tỵ nạn Việt Nam truy cản thật dũng mãnh. Ở phút thứ 20 của trận đấu, sau một đợt truy cản, trung vệ Dụng chuyền cho hậu vệ Hải Quắn, Hải chuyền vào giữa cho Thắng, Thắng tạt ngang cho Giấy, Giấy thọc sâu cho Đỗ Còn Em bên cánh trái tuôn xuống thật lẹ, Em tạt bóng lên cho Tuấn, Tuấn kéo qua một trung vệ Philippines, chuyền cho Út từ trên băng xuống đá cú mập thật mạnh tung lưới thủ môn Philippines.

Một lần nữa cầu trường như muốn nổ tung ra, tiếng vỗ tay và la hét của đồng bào tị nạn vang lên ầm ĩ trong sân vận động. Anh em cầu thủ ôm Út sung sướng, còn niềm vui nào trong cuộc đời cầu thủ hơn lúc này phải không các bạn? Đội túc cầu Philippines bị thua 0/2 cố gắng vùng lên để rút ngắn cách biệt. Tuy nhiên, hàng thủ đội túc cầu tị nạn Việt Nam nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nên đội túc cầu Philippines không làm gì được.

Vào phút thứ 35, nhận được banh từ thủ môn, tiền vệ Giấy giao banh cho Thắng, Thắng chuyền lên cho Tuấn, Tuấn tạt ngang cho Út, Út thọc sâu cho Đỗ Còn Em từ góc trái tuôn xuống thật nhanh. Em mang banh lên sát biên thật nhanh rồi tạt lên cho Tuấn. Tuấn lướt qua một trung vệ Phi tạt ngược lên cho Thắng từ dưới băng lên, Thắng thoát qua trung vệ phi, một tràng tiếng Phi bên tai:

  • Pô tăng ti na mô (tiếng chửi thề của Phi)

Thắng lướt xuống, thủ môn Phi vội vàng nhào ra, Thắng sửa cái má mu bàn chân, banh đi xà vào góc lưới thủ môn Phi ghi thêm một bàn thắng nữa cho đội tuyển tỵ nạn Việt Nam 3/0. Cả cầu trường đứng bật dậy la hét vui mừng khôn tả. Ai cũng không ngờ được như thế. Tiếng vỗ tay không ngớt, các cầu thủ ôm nhau sung sướng vô cùng. Hết hiệp một, biết bao nhiêu đồng bào tỵ nạn lại chúc mừng vui vẻ hỏi thăm anh em cầu thủ tỵ nạn Việt Nam.

Vào hiệp 2, đội túc cầu Phi cố gắng vùng lên mong rút ngắn tỷ số nhưng không thành công vì đội tuyển tỵ nạn Việt Nam nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật hơn. Phút 70, trong một đợt phản công của đội túc cầu Việt Nam. Trung vệ Dụng chuyền banh cho Giấy, Giấy chặn banh xoay người giao cho Thắng. Thắng, Thắng thẩy lỗ cho Hải từ cánh mặt chạy nhanh xuống cuối sân, bất ngờ tạt ngược banh lên khung thành đội Phi, trung vệ Khả từ dưới lướt lên thật nhanh đánh đầu banh đi thật đẹp vào góc khung thành, thủ môn Phi phóng lên đẩy banh ra nhưng không kịp, banh đã vào góc lưới đội Phi nâng tỷ số 4/0. Một lần nữa cả cầu trường đứng bật dậy, tiếng vỗ tay la hét vang dội cả sân vận động, nhiều người ôm nhau vui mừng trên khán đài. Anh em ôm anh Khả chạy về sân nhà sung sướng trong khi đội tuyển trường trung học Philippines mệt mỏi và buồn thiu. 

Đội tuyển trường trung học Philippines cố gắng tấn công để gỡ trái banh danh dự nên dốc toàn lực tấn công, cũng vì mải mê tấn công nên quên phòng thủ nên vào phút 85 hiệp hai, trong một đợt phản công, nhận được banh từ trung vệ Khả, Thắng gạt qua tiền vệ Phi từ giữa sân, mang banh xuống nữa, trung vệ Phi nhào ra truy cản, Thắng kéo banh qua khỏi trung vệ Phi, đẩy dài banh xuống, thủ môn Phi hốt hoảng chạy ra, Thắng gặt qua luôn thủ môn Phi đưa banh vài khung thành trống rỗng nâng tỷ số 5/0 cho đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam. Cả cầu trường như nổ tung ra, tất cả đồng bào la hét vang trời. Các anh em cầu thủ ôm Thắng sung sướng, vui mừng khôn tả. 

Đội túc cầu trung học Phi mang banh lên pass sê. Đúng lúc đó, tiếng còi trọng tài ré lên kết thúc trận đấu. Kết quả đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam thắng đội tuyển trung học Philippines Puertor Princesa City thuộc Palawan với tỷ số 5/0 đoạt chiếc cúp cho đội tỵ nạn Việt Nam. Tiếng vỗ tay vang rền khi ông Hiệu Trưởng trường trung học Philippines ở Puerto Princesa City trao chiếc cup cho Thủ Quân Thắng của đội túc cầu tị nạn Việt Nam. Có thể nói từ khi thành lập trại tị nạn Palawan đến bây giờ, đây là lần đầu tiên tất cả đồng bào tị nạn và các anh em cầu thủ vui mừng sung sướng không tả được. Chưa bao giờ đồng bào tị nạn Việt nam được tươi cười hả hê đến thế.

Vừa phát chiếc cup xong, trời đổ mưa tầm tã. Tuy nhiên, các anh em cầu thủ không ngại trời mưa, vừa ôm cup vừa chạy bộ từ sân vận động về trại tị nạn. Trời mưa lạnh lẽo nhưng không làm nản lòng các anh em cầu thủ đang dâng lên niềm sung sướng vô biên vì đã hoàn thành sứ mạng cao cả của tất cả đồng bào tị nạn, mang vinh dự về cho đồng bào tị nạn Việt Nam tại Palawan.

Đặng Thắng viết lại bài này để cám ơn các anh em cầu thủ trong năm 1979- 1980 đã mang vinh dự về cho người tị nạn Việt Nam tại Palawan.

Đặng Thắng Xuân 2006

Read More
Thao Dang Thao Dang

NÀNG THỢ MAY VÀ ANH ZAI XỨ HUẾ

Chuyện là như ri:

Một anh thanh niên người Huế đem theo một xấp vải đến tiệm may nọ. Cô chủ bước ra chào đón bằng giọng Huế rất ngọt ngào:

- Em chào ăn ( anh) ăn muống ( muốn) may ạo hay may cuần ạ?

Anh ta trả lời:
- Tôi muốn may quần cô ạ.

Sau khi đo size quần cho anh ta! Cô ta lấy thước đo xấp vải và hỏi:

- Anh cặc ( cắt) dài hay cặc ngắn. Cũng bằng giọng Huế anh ta nói:

- Cặc ngắn thì rang mà cặc dài thì răng cô chủ? Cô chủ:

- Cặc ngắn thì đụ ( đủ) 2 cái mà cặc dài thì đụ 1 cái thôi. Anh ta nói tiếp:

- Tôi cặc dài cô ạ! Có thể làm sao cho tôi đụ được 2 cái đi cô?

Cô chủ:

- Dạ không anh! Nếu anh đụ cặc dài như rứa thì em ráng lắm anh chỉ đụ 1 cái thôi may ra còn dư một ít, chứ anh đã cặc dài rồi mà anh đòi đụ 2 cái thì không được mô.

Anh ta bất lực đáp:

- Ôi thôi thì cô làm rang thì làm miện tôi đụ được là OK.

Read More
Thao Dang Thao Dang

TÌNH BẠN BẮC TRUNG NAM

Không biết do tình cờ hay ngẫu nhiên nào đó, tôi lại ngồi giữa hai người bạn tên Hạnh và Thu trong trường Đại Học Canh Nông Minh Đức. Các bạn tưởng tôi có phước ngồi giữa hai cô nương trong trường Đại Học Canh Nông, thật ra số tôi không được may mắn như vậy. Nói thật với bạn cả lớp chúng tôi chỉ có được 2 em có sắc đẹp khiêm nhường nếu so với Đại Học Kinh Thương nhưng đã trở thành hoa khôi đối với chúng tôi rồi. Hai người bạn có tên con gái nhưng lại là con trai chính cống. Thằng Hạnh, Ngô Hiếu Hạnh người miền Nam mập mạp, phì nhiêu, chất phát, hiền hòa gốc Biên Hòa. Thằng Thu người Quảng Nam, hơi cao và gầy, học giỏi hơn tôi và thằng Hạnh. Còn tôi tên Thắng, Đặng Thắng người miền Bắc di cư, trung bình, tôi mập hơn thằng Thu và ốm hơn thằng Hạnh. Ba thằng tôi có những kỷ niệm thời sinh viên.

Năm 1971 sau khi học xong năm đầu trường Đại Học Canh Nông, chúng tôi phải đi một tháng quân sự học đường. Trong quân trường ăn uống cũng là vấn đề, ban đầu chúng tôi hiền quá nên bị đói vì lấy thức ăn và cơm chậm quá. Sau này, chúng tôi phải chia ra: Thằng Hạnh hiền nhất lấy cơm, còn tôi lấy canh và rau, thằng Thu giỏi về cá vì ở quê chuyên môn ăn cá nên được giao cho đi chọn cá. Thật sự lúc đó tôi và Hạnh chẳng biết cá gì với cá gì nên giao cho Thu chọn cá chắc ăn hơn.

Đời sống quân trường chúng tôi sáng đi bộ đến chỗ học tập, thằng Thu nổi tiếng đi bộ giỏi chỉ thua sinh viên cầm cờ thôi. Tôi đá banh thì chạy lẹ nhưng đi bộ lại chậm hơn Thu. Hạnh có lẽ hơi mập nên đi bộ chậm hơn tụi tôi. Sau một tuần học tập quân sự, chúng tôi được về nhà nghỉ cuối tuần rồi đầu tuần trở lại học tập quân sự tiếp. Đầu tuần, ba thằng chúng tôi đều mang ba loong guigozz thức ăn để phụ ăn thêm. Thằng Hạnh người miền Nam nên mang theo loong thịt kho tầu, ba thằng tôi ăn thật ngon và say đắm, tiếp đến loong thịt kho, thái mỏng mỏng mặn mặn ngọt ngọt của tôi, ba thằng ăn cũng được, sau cùng thằng Thu mang ra loong tép nhỏ kho mặn và cay quá. Tôi và Hạnh không ăn được vì cay quá. Bốn mắt nhìn nhau trào máu họng! Còn Thu vẫn ăn tỉnh khô, có lẽ Thu đã ăn quen vị như thế rồi.

Thế rồi mùa hè đỏ lửa 1972 lệnh tổng động viên ban hành đôn quân. Thằng Hạnh lớn hơn tôi và Thu một tuổi nên phải nhập ngũ đi sĩ quan Thủ Đức. Còn

tôi và Thu tiếp tục học xong Đại Học Canh Nông và ra trường năm 1974. Sau đó, tôi và Thu tiếp tục học thêm một năm Cao Học Quản Trị bên Đại Học Kinh Thương Minh Đức đến năm 1975. Chúng tôi chia tay nhau mỗi người một ngả vì công việc và hoàn cảnh khác nhau. Thằng Hạnh trở thành sĩ quan trong quân đội nên phải đi học tập gần ba năm. Thằng Thu trở thành phó Giám Đốc trong trại chăn nuôi. Còn tôi trở thành cầu thủ đá banh chuyên nghiệp. Mỗi lần đi công tác có dịp ghé trại chăn nuôi của Thu tôi hay chọc quê Thu:

-

Mày làm trong trại chăn nuôi cực khổ mỗi tháng thu nhập chỉ có 36 đồng lúc bấy giờ, còn tao đá banh hai trận có 40 đồng, chưa kể phải lấy xe đưa rước năn nỉ mời mọc tao nữa, cũng phải hẹn trước mới được tao đá cho. Tôi thường hỉnh mũi và tự hào với Thu về vấn đề này. Sau đó tôi định cư ở Úc năm 1981.

Đến năm 1993 tôi có dịp về Việt Nam thăm bạn bè. Thằng Thu điện thoại cho tôi bảo rằng lên nhà nó nhậu với thằng Hạnh. Tôi mừng quá chạy lên nhà thằng Thu. Vừa gặp thằng Hạnh tôi giật mình ngạc nhiên vì Hạnh thay đổi nhiều quá. Ngày xưa Hạnh mập mạp phì nhiêu bao nhiêu, bây giờ Hạnh ốm nhất trong ba đứa chúng tôi, đầu tóc bạc phơ chứng tỏ đời sống nhiều gian khổ. Tôi trở thành mập nhất, còn thằng Thu xưa ốm nhất bây giờ trở thành trung bình. Chúng tôi bắt tay nhau ăn nhậu thật vui vẻ. Tôi nói đùa:

- Ba anh em mình 21 năm mới gặp được nhau, mỗi năm chỉ uống một loong bia, mỗi thằng phải uống 21 loong trong lần gặp gỡ này.

Nói thế nhưng chúng tôi không uống nổi. Tối hôm đó, chúng tôi lại có họp Đại Hội toàn thể khoa Canh Nông Minh Đức ở nhà hàng gần sở thú. Tôi có dịp chở Hạnh và tâm sự với nhau. Thằng Hạnh bảo rằng:

  • -  Mày biết không? Sau khi đi học tập cải tạo về, gia đình tao dọn về ngã ba Thái Lan, Long Thành, sống cuộc đời nông dân chân lấm tay bùn. Tình cờ thằng Xuân, Nguyễn Việt Xuân học chung lớp đi công tác gì đó gặp tao ở Long Thành. Thằng Xuân nó bảo rằng:

  • -  Hình như thằng Thắng về.

Tao nghĩ rằng nếu muốn gặp mày phải gặp thằng Thu. Tao cố gắng thu hết can đảm đạp xe đạp từ ngã ba Thái Lan đến gặp thằng Thu trong trại heo Dưỡng Sanh ở Thủ Đức. Bây giờ thằng Thu là Phó Giám Đốc không biết nó có nhận tao là bạn bè nữa không? Tao rất hồi hộp khi gặp nó. Giả sử nó vừa mở cửa thấy tao nó không nhận bạn bè, có lẽ tao đạp xe về và từ đây không dám nhận bạn bè với thằng nào nữa. Không ngờ nó tiếp đón tao vui vẻ, đầy tình nghĩa. Tao rất cảm động nó còn nhớ đến tao. Sau đó nó bảo tao lên nhà nó và hẹn nhậu với mày. Tôi móc ra nửa cây vàng đưa cho Hạnh và nói:

- Tao không có gì nhiều, có nửa cây vàng tặng vợ chồng mày trong lúc khó khăn.

Thằng Hạnh cầm nửa cây vàng rơm rớm nước mắt nói:

- Tao rất xúc động khi tụi bay nhớ đến tao, tao nói thật với mày đời tao chưa bao giờ thấy phân vàng hay chỉ vàng như thế nào?

Tôi cũng mủi lòng vì gia đình Hạnh lại gặp khó khăn như thế. Tôi nói với Hạnh:

- Dù bây giờ thằng Thu có là Phó Giám Đốc, tao ở nước ngoài nhưng ba thằng mình vẫn là bạn bè như xưa. Mày đừng nghĩ ngợi gì cả.

Thằng Hạnh run run cảm động nói với tôi:

- Tao tưởng gia đình tao xuống dốc như thế này, tụi bay quên tao rồi chớ. Không ngờ tụi bay lại đối xử với gia đình tao tốt như thế. Tao thật sự rất cảm động.

Sau bữa tiệc hôm đó, chúng tôi bùi ngùi chia tay nhau mỗi người một ngả. Kế đó tôi có gặp Thu và bảo với Thu:

- Mày cố gắng vực thằng Hạnh dậy, có gì cần thiết mày liên lạc với tao. Thằng Thu trả lời:

- Được rồi, mày để yên đó từ từ tao sẽ tính. Sau này thằng Thu bảo với tôi:

- Lúc đó thằng Hạnh nói với tao rằng:

- Mày coi xem sao nếu cần tao về Sài Gòn đạp xe ba gác cũng được. Thằng Thu góp ý thêm:

- Mày lớn tuổi rồi, đâu có sức mà đạp nổi xe ba gác, từ từ tao sẽ tính.

Thế rồi tôi về Úc. Được mấy tháng thằng Thu gửi thơ kêu tôi giúp cho Hạnh 5000 đô Úc để xây cất chuồng trại chăn nuôi heo. Thằng Hạnh có đất ở Long Thành nên thằng Thu cần vốn để xây cất chuồng trại chăn nuôi heo. Thằng Thu sẽ hướng dẫn và chỉ cách cho thằng Hạnh chăn nuôi heo. Về nghề nghiệp chăn nuôi heo, thằng Thu rất giỏi vì từng điều hành trại chăn nuôi heo nhiều năm rồi. Quan trọng nhất là Thu phải dàn xếp giờ xuống để chỉ và hướng dẫn cho Hạnh.

Sau một thời gian, Hạnh từ từ rành về chăn nuôi, tự điều hành trại chăn nuôi heo cho riêng mình. Gia đình tương đối ổn định, có thu nhập đều đều từ chăn nuôi, con cái học hành đến nơi đến chốn. Vợ Hạnh có viết thơ cho tôi nói rằng:

- Cám ơn anh rất nhiều đã giúp đỡ vợ chồng tôi. Có nằm mơ cũng không nghĩ được tình anh đối với vợ chồng tôi như thế.

Thu còn kể thêm với tôi:

  • -  Hồi gia đình Hạnh mới về đây bị mấy ông địa phương ở đây thấy Hạnh là sĩ quan chế độ trước nên hay ăn hiếp Hạnh. Một bữa, Thu mang bia lại mời mấy ông địa phương nhậu và Thu nói:

  • -  Đây là Hạnh bạn tôi đang ở trong địa phương của mấy anh, còn tôi là Đảng Viên và là Bí Thư Chi Đoàn. Mong mấy anh dễ dàng cho bạn tôi làm ăn.

    Có lẽ mấy ông địa phương cũng biết Thu là Đảng Viên và có chức sắc nên không quấy rầy gia đình Hạnh nữa.

    Ngày 14 tháng 3 năm 2006, Hạnh có điện thoại cho tôi nói rằng:

- Ngày 19 tháng 3 năm 2006 đám cưới con trai đầu lòng của tao. Tao mời mày tham dự đám cưới của cháu nhưng tao gửi thiệp làm sao cho mày?

Tôi trả lời:

- Đám cưới con mày thằng Thu nói cho tao biết rồi. Mày không mời tao cũng đi, khỏi cần gửi thiệp gì hết. Tao đã dàn xếp để về Sài Gòn đi đám cưới con mày.

Thế rồi Tân cùng bạn học chúng tôi chở tôi và Thu đến tham dự đám cưới con của Hạnh ở dưới Ngã Ba Thái Lan, Long Thành. Chúng tôi thấy đám cưới thật long trọng với đông quan khách họ hàng, bạn bè tham dự. Nhìn vợ chồng Hạnh, con trai và con dâu hạnh phúc vui vẻ. Tôi và Thu rất mãn nguyện tự hào. Sự thành công và hạnh phúc gia đình Hạnh hôm nay ít nhất cũng có phần đóng góp nhỏ của tôi và Thu. Đúng như Thu nói với tôi:

- Mình cho thằng Hạnh cái cần câu và chỉ cách cho nó câu cá chớ mình không đưa cá cho nó.

Tình bạn Bắc Trung Nam của ba thằng tôi như thế các bạn ạ.

Đặng Thắng ( mùa xuân 2006)

Read More
Thao Dang Thao Dang

TÔI BỊ ĐỘT QUỴ

Đã lâu lắm rồi, có lẽ hơn 10 năm tôi không xuống Melbourne. Trước đây tôi thường hay xuống Melbourne, chừng vài tuần tôi lại xuống Melbourne chơi tennis hay bóng bàn. Đánh tennis xong thường ngồi nhậu có khi đến 2 giờ đêm mới xong. Có lần còn thách thức nhau đánh độ vào lúc đêm khuya trên sân Yarraville, nghĩ lại thật vui vẻ và tôi cũng không ngờ hồi đó tôi siêng như thế. Hôm nay vì đám cưới cháu cô Soạn nên tôi phải đi xuống Melbourne tham dự đám cưới. Vào tháng 10 năm nay khi Hanh tham dự buổi họp Kinh Thương Minh Đức hàng năm tổ chức tại Sydney tôi có nói với Hanh là tôi sắp đi Mel. Hanh có nói khi nào đi thì anh hú cho em. Trong các buổi nhậu mà không có Hanh nói đùa là mất đi một niềm vui lớn lao. Thêm vào đó, tôi thấy trên face book em Đạo vừa đoạt được cúp bóng bàn trong hãng xường nên tôi càng cố đi Mel để đánh bóng bàn với các em.

Em Đạo, con rể cô Soạn đón tôi ở phi trường về nhà em ở Springvale.
Chiều hôm thứ sáu như đã hẹn trước, Hanh đến đón tôi ở nhà em Đạo sau khi tôi thi đấu bóng bàn với các em họ ở Mel. Kinh Thương Minh Đức ở Mel có mặt vợ chồng Hanh Thông, vợ chồng Quyển Hòa, anh Minh, Hiệp, Hòa, tôi, vợ chồng Hòa Nga ( anh Hòa học CNMĐ mới biết sau này). Vợ chồng Hanh tiếp đón chúng tôi thật chu đáo. Chúng tôi ăn uống nói chuyện thật vui vẻ. Hòa (cầu thủ đá banh ngày xưa) hỏi tôi:

- Cũng hơn 10 năm rồi mới gặp lại ông. Tôi cười cười trả lời:

- Đúng rồi, cũng hơn 10 năm rồi tôi chưa xuống Mel.

Đây cũng là lần đầu tiên tôi có dịp gặp vợ chồng Hòa Nga, Hòa học ở CNMĐ cùng trường Đại Học CNMĐ với tôi. Khi nói chuyện tôi mới biết Hòa hiền quá, không uống bia, uống rượu, không cà phê thuốc lá, còn gương mẫu hơn là thầy tu nữa. Chúng tôi nói chuyện, đùa giỡn vui vẻ đến hơn nửa đêm. Cuối cùng tôi phải ngủ lại ở

nhà Hanh rồi hôm sau mới về đi đám cưới của cháu cô Soạn.
Đám cưới em Hiệp cháu của cô Soạn cũng rất vui vẻ và chu đáo. Con cô Soạn, hai em ở bên Mỹ tên Ánh và Tuấn cũng qua Úc tham dự và vợ chồng em Phượng từ VN cũng qua nên cả nhà xum họp rất đầy đủ và vui vẻ. Hồi tôi qua bên Mỹ chơi cũng ở nhà em Ánh và được em Tuấn dẫn đi chơi nên chúng tôi rất thân nhau. Đám cưới thành công mỹ mãn và vui vẻ vì rất đông họ hàng bạn bè tham dự. Tôi cũng rất vui vì gặp khá đông họ hàng lâu rồi không gặp. Hầu hết con rể của cô Soạn đều say trong ngày đám cưới.

Sang ngày chủ nhật, tôi định lại nhà Hòa (CNMĐ) chơi nhưng không được vì anh em KTMĐ lại hẹn gặp nhau ở nhà Quyển. Thế là chúng tôi lại kéo nhau đến nhà Quyển Hòa ăn những món ăn đặc sản do chị Hòa (vợ của Quyển) nấu ăn thật ngon. Một lần nữa, chúng tôi lại ăn uống no say, nói chuyện đùa giỡn thật vui vẻ.

Chiều chủ nhật tôi về nhà bạn Hà (bạn Hướng Đạo) ăn uống nói chuyện huyên

thuyên. Tôi và Hà bạn Hướng Đạo từ VN nên rất thân nhau. Về Hướng Đạo Hà hơn tôi một cấp và qua bên Úc còn sinh hoạt Hướng Đạo.

Tối thứ hai tôi phải về Sydney nên không thể ở nhà Hòa Nga (CNMĐ) như đã hứa hẹn được thôi đành để dịp khác.
Sáng thứ ba tôi cảm thấy tê tay trái và chân trái. Chiều thứ ba tôi lái xe đi đón Ben và Angela con của Hồng Long, tôi lái xe thấy lạng quạng và rất khó kiểm soát. Sáng thứ tư tôi vội vã điện thoại và hẹn gặp BS Minh ở Chester Hill. Sau khi đi BS Minh có cho toa thuốc loãng máu và cho tôi đi chụp CT cái đầu. Buổi chiều tôi cảm thấy lái xe không an toàn nên nhờ con rể tên Quang lái xe chở tôi đi uống thuốc ở bệnh viện Liverpool. Sau khi uống thuốc mấy người con bắt tôi phải đi vào nhà thương cấp cứu để họ khám coi tôi bị làm sao. Tôi rất ghét vào nhà thương cấp cứu vì phải chờ đợi 5 hay 6 tiếng hay hơn nữa. Nhưng các con tôi bắt phải đi vì sợ nguy hiểm. Tôi đành phải đi nhà thương cấp cứu với Quang con rể. Ở nhà thương họ không

cho về, giữ tôi lại để kiểm tra. Đến ngày thứ sáu họ chụp MRI và cho biết tôi bị strokes hai chỗ: sau gáy bên phải và trước trán một chỗ nhỏ. Tôi cũng không ngờ ngày xưa mình đá banh chạy như thế mà bây giờ lại bị tai biến, Cũng may hồi nằm ở nhà thương có mấy người con và em thay nhau liên tục thăm tôi nên tôi cũng bớt buồn.

Tôi có hỏi BS người Ấn Độ chữa trị cho tôi trường hợp tôi sẽ giúp tôi như thế nào? Họ trả lời:

- Tôi phải tập thể dục thật nhiều và uống thuốc loãng máu chớ họ không giúp gì được.

Sau đó nhà thương cho tôi về và cấm tôi lái xe trong vòng một tháng.
Tôi thật sự buồn rầu về nhà vì nhà thương cần chỗ cho nhiều bệnh nhân khác.

Đúng lúc đang chán nản thì đọc trên face book thấy ông già Kentucky 65 tuổi đang lúc tuyệt vọng đã chế ra công thức chiên gà Kentucky làm tôi cũng vui vui. Mình còn may mắn hơn ông già Kentucky nhiều.

Nghĩ lại trong cuộc đời từ nhỏ đến lớn Chúa đã giúp tôi nhiều quá.
Năm 12 tuổi tôi nghịch ngợm ngã gãy tay mặt tưởng không học hành gì được không ngờ tôi vẫn còn học hành được.

Năm 18 tuổi tôi may mắn đậu tú tài một dù sống trong một xóm với nhiều thành tích bất hảo. Đó là điều tôi rất may mắn và tự hào. Ba má tôi cũng rất vui mừng.

Năm 1974 tôi ra trường Kỹ Sư Nông Lâm Súc của trương Đại Học Canh Nông Minh Đức. Sau đó tôi tiếp tục họ Cao Học Quản Trị tại Đại Học Kinh Thương Minh Đức để khỏi đi lính.

Điều buồn cười là cái nghề đá banh cho vui thời sinh viên lại chính là nghề nuôi sống tôi sau này. Đáng lẽ ra tôi có thể làm trong một trại chăn nuôi hay cơ quan nhà nước với bằng cấp Kỹ Sư nhưng thằng Thu bạn tôi Phó Giám Đốc trại Chăn Nuôi làm việc vất vả cả tháng được có 36 đồng, còn tôi một tuần đá banh hai trận đã có 40 đồng, chưa kể phải đưa đón tôi và cho tôi ăn uống nhậu nhẹt đầy đủ. Đá banh ngày xưa còn được đi về miền Tây mua vài kg

gạo, thịt, mỡ ...v.v tăng thêm thu nhập. Với khả năng đá banh lúc đó của tôi, tôi có thể xin vào nhiều cơ quan đang cần cầu thủ dễ dàng nhưng tôi không muốn như thế vì chỉ sau vài năm đá banh tôi sẽ trở thành những người đi đấm bóp hay xách nước cho cầu thủ. Cũng vì thế đa số các cầu thủ khó học qua Đại Học hay đi sĩ quan. Tôi có người bạn tên Ngô Hồng Khải học khóa 3 CNMĐ nói chuyện với tôi:

- Em có người em tên Ngô Hồng Chúc chẳng chịu học hành gì cả chỉ lo đá banh thôi.

Tôi ngạc nhiên hỏi Khải:
- Có phải Ngô Hồng Chúc có quán

Thiên Ân ở Mel không?
Ngô Hồng Khải giật mình hỏi tôi:

- Sao anh biết thằng Chúc? Tôi trả lời:

- Tôi biết Chúc từ khi đá banh còn nhỏ ở quận 10.

Hóa ra Khải là anh của Chúc ngày xưa ở xóm Chùa Từ Nghiêm gần nhà tôi.

Cũng vì không coi nghề đá banh là nghề chính nên tôi đã về đá banh cho đội bóng Tin Sáng ngày xưa.
Năm 1979 gia đình chúng tôi vượt biên. Chuyến đi thật kinh hoàng, ghe chúng tôi bị thất lạc chiếc ghe dẫn đường qua một đêm trời tối không trăng sao. Lúc đó chúng tôi không có la bàn hay bản đồ gì hết. Cứ nhìn trăng sao đi đại mà thôi. Thành ra ghe chúng tôi lạc vô quần đảo Trường Sa, cũng may chúng tôi đi lac vào đảo Nan Sa của Đài Loan. Chúng tôi được họ giúp đỡ tận tình, sửa ghe cho chúng tôi và chỉ hướng chúng tôi đi tới đảo khác. Chúa thương chúng tôi nên ghe đi tới đảo Palawan thuộc Phillippines.

Nhớ lại, khi ở trại tị nạn Palawan, tôi rất buồn rầu và oán trách Chúa. Gia đình tôi đi đâu cũng không được. Tôi xin đi Canada, phái đoàn Canada nhận gia đình tôi nhưng cuối cùng tôi không đi được vì tôi bị bệnh phổi. Tôi cũng không ngờ mình chơi thể thao đá banh, đánh bóng chuyền nhiều như thế sao lại bị bệnh phổi. Thế là tôi phải ở trại uống thuốc một thời gian

khá lâu. Sau đó tôi xin đi Mỹ vì các em tôi ở đảo Tara đã chuyển qua Bataan để đi Mỹ rồi. Nhưng phái đoàn Mỹ lại không chịu mượn cớ là tôi đã được phái đoàn Canada nhận rồi. Tôi thật sự buồn rầu vì không biết tương lai gia đình mình sẽ ra sao? Tôi buộc lòng phải viết thơ xin phái đoàn Canada từ chối trường hợp gia đình tôi. Lúc đó tôi thật hoang mang không biết tương lai mình sẽ ra sao? Canada từ chối, Mỹ không nhận rồi mình sẽ đi đâu. Cũng may lúc đó bà Cao Ủy hỏi tôi:

- Ông có muốn đi Úc không? Tôi mừng rỡ trả lời:

- Muốn chớ. Nước nào có tự do tôi sẽ đi, dùng đầu óc và tay chân của mình làm việc.

Thế là bà giới thiệu tôi qua phái đoàn Úc. Tuần lễ sau tôi được ông Keith Owen phỏng vấn. Lúc đó Bác Sĩ Tô Đình Hiền làm thông dịch viên cho tôi. May mắn khi tôi đi vượt biên còn mang theo bằng Kỹ Sư Nông Lâm Súc tốt nghiệp năm 1974 nên phái đoàn Úc nhận tôi dễ dàng. Thế là tôi được định cư tại Úc.

Ngẫm nghĩ lại Chúa đã thương gia đình tôi một cách đặc biệt. Tôi không được đi Canada, Mỹ nhưng tôi được đi Úc thoải mái hơn nhiều. Năm 1984 tôi có dịp đi Mỹ và có ghé Phillippines. Tôi có ghé Manila gặp bà Scruz đại diện cho bộ Xã Hội Phi. Tôi có hỏi Bà Scruz về ông Joe Langlois đại diện phái đoàn Mỹ còn làm việc không? Bà Scruz trả lời:

- Ông Joe Langlois hết làm việc rồi.
Tôi cũng ngạc nhiên sao ông ấy lại hết làm việc. Bà Scruz ngạc nhiên hỏi tôi.

- Ông muốn gặp ông Joe Langlois để làm gì?

Tôi trả lơi:
- Tôi muốn gặp ông ấy để cám ơn ông

ấy đã từ chối tôi đi Mỹ để tôi đi Úc

sướng hơn nhiều.
Bà Scruz ngạc nhiên hỏi tôi:

- Vậy hở. Tôi trả lời:

- Đúng như thế.
Sau này, tôi có dịp gặp Phạm Cao Tùng ở Brisbane mới biết được trường hợp ông Joe Langlois bị nghỉ việc như thế nào.

Phạm Cao Tùng là Phó Chủ Tịch cộng đồng người việt ở Palawan kể rằng:

  • -  Có một gia đình người việt được tàu Nhật vớt, theo đúng họ phải đi Nhật nhưng bà vợ ông Joe Langlois là người Viêt Nam có gặp gia đình đó và nói có muốn đi Mỹ không? Nếu chịu chi cho bà ấy 20,000 ( hai chục ngàn) đô sẽ cho đi Mỹ. Gia đình đó nhận lời và đề nghị bà vợ Joe Langlois đến nhà để bàn luận. Gia đình này dùng tape ở dưới bàn thu lại cuốn băng đàm luận giữa hai gia đình. Sau đó, sang cuốn băng thành nhiều bản và gửi cho tòa Đại Sứ Mỹ và nhiều nơi khác. Thế là ông Joe Langlois bị ngưng chức ngay lập tức. Chuyện này làm tôi nhớ lại lúc ở trại tị nạn bà vợ ông Joe Langlois cứ gặp riêng tôi và hỏi:

  • -  Trường hợp định cư của ông làm sao?

  • -  Tôi thực sự ngây ngô không hiểu ý của bà ta. Ý nói là tôi có tiền đưa cho bà ấy

    không bà ấy sẽ cho tôi đi Mỹ nhưng tôi lại không hiểu. Thật sự nếu có hiểu tôi

cũng không thể đưa cho bà ấy vì khả năng của mình không có.

Năm 1986 tôi có dịp đi Mỹ lần thứ hai vì em ruột tôi lập gia đình và tôi có gặp chú Đặng Đĩnh, ông chú họ của tôi đã tới Mỹ từ lâu. Khi tôi còn ở đảo Pallawan, chú Đĩnh có gửi cho tôi 20 đô và gửi cho tôi lá thơ có đoạn như sau:

  • -  Bằng mọi cách cháu phải đi Mỹ vì đời sống công nhân ở Mỹ là ước mơ của giới trung lưu Âu Châu.
    Khi tôi tới Mỹ năm 1986, chú Đĩnh hỏi tôi:

  • -  Thế cháu đi vacation (nghỉ hè) được bao lâu?
    Tôi trả lời:

  • -  Cháu đi được có 5 tuần à chú.

  • -  Chú Đĩnh ngạc nhiên hỏi tôi:

  • -  5 tuần? Chú làm ở đây mười mấy năm

    rồi, mỗi năm chỉ được nghỉ có 2 tuần à.

    Tôi cũng ngạc nhiên trả lời:

  • -  Cháu đang làm bưu điện nên được

    nghỉ 5 tuần một năm, nếu năm tới cháu nghỉ sẽ đi được 10 tuần. Còn nếu cháu làm 10 năm sẽ có long Service được nghỉ 3 tháng ăn lương.

    Chú Đĩnh vô cùng ngạc nhiên khi thấy đời sống ở Úc tốt đẹp như thế. Cũng nhờ tôi đi Úc nên sau này tôi mới mang được 6 đứa em và 1 đứa cháu qua Úc, nếu tôi đi Mỹ chắc là chưa được như thế. Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi mới thấy Chúa thương mình một cách đặc biệt mà sao lúc đó mình lại hiểu lầm oán trách Chúa. Thành ra tôi có làm một bản nhạc “Trách Lầm Thiên Chúa”. Những lời trong bản nhạc đó như sau:

  • -  Có những lúc con trách lầm Thiên Chúa, sao để đời con khổ mãi ê chề.

-

Có những khi con mất đi niềm tin, sao Chúa để đời con hạnh phúc bay đi, con có làm nên tội tình gì đâu, mà sao đời con lại mãi long đong, gian nan vất vả giữa nơi trần thế, xin Chúa thương tình cứu giúp đời con.

Hoàn cảnh giống như trường hợp của tôi: Khi chưa được Canada hay Mỹ nhận, tôi rất buồn rầu và lo lắng không biết tương lai mình sẽ ra sao và thầm oán trách Thiên Chúa. Tôi đâu biết rằng Chúa đã thương tôi cho gia đình tôi đi Úc sướng hơn nhiều. Đúng là “Trách Lầm Thiên Chúa”. Cũng như một người mẹ dắt đứa con đi ăn tiệc ngon lành nhưng trên đường đi đứa con đòi ăn cái kẹo, cái bánh người mẹ không cho, đứa con sẽ oán trách người mẹ này nọ nhưng đứa con đâu biết rằng người mẹ đang dẫn đứa con đi ăn tiệc ngon hơn nhiều. Năm 1987, tôi mở thêm lò bánh mì ở Bathurst và Dubbo. Lúc đó, tôi đã có 3 lò bánh mì ở Sydney, một lò ở St Mary, một lò ở Penrith và một lò ở South Penrith. Tôi mở lò tương đối thành công.

Bà Cư, chị họ của tôi từ bên Hawaii qua chơi thấy tôi làm ăn thành công ngỏ ý muốn hùn với tôi mở thêm một lò trên vùng Bathurst vì khi bà đi chơi thấy trên này có địa điểm mở lò bánh mì rất tốt. Lúc đó, tôi làm ăn tương đối thành công nên vấn đề mượn tiền để mua máy móc khá dễ dàng. Hoàn cảnh lúc đó trên Bathurst chỉ có một lò bánh mì Bernard của Úc bán rất đắt. Lò bánh mì của tôi mở ra khá thành công, bán mỗi tuần hơn 10.000 đồng. Tôi say mê trên chiến thắng cứ tưởng mình quá giỏi. Đúng lúc đó, shopping của Úc rất hay tìm ra được số phone của tôi và thấy tôi thành công tại Bathurst nên đề nghị tôi mở thêm shop ở Dubbo với đề nghị thật hấp dẫn. Shopping sẽ cho tôi 20.000 đô để sửa Shop và cho tôi 3 tháng tiền nhà free. Tôi hấp tấp nhận lời vì thấy điều kiện khá hấp dẫn. Tôi dàn xếp hùn với thằng Dennis là thợ chính của tôi ở St Mary xuống làm thợ chính ở Dubbo với 2 người thợ VN. Tôi nghĩ rằng mình dàn xếp như thế cứ vài tuần mình đi xuống

Bathurst và Dubbo coi như đi du lịch và kiểm soát giấy tờ tiền bạc của hai shop. Trên lý thuyết thật tuyệt vời vì hai bên đều có lợi. Bà Cư và ông Tường được trả lương đầy đủ, số tiền dư mỗi tháng sẽ chia đôi thật hợp lý. Nhưng thực tế không như mình nghĩ. Shop bán rất được nên bà Cư và ông Tường sinh ra tật kéo máy. Theo như các em làm thợ cho ông Tường kể cho tôi sau này: Buổi trưa sau khi làm xong và ăn cơm, ông bà dắt tất cả thợ vào RSL club ở Dubbo kéo máy cho đến chiều. Nếu thua quá, buổi chiều về lấy tiền trong shop đi vào chơi tiếp. Tôi thật sự ngây ngô vì mình chưa vào club chơi bao giờ. Lúc đó tôi lại bận rộn xây dựng shop ở Dubbo nên không có giờ kiểm soát shop ở Bahurst. Một năm sau, tôi quay lại thì thấy shop ở Bathurst nợ nần nhiều quá. Nợ tiền bột hơn 10,000 đô, tiền phẩm hơn 10,000 đô, tiền máy móc hơn 10,000 đô, tiền thịt hơn 2,000 đô, tiền sữa hơn 1000 đô. Tôi thật sự choáng váng không ngờ shop lại thiếu

tiền nhiều như thế. Bà Cư còn nói càn thêm:
- Tao coi shop một năm rồi bây giờ giao

lại cho mày coi.
Trước khi rời khỏi shop bà ấy còn lấy tên shop ra ngoài Dealer mua một cái xe mới rồi bắt tôi lấy cái xe van và trả tiền cho chiếc xe mới của bà ấy và ông Tường. Tôi thật sự đau buồn và thầm trách mình quá tin người nên mới để sự việc xảy ra như thế. Tôi phải làm việc rất vất vả ở shop Bathurst để trả giá cho sự ngu đần của tôi vì quá tin người. Tôi phải ra luật sư để làm giấy tờ sẽ trả nợ thêm để họ để yên cho tôi làm việc. Tôi phải làm việc trong thời gian dài để trả các món nợ nần đó. Cũng vì tôi phải làm việc cực khổ nên tôi rành tất cả công việc trong lò bánh mì như làm bánh mì, pies, sausage roll, các loại bánh ngọt trong shop. Khi tôi bị quá cực khổ, tôi cũng oán trách Chúa sao để tôi khổ như thế. Một ngày làm việc 18 đến 20 tiếng, còn hơn đi học tập cải tạo nữa. Tôi phải ngủ ở nhà bà mẹ Anthia (người Greece làm việc bán hàng cho tôi) sau khi làm

việc xong khoảng 7 giờ 30 tối. Bà ấy chiên cho tôi miếng thịt để tôi ăn với bánh mì rồi nằm ở nhà đó ngủ đến 12 giờ 30 sáng bà ấy gọi tôi dậy đi làm:

- Dany! Wake up go to work. (Dany dậy đi làm).

Tôi làm cho đến 3 giờ chiều, trở về caravel ngủ được một tiếng rồi ra làm tiếp. Tôi làm việc cực khổ như cái máy và thân thể tôi chỉ còn 50 kg. Lúc đó tôi làm bài thơ về thân phận của tôi như sau:

  • -  Tôi ra đi, trong mưa gió bão bùng.

  • -  Lòng lạnh lùng, trong cô đơn lạnh lẽo.

  • -  Ai là người, am hiểu được lòng tôi.

  • -  Xin cho tôi một vài lời ấm áp.

  • -  Tôi bước lê, trong đêm tối hãi hùng.

  • -  Lòng bồn chồn, bước chân không định

    hướng.

  • -  Ai là người, am hiểu được lòng tôi.

  • -  Xin cho tôi một vài lời khuyên nhủ.

  • -  Tôi cố lên, trong cơn đau bệnh tật

  • -  Lòng ngậm ngùi, nghĩ đến phận đìu

    hiu.

  • -  Ai là người, am hiểu được lòng tôi.

  • -  Xin cho tôi một vài lời an ủi.

Có một lần tôi suýt chết vì tai nạn đụng xe. Một mình tôi coi hai shop không được nên tôi nhờ em Thành (thợ chính ở Bathurst) coi shop Bathurst và mỗi tuần đưa cho tôi 1000 đô. Em Thành chỉ lo làm bánh mà không chịu dọn dẹp shop sạch sẽ nên Council check shop và đưa shop Bathurst ra tòa. Tôi là chủ shop nên phải ra tòa. Thế là tôi từ Dubbo phải lái xe về Bathurst hầu tòa. Tôi làm việc quá mệt và phải lái xe đường xa về nên tôi kiệt sức, suýt đụng xe mấy chục lần luôn. Thật là kinh hoàng! Cũng may Chúa thương tôi nên tai nạn không xảy đến.

Lúc đó, tôi cũng thầm oán trách Thiên Chúa sao để tôi cực khổ như thế. Thế rồi, tôi phải cám ơn Thiên Chúa vì như thế tôi biết làm tất cả mọi thứ trong lò bánh mì mà trước đây tôi không rành. Sau này, tôi có dịp đi học bánh mì 3 ngày do những người Úc dậy: Baker for non bake.
Họ nói với tôi vì tôi là member nên chỉ đóng 1500 đô còn nếu tôi không là member phải đóng 2000 đô. Một mình tôi là Á Châu học với 11 người Úc, đa số là

manager Tip Top hay Butter Cup Mebourne hoặc Brisbane. Học xong 3 ngày tôi hiểu rất rành về bánh mì nên trở về shop làm bánh mì ngon hơn. Sau này tôi đi thi nhiều lần do hội bánh mì tổ chức thi và tôi đoạt khá nhiều cup về bánh mì và bánh ngọt. Có một lần tôi đi thi bánh mì ở Orange. Tôi làm ở lò bánh mì Bathurst nhưng mỗi lò chỉ cần vài ổ để đi thi. Tôi chia vài ổ bánh mì xấu hơn là của Claremont Meadows, còn mấy ổ bánh mì tốt hơn là của Bathurst. Kết quả các ổ bánh mì ở Claremont Meadows được hạng nhất còn các ổ bánh mì ở Bathurst được hạng nhì làm tôi cũng nực cười vì cái nhìn của mình không đúng theo chuyên môn. Chuyện tiếp theo mà lúc đầu tôi oán trách Chúa là gia đình tôi tan vỡ.
Năm 1991 khi tôi về thăm gia đình lần đầu tiên thì vợ tôi đưa cho tôi tờ giấy ly dị. Tôi thật sự buồn rầu sao hoàn cảnh lại ra như thế. Mẹ tôi cũng rất lo lắng nhìn tôi và nói:

- Tôi nghe nói chuyện tan vỡ của gia đình anh chị nhưng tôi chẳng biết làm

sao, chỉ biết cầu nguyện cho anh chị

thôi.
Tôi cũng chẳng biết làm sao khi mẹ tôi nới như thế. Em Dung người em thứ năm của tôi xin tôi 100 đô để trang trại nợ nần tôi cũng không có để cho em ấy. Em Hoàng người em thứ chín ngỏ ý xin tôi 100 đô làm chỗ bán thuốc lá lẻ đầu đường để sinh nhai tôi cũng không hoàn thành được ước nguyện của em. Nghĩ đến hoàn cảnh gia đình hai dòng nước mắt tôi tuôn rơi, sao có thể như thế được. Tôi đã từng có vài ba lò bánh mì bên Úc sao lại để gia đình như thế. Thế rồi tôi về Úc với tâm trạng buồn bã thê thảm. Bằng mọi cách tôi phải giúp đỡ gia đình tôi và tìm cách đưa các em tôi qua Úc. Vì chia tay với bà xã nên tôi toàn quyền dùng số tiền mình làm được xoay sở tìm cách mang các em tôi qua Úc.
Chúa rất thương tôi nên lần lượt các em tôi qua Úc. Mẹ tôi thương cho hoàn cảnh tan vỡ của tôi nhưng tôi nói với mẹ tôi. May mắn là gia đình con tan vỡ nên mới mang được nhiều đứa em qua Úc. Còn nếu gia đình con không tan vỡ lại là vấn đề khác.

Lúc đầu tôi cũng oán trách Chúa sao để gia đình tôi tan vỡ nhưng thật sự nếu gia đình tôi không tan vỡ tôi không tài nào mang được các em tôi qua Úc như thế.

Bây giờ hoàn cảnh của tôi lại tan vỡ một lần nữa với nhiều khó khăn, bệnh tật nhưng tôi tin đó là những thử thách Chúa gửi đến cho tôi cũng như trước kia thôi. Từ từ sẽ vượt qua và sống an bình.

Đặng Thắng

Read More
Thao Dang Thao Dang

TÔI CÙNG VỚI KINH THƯƠNG MINH ĐỨC

Dù chỉ học một năm về Cao Học Quản Trị Kinh Thương nhưng tôi có rất nhiều gắn bó với Kinh Thương. Có thể do trước kia tôi là Thủ Quân đội Túc Cầu Viện Đại Học Minh Đức nên biết khá nhiều cầu thủ túc cầu Kinh Thương. Hơn nữa, tôi cũng có dịp coi ban Văn Nghệ Kinh Thương một thời gian nên cũng biết khá nhiều anh chị em trong ban Văn Nghệ Kinh Thương. Đời tôi lại có dịp đi nhiều nơi trên thế giới nên càng có dịp tiếp xúc nhiều với các anh chị em Kinh Thương Minh Đức.

TÔI GẶP TRƯƠNG THÀNH QUYỂN:

Tôi đến Úc năm 1981, sau đó có dịp lên Melbourne thăm bạn bè. Tình cờ hôm đó tôi đi lễ nhà thờ Việt Nam ở Melbourne. Ngẫu nhiên, nhìn lên phía trên tôi thấy ai đó giống như Quyển quá. Đúng lúc đó, thần giao cách cảm hay sao dó, Quyển quay xuống nhìn tôi, bốn mắt nhìn nhau ai cũng bàng hoàng, hoang mang. Tôi giật mình vội nghĩ: Sao thằng này giống thằng Quyển quá,

chắc Quyển cũng ngạc nhiên sao thằng này giống thằng Thắng quá. Khi đi lễ, tôi tội lỗi quá nên đứng cuối nhà thờ còn Quyển đứng trước tôi chắc ít tội hơn tôi. Hai đứa đều đăm chiêu suy nghĩ! Đến lúc cha cho rước lễ, tôi đi lên đứng gần Quyển, tôi thấy Quyển quay mặt xuống, vẻ hốt hoảng hiện rõ trên khuôn mặt khi Quyển không còn thấy tôi ở chỗ cũ nữa. Tôi quay qua nói:

- Quyển hở?
Quyển ôm tôi mừng rỡ:

- Thắng hở!

Chúng tôi bắt tay nhau mừng rỡ khôn tả! Không ngờ lại gặp được bạn thân nơi đất khách quê người. Gặp Quyển gợi lại cho tôi khá nhiều kỷ niệm của tôi với Quyển.

Nhớ lại Đại Hội Thể Thao sinh viên toàn quốc năm 1973, tôi là thủ quân đội Túc Cầu Viện Đại Học Minh Đức. Lúc đó, anh em thường gọi tôi là trâu bò vì tôi rất có sức. Chiều thứ năm đội Túc Cầu Minh Đức chúng tôi đá thắng đội Túc Cầu

trong sân Phú Thọ của Liêm Đầu Bò với tỷ số 6/1. Sáng thứ sáu, tôi đại diện Viện Đại Học Minh Đức chạy đua 5000 mét. Nhà tôi nghèo không có giầy ba ta để chạy nên tôi phải mượn giầy ba ta của em Việt nhà kế bên. Khổ nỗi đôi giầy to quá nên tôi phải mang 2 đôi vớ nhà binh cho bớt rộng. Nhớ lại, lúc chạy đua, sinh viên đại diện Đại Học Huế khá to con, quấn khăn trên đầu chạy trước vài vòng đầu . Sinh viên Lý Đại Diện Viện Đại Học Sài Gòn chạy thứ nhì, còn tôi cố gắng chạy sau hạng 3. Mỗi lần, sinh viên đại diện Viện Đại Học Huế chạy qua khán đài chính đều giơ tay vẫy chào khán giả, ai cũng tưởng sinh viên này sẽ về nhất, không ngờ chỉ còn vài vòng chót, sinh viên Lý Đại Diện Viện Đại Học Sài Gòn vượt lên bỏ xa chúng tôi cả vòng sân Thống Nhất để về nhất dễ dàng. Sau này, bạn tôi Phạm Duy Phớn ở khoa Nhân Văn cho biết sinh viên Lý từng ở trong đội lực sĩ Quốc Gia nên Lý về nhất là đương nhiên rồi. Sinh viên Đại Học Huế về nhì. Còn tôi và ba sinh viên Đại Học Cần Thơ tranh nhau chiếc huy chương Đồng hạng 3. Trước đích

khoảng 50 mét, tôi dùng hết sức để vượt lên 3 sinh viên Đại Học Cần Thơ giữa tiếng reo hò, vỗ tay hoan hô của các anh chị em sinh viên Minh Đức và bạn bè trong xóm đi ủng hộ tôi. Tôi về hạng 3 với huy chương Đồng. Vui mừng khôn tả! Trương Thành Quyển và Châu Ngọc Anh dìu tôi hai bên khi tôi vừa đến đích. Cảm tưởng tôi lúc đó như mình không có đôi chân, không có cảm giác gì về đôi chân hết. Tôi rất mừng vì mình về được hạng 3 đoạt huy chương Đồng bộ môn chạy 5000 mét. Sau này Phớn bảo tôi:

- Nếu anh Thắng có giầy chạy chuyên nghiệp (rất nhẹ) và có đinh chút xíu, anh Thắng chạy nhanh hơn nhiều. Nếu không anh Thắng chạy chân đất cũng tốt hơn.

Lúc đó tôi mới hiểu thêm về chạy đua.

Một kỷ niệm nữa giữa tôi và Quyển khi Quyển dẫn đội Túc Cầu Kinh Thương Minh Đức đi đá banh giao hữu trên Đà Lạt. Thật sự, chúng tôi cũng tăng cường thêm vài người bạn đá hay ở các Viện Đại Học khác có thân hình dong dỏng và tóc

dài như Diệp Quốc Hùng, Điệp....Vì thế, trong lúc chúng tôi khởi động làm nóng trước giờ thi đấu, có vị khán giả nói to lên:

- Hôm nay mình đá với đội sì ke.

Không ngờ khi thi đấu, chúng tôi đều có kỹ thuật cao, phối hợp thật ăn khớp, tấn công đội Túc Cầu Cảnh Sát Quốc Gia tơi bời. Trời mưa lất phất ở Đà Lạt rất lạnh nhưng chúng tôi cố gắng hết sức vì danh dự Đại Học Kinh Thương Minh Đức. Sau một pha dàn xếp thật đẹp, Diệp Quốc Hùng (Hùng một que) đá tung lưới thủ môn CSQG giúp đội Túc Cầu Kinh Thương Minh Đức dẫn trước 1/0. Cả cầu trường nhốn nháo cả lên vì không ngờ kết quả lại như thế! Tôi còn nhớ ông bầu đội Túc Cầu CSQG chạy lên chạy xuống, la hét om xòm để cổ vũ đội nhà dù trời mưa gió lạnh buốt. Cuối cùng, đội Túc Cầu CSQG cũng gỡ huề được 1/1. Cả hai đội đều vui vẻ.

Xong trận đấu, ông bầu đội CSQG có gặp tôi nói xin lỗi vì hồi chiều la hét om xòm trên sân vì cần ủng hộ đội nhà nên mới la to như vậy. Máu nóng

lên tới óc rồi. Chúng tôi cũng thông cảm cho ông bầu CSQG.

Trận thứ hai chúng tôi cũng đá với Liên Quân Võ Bị và CSQG. Chúng tôi đá thật hay và cũng huề với tỷ số 2/2. Chúng tôi đá hay đến nỗi bác tài lái xe cho chúng tôi còn nhận định:

- Nói thật với mấy chú chớ. Cho trường Đại Học mấy chú mấy trăm ngàn cũng không mấy trận đá banh mấy chú vừa mới đá.

Tôi vô cùng hãnh diện vì câu nói đó. Sau này, Quyển cho chúng tôi biết: Đá banh xong Quyển không có tiền thanh toán tiền xăng dầu cho bác tài. Thật tội nghiệp cho đời sinh viên phải không các bạn!

Quyển mời tôi về flat và hai đứa tôi hàn huyên tâm sự suốt đêm.

TÔI GẶP TRẦN THIỆN LUÂN:

Qua Úc được vài năm, cha Phát ở bên Philippines được định cư bên Úc có ghé rủ tôi đi Canbera cử hành thánh lễ cho Cộng Đồng Công Giáo. Vừa

mở cửa văn phòng Cộng Đồng Việt Nam tại Canbera tôi đã thấy Luân ngồi ở đó. Luân cũng ngỡ ngàng khi thấy tôi. Luân nói:

- Anh Thắng đi xuống Canbera đá banh hở?

Trong đầu Luân luôn luôn nghĩ rằng tôi chỉ là cầu thủ đá banh chớ Luân đâu có biết ngoài cầu thủ đá banh tôi còn là con chiên ngoan đạo, đi lễ hằng tuần. Tôi cười cười trả lời:

- Không! Anh đi theo Cha Phát xuống đây tham dự thánh lễ.

Trong dịp này, tôi có cơ hội gặp được Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Luân có mời tôi về nhà Luân & Hoa ăn uống một buổi chiều. Tôi còn nhớ trong ngày ăn thôi nôi con trai đầu lòng tôi ở VN có sự hiện diện của Luân & Hoa.

TÔI GẶP ĐỖ QUỐC THÀNH:

Năm 1984 tôi qua Mỹ lần đầu tiên và gặp Đỗ Quốc Thành. Tôi và Thành biết nhau từ thời thơ

ấu. Gia đình Thành ở xứ An Lạc, tên cúng cơm của Thành là Tâm Từ (Tâm con ông Từ trong xứ đạo An Lạc) còn tôi ở xứ Bắc Hà. Chúng tôi cùng đá banh trong sân Điện Phú Thọ từ nhỏ. Sau này, hai đội banh chúng tôi họp lại thành Đội Túc Cầu Bắc An. Tôi và Thành cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ:

- Nhớ lại vào năm 1972 thì phải, đội Túc Cầu Công Đoàn Dệt Bảy Hiền mời đội Túc Cầu Bắc An chúng tôi đá Tứ Hùng. Họ mời đội banh chúng tôi như đội banh lót đường và chẳng bốc thăm gì cả. Họ nghĩ rằng chắc chắn sẽ thắng chúng tôi và vào chung kết. Chúng tôi còn bé chẳng biết gì, thấy được đá banh trong sân lớn là mừng rồi. Thật xui, hôm đó chúng tôi không có đủ cầu thủ: Thằng Chương Còm thủ môn chính không có, thằng Sơn thủ môn phụ xứ An Lạc cũng không đến. Tôi kêu thằng Thanh chụp banh nhựa ở xóm trên đi theo để học hỏi không ngờ phải kêu nó chụp chính vì không có người thủ môn. Toàn đội cả ông bầu Sáu

Chanh vô nữa mới đủ 9 người đá cho hợp lệ. Chúng tôi tiến thoái lưỡng nan không biết làm sao! Cuối cùng, chúng tôi quyết định đá vì đã đến sân rồi. Tôi họp mặt các anh em cầu thủ và nói:

- Chúng ta đọc kinh ăn năn tội đi vì có lẽ mình sẽ thua đậm.

Chúng tôi chẳng có đội hình gì cả. Tôi bảo 5 người đá thủ ở dưới, tôi đá trung phong giữa, Thành đá góc trái còn Trường đá góc mặt. Đội Túc Cầu Công Đoàn Dệt Bảy Hiền muốn cho chắc ăn nên đã tăng cường Uyên nhảy dù, Trí Hải Xưởng.v.v...

Vào giữa hiệp 1, bất ngờ Thành chuyền banh cho tôi trong vòng cấm địa, tôi gặt qua trung vệ sút tung lưới thủ môn Công Đoàn Dệt mở đầu tỷ số 1/0. Cả cầu trường nhốn nháo cả lên, chúng tôi ôm nhau vui mừng vì mình đã có một trái banh danh dự rồi.

Chừng 15 phút sau đó, tôi thẩy lỗ một đường chuyền cho Thành. Thành tuôn xuống thật

nhanh, sút thật mạnh vào khung thành nâng tỷ số lên 2/0. Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ không thể nào ngờ được. Chúng tôi vui mừng và an tâm vì nếu vào hiệp 2 có thua 5 trái cũng không sao vì chúng tôi đã có 2 trái banh danh dự rồi.

Vào hiệp hai, Đội Túc Cầu Công Đoàn Dệt Bảy Hiền cố gắng phản công hy vọng sẽ thắng chúng tôi. Biết thủ môn chúng tôi nhỏ con nên thường bấm banh từ xa vào khung thành. Tuy nhiên, banh lại không chính xác thường đi ra ngoài. Đến phút 65 của hiệp hai, nhận được banh từ trung vệ Lưu, tôi chuyền cho Trường góc mặt, Trường chạy xuống rồi trả ngược về cho tôi, tôi thẩy lỗ xuống cho Trường. Trường dẫn banh xuống vùng cấm địa, bất ngờ sút banh xà qua góc phải thủ môn nâng tỷ số lên 3/0. Cả cầu trường sửng sốt! Sao lại có kết quả như vậy!

Chưa hết, vào phút thứ 75, tôi và Thành giao banh một hai, Thành gặt qua trung vệ sút thật mạnh tun lưới thủ môn Công Đoàn Dệt lần nữa

nâng tỷ số 4/0. Cả cầu trường như muốn vỡ tung ra. Sao lại thế!

Tưởng như thế đã đủ, không ngờ vào phút 88, nhận được banh từ góc trái Thành, tôi lừa qua 2 trung vệ và lừa qua thủ môn đưa banh vào khung thành trống rỗng nâng tỷ số 5/0 cho đội Túc Cầu Bắc An trước sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của toàn thể khán giả trên sân. Trọng tài không biết thích tôi hay sao đã bế tôi lên khi tôi đá lọt trái thứ 5. Kết quả, đội Túc Cầu Bắc An thắng đội Túc Cầu Công Đoàn Dệt Bảy Hiền với tỷ số 5/0. Ban tổ chức xấu hổ quá hủy bỏ giải luôn. Chúng tôi ra ngoài uống sinh tố ăn mừng.

Sau trận đấu đó, rất nhiều đội Túc Cầu muốn mời chúng tôi đá giao hữu.

Sau này, tôi dẫn Thành vào đá banh cho đội Túc Cầu Tổng Hành Dinh Tây Sơn. Đến năm 1977, tôi và Thành cùng đá banh cho đội Túc Cầu Quận Phú Nhuận. Bởi vậy, tôi và Thành thân thích với nhau như hai anh em ruột. Mỗi lần qua Los Angeles tôi hay ở nhà Thành.

TÔI GẶP PHẠM VĂN VINH:

Có dịp, đội Túc Cầu Sydney lên Melbourne thi đấu, tình cờ tôi gặp Vinh trong ban Lãnh Đạo đội Túc Cầu ở Melbourne. Tôi biết Vinh vì Vinh ở trong ban Văn Nghệ Kinh Thương Minh Đức trước kia cùng với Cường, Nam, Lài, Bạch, Vũ, Minh, Hưng.v.v...

TÔI GẶP BÙI THANH LUNG:

Hồi còn sinh viên tôi thường hay đánh bóng bàn với Lung và Vĩnh Long. Qua Úc tôi và Lung cùng làm chung bưu điện nhưng ở hai cơ quan lựa thơ khác nhau. Sau này, tôi và Lung cũng thường chơi tennis với nhau ở Sydney. Lung đánh tennis hay hơn tôi nhiều. Có thể nói Lung đánh tennis hạng A còn tôi chỉ vào hạng B thôi.

TÔI GẶP LÂM QUANG THANH NGÂN:

Năm 1998, tôi có dịp qua Montréal gặp được Ngân. Tôi biết được địa chỉ của Ngân nhờ em ruột của Ngân là Lâm Quang Ngà học sau tôi vài

lớp bên Khoa Canh Nông Minh Đức. Tôi và Ngân có vài kỷ niệm như sau:
Trong đại hội thể thao do Đại Học Kinh Thương Minh Đức tổ chức, tôi cũng được vài huy chương trong năm đó:

- Huy chương bạc chạy 100 mét.
- Huy chương vàng chạy 200 mét.
- Huy chương bạc môn nhảy xa.
- Huy chương vàng môn chạy 1500 mét

Tuy được nhiều huy chương như thế, nhưng lúc lãnh giải tôi lại không có mặt được vì lúc đó đội banh trường Đại Học Canh Nông Minh Đức đá giao hữu với trường Đại Học Bách Khoa Phú Thọ, rất cần sự hiện diện của tôi. Ngân thay mặt tôi lúc đó, lãnh huy chương dùm tôi.

Vừa gặp mặt Ngân, tôi giật mình vì Ngân mập quá. Ngày xưa Ngân ốm tong teo và cao lều nghều. Ngân mập và to con quá, có lẽ được vợ là Tú Anh chăm sóc chu đáo.

Nhớ lại, sau lần thi đua thể thao đó, tôi lên phòng sinh viên vụ để lấy thẻ sinh viên. Phụ khảo Tạ Thanh Duy Hiếu hỏi tôi:

- Anh tên gì? Tôi trả lời:

- Đặng Thắng.
Hiếu nhìn tôi vô cùng ngạc nhiên và nói:

- Nhìn tướng anh nhỏ con mà anh cũng chơi thể thao dữ quá chớ.

Tôi mỉm cười khoái chí hãnh diện gật đầu.

Ngân rủ tôi về nhà chơi và chúng tôi đi ăn buffel một buổi tối thật vui vẻ.

TÔI GẶP LÊ QUANG TÍN:

Tôi nghe cha Phát nói Tín ở Adelaide nhưng tôi chưa có dịp ghé thăm. Tình cờ tôi mua khuôn làm bánh mì sandwhich của một công ty ở Adelaide nhưng họ giao khuôn không đúng tiêu chuẩn nên tôi phải lái xe van chở khuôn xuống Adelaide để đổi cho đúng khuôn sandwhich tôi

cần. Nghe tin Tín là ca trưởng ca đoàn công giáo ở Adelaide nên khi đi lễ tôi cứ tìm ca trưởng. Thật sự, lúc đó Tín đã nghỉ làm ca trưởng rồi, chỉ còn giữ chức Tổng Thư Ký Cộng Đồng Công Giáo ở Adelaide mà thôi. Tôi liếc xuống chỗ giáo dân thấy một chàng trai trắng trẻo đeo mắt kiếng hay hát theo ca đoàn, tôi đoán ngay là Tín rồi. Đợi cuối lễ, tôi đi đến cuối nhà thờ chờ Tín. Vừa gặp tôi, Tín bàng hoàng la lớn:

- Anh Thắng! Trời đất ơi! Anh em mình hai mươi mấy năm mới gặp lại nhau.

Tôi gật đầu cười cười bắt tay Tín nói:

- Đúng rồi Tín ạ! Thật không ngờ anh em mình lại có dịp gặp nhau ở đây.

Tôi và Tín cũng có nhiều kỷ niệm thời sinh viên. Tín hay cùng tôi đi kiếm các cầu thủ cho đội Túc Cầu Viện Đại Học Minh Đức. Có một lần, hai đứa tôi té xe thật đau, bị trầy hết tay chân. Cũng nhờ Tín kiếm được 3 thầy trong dòng Don Bosco như thầy Kích, thầy Vinh và thầy Khang học Khoa Nhân Văn Nghệ Thuật đá banh rất hay.

Nhờ đó, đội Túc Cầu Minh Đức đoạt được hạng 3 huy chương Đồng.

Trận đấu diển ra khá sôi nổi giữa đội Túc Cầu Viện Đại Học Minh Đức và đội Túc Cầu Trường Đại Học Bách Khoa Phú Thọ. Tôi nhớ mang máng thành phần đội Túc Cầu Minh Đức gồm có tôi, Thành trắng, Kim Hùng (còn có biệt hiệu là Hai Nhăn), Long Ngựa, Quốc Tuấn, Chính, Phạm Duy Phớn, Ngà, thầy Khang (nghe nói thầy đã lập gia đình và qua đời trong một tai nạn), thầy Kích (bây giờ đang làm linh mục), thầy Vinh (có một thời gian làm việc trong ủy ban trọng tài Việt Nam), Thu.v.v.. Đội Túc Cầu Bách Khoa Phú Thọ có Trần Vũ (có thời gian làm huấn luyện viên cho đội Túc Cầu Đà Nẵng), Đức, Thanh, Diệp Quốc Hùng (còn gọi Hùng một que vì chỉ sử dụng chân trái rất hay). Trận đấu thật sôi nổi hấp dẫn và ngang ngửa. Đội Bách Khoa dẫn trước 1/0. Sau đó, chúng tôi gỡ huề 1/1. Bất ngờ trung phong của đội Bách Khoa va chạm với thủ môn Minh Đức chúng tôi. Người thủ môn mải la người trung phong Bách Khoa không ngờ bị

Trần Vũ câu trái banh vòng cầu qua đầu thủ môn lọt lưới nâng tỷ số 2/1 cho đội Bách Khoa. Nhìn lên đồng hồ sân Vận Động Cộng Hòa, chỉ còn vài phút nữa hết giờ. Tôi hầu như tuyệt vọng hoàn toàn và nghĩ rằng số phận Đại Học Minh Đức đến đây là hết. Tôi buồn bã mang banh lên pass sê cho Kim Hùng. Kim Hùng mở sâu xuống bên cánh trái, thầy Khang bất ngờ từ băng xuống thật nhanh đá tung lưới thủ môn Bách Khoa trước sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tất cả khán giả trên sân. Sinh viên Minh Đức đứng lên reo hò, vỗ tay hoan hô, cả cầu trường cổ vũ cho chúng tôi. Chúng tôi ôm thầy Khang vui mừng coi thầy như vị cứu tinh của Đội banh Minh Đức. Kết quả 2/2 nên chúng tôi phải đá phạt đền luân lưu để tranh hạng 3. Sau khi đá phạt đền luân lưu chúng tôi và đoạt hạng 3 huy chương Đồng. Trong khi chúng tôi ôm nhau mừng rỡ thì nhiều cầu thủ Bách Khoa khóc trên sân nhất là Thanh. Tuy nhiên, đội Túc Cầu Bách Khoa cũng nhận được giải khuyến khích. Buổi tối hôm trao giải, Trần Vũ của đội Bách Khoa có gặp tôi và nói:

- Hồi chiều tưởng thắng mấy ông rồi chớ, không ngờ bị thua lại.

Tôi cũng cười cười bắt tay và nói:

- Tụi tôi chỉ may mắn thôi Vũ ạ. Tưởng thua mấy ông rồi chớ.

Năm 2003 tôi có dịp gặp Trần Vũ ở Đà Nẵng, hai anh em rất vui vẻ gặp lại nhau.

TÔI GẶP MAI ANH TRUNG:

Tôi và Trung nhậu với nhau rất nhiều lần trong nhà Lộc, em rể của Trung. Lan Hương là em của Trung lấy Lộc. Lộc lại ở trong ca đoàn Plumpton do tôi phụ trách nên chúng tôi thường ăn nhậu với nhau.

Bữa đó, đang ngồi nhậu bỗng nhiên một người bạn cũ quăng cuốn video và nói:

- Băng Đại Học Minh Đức của ông nè.
Tôi cầm cuốn băng video và Trung ngạc nhiên

hỏi tôi:
- Anh học ở Minh Đức hở?

Tôi nhìn Trung ngỡ ngàng trả lời:

- Tôi học Canh Nông Minh Đức, sau đó qua học thêm một năm về Cao Học Quản Trị bên Kinh Thương Minh Đức.

Tôi nhắc đến Quyển, Bảo, Quang Hải, Ngọc Lan, Kim Ánh, Trung đều biết hết, thế mà tôi và Trung không hề biết nhau! Sau này, tôi và Trung cũng thường đánh tennis ở Sydney.

TÔI GẶP KIM HÙNG, BĂNG TÂM VÀ BẠCH LAN:

Tôi và Kim Hùng biết nhau khi đá banh từ thời sinh viên. Sau này, tôi và Kim Hùng cùng đá banh trong đội Túc Cầu Quận Phú Nhuận nên tôi và Kim Hùng rất thân với nhau. Kim Hùng có nói với tôi về hoàn cảnh khó khăn của gia đình Kim Hùng về tài chánh. Tôi có giúp đỡ Kim Hùng một chút và tôi email cho Đỗ Quốc Thành. Thành cùng với Vĩnh Long và bạn bè có gửi về giúp đỡ Kim Hùng thoát cảnh khó khăn. Kim Hùng nhờ tôi chuyển lời cám ơn đến các bạn bè đã giúp đỡ gia đình Kim Hùng. Qua Kim Hùng,

tôi biết được Băng Tâm và Bạch Lan cùng với một người bạn nữa tên Hùng trong Kinh Thương. Chúng tôi có đi ăn uống và hát Karaokê với nhau. Tôi không ngờ Băng Tâm hát hay quá! Hát rất có hồn giống như Lê Quang Tín. Sở dĩ Băng Tâm hát hay vì Băng Tâm đang hát sô lô cho một ca đoàn trong nhà thờ Công Giáo trong nhiều năm qua. Băng Tâm nhảy đầm cũng dịu dàng thướt tha lắm. Qua Kim Hùng, Băng Tâm, Bạch Lan tôi biết thêm vợ chồng anh Thái và chị Phi. Sau này, tôi về Việt Nam cũng hay tham gia đá banh trong đội Túc Cầu Karokê do Kim Hùng huấn luyện.

Năm 2002, tôi có tham dự chuyến hành hương do cha Văn Chi tổ chức ở Sydney. Chuyến hành hương bắt đầu 10 tháng 7 nhưng cha Chi bảo tôi có thể đi sớm hơn nếu tôi muốn. Thế là tôi quyết định đi ngày 1 tháng 7 cho kịp Đại Họi Kinh Thương Minh Đức ở Los. Tôi vội vàng liên lạc với Đỗ Quốc Thành nhờ Thành chở đến tham dự Đại Hội Kinh Thương Minh Đức. Tôi cũng dấu không báo cho Kim Ánh và Ngọc Lan biết tôi

tham dự Đại Hội Kinh Thương nên cả hai rất ngạc nhiên khi thấy sự hiện diện của tôi. Tôi rất mừng gặp lại được bạn bè cũ nhất là Vĩnh Long và Hương. Tôi cũng biết Hương vợ Vĩnh Long là con của Bố Đinh Xuân Phức, đạo trưởng Đạo Trùng Dương trong Hướng Đạo ngày xưa. Tôi hay đánh bóng bàn với Vĩnh Long thời sinh viên. Điều làm cho tôi ngạc nhiên trong bữa tiệc là tôi gặp Phạm Văn Vịnh. Đang ngồi ăn bỗng tôi quay lại nhìn thấy một khuôn mặt thật quen thuộc nhưng đầu tóc bạc phơ. Tôi giật mình cố nhớ trong đầu xem ai vậy? Đúng lúc đó, Thành vội vàng nhắc nhở tôi:

- Anh Thắng ơi thằng Vịnh đó.
Tôi chạy nhanh lại bắt tay Vịnh và nói:

- Chào Vịnh! Không ngờ anh em mình lại gặp nhau ở đây.

Vịnh cũng bắt tay tôi mà nói:

- Đúng thế anh Thắng! Gần 30 năm anh em mình mới có dịp gặp lại nhau. Tôi đã linh

tính rằng anh sẽ tham dự Đại Hội Kinh Thương nên bằng mọi cách đến tham dự.

Sau đó, tôi cùng Vịnh về nhà Thành hàn huyên tâm sự suốt đêm đó.

Trong bữa tiệc Đại Hội Kinh Thương hôm đó, phái đoàn Úc Châu bị mời lên trình diễn văn nghệ. Ngọc Lan, Kim Ánh và tôi phải lên sân khấu. Bí quá, tôi phải hò mấy câu hò lục bát thời sinh hoạt Hướng Đạo như: Đèo nào cao cho bằng đèo Châu Đốc, gió nào độc cho bằng gió Gò Công. Vợ chồng son đã đẹp lòng ước mong. Thuận vợ chồng ta cùng tát bể đông. Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ hò lơ hó lơ.

  • -  Làm trai rửa bát quét nhà.

  • -  Vợ gọi thì dạ bẩm bà con đây.

  • -  Thân em như tấm lụa đào.

  • -  Anh mua vài mét đem về lau xe.

  • -  Thương anh em biết để đâu.

  • -  Để trong lỗ rún lâu lâu sức dầu.

  • -  Thương em anh biết để đâu.

  • -  Để trong nòng súng, lâu lâu bóp cò.

  • -  Ba đồng một đống đàn ông.

  • -  Mua về bỏ lồng cho kiến nó tha.

  • -  Ba xu một tá đàn bà.

  • -  Mua về xé nhỏ cho gà nó ăn.

  • -  Cô kia để tóc đuôi gà.

  • -  Nắm đuôi cô lại chí bò ngổn ngang.

  • -  Mắt em rực sáng như đèn.

  • -  Long lanh chớp chớp cục ghèn lòi ra.

    Tôi hò ba đồng một đống đàn ông, thấy các chị em phụ nữ cười khoái chí, nắc nẻ. Đến khi tôi hò ba xu một tá đàn bà, các ông cười phản pháo to hơn vì nếu so sánh ba đồng vẫn lớn hơn ba xu nhiều. Không ngờ mấy câu hò cho vui này lại mang họa cho tôi sau này.

    Buổi tối dạ vũ hôm đó tôi may mắn ngồi kế bên vợ chồng Phó Đức Trường người tạo ra trang Web cho Kinh Thương Minh Đức. Chúng tôi ngồi uống cà phê nghe chương trình văn nghệ do các ca sĩ và thầy Phó Khoa Trưởng hát. Tôi chỉ buồn cười vì câu nói bất hủ của thầy:

- Tôi đi đám cưới chẳng thiết tha gì ăn uống hết. Chỉ chờ người ta mời lên sân khấu hát thôi.

Tôi cười nói đùa với Phó Đức Trường:

- Vô phúc đám cưới nào mời thầy đi mà không mời thầy hát chắc chết với thầy.

Vợ chồng Trường mỉm cười phụ họa với tôi.

Trong dạ vũ hôm đó, tội nghiệp cho hai hoa khôi Úc Châu của chúng tôi bị quay như dế trên sàn nhảy. Hết anh này đến anh kia mời nhảy. Tôi đứng dậy định mời Kim Ánh nhảy một bài cha cha cha nhưng không tài nào mời được. Vừa đứng dậy định mời thì có người khác nhanh chân hơn tôi rồi. Tôi cứ đứng lên thấp thỏm như thế làm cho vợ chồng Phó Đức Trường cũng phì cười cho sự nhấp nhỏm của tôi.

Tiếp đó, phái đoàn hành hương của chúng tôi đi đến Montreal và Toronto tham dự Đại Hội Công Giáo Giới Trẻ toàn thế giới do Đức Thánh Cha John Paul đệ nhị chủ trì. Đến Montreal không tài

nào liên lạc được với Ngân. Tôi điện thoại về nhà Ngà em của Ngân cũng không được tin tức của Ngân. Chính vì thế mới xảy ra chuyện cười ra nước mắt như sau:

Trong phái đoàn hành hương chúng tôi cũng có một người quen một cặp vợ chồng ở Montreal. Người bạn này liên lạc được và vợ chồng này tiếp đãi chúng tôi rất nhiệt tình. Tôi mừng quá vì mình không gặp được Ngân nay được dân thổ địa dẫn đi chơi thì còn gì bằng. Chúng tôi chỉ có một buổi tối ở Montreal nên thời gian rất là quí báu. Tôi đề nghị và nói:

- Chị coi có shopping nào lớn dẫn chúng tôi thăm quan cho biết.

Chị không để ý gì cả và nói với tôi: - Cứ đi theo tôi.

Phái đoàn hành hương kể cả cha Chi 17 người lật đật theo chị. Chân tôi đau nên đi theo cũng vất vả. Chị dẫn chúng tôi xuống xe lửa mua 19 vé cho đủ hai vợ chồng chị. Chị dẫn chúng tôi đi hết ga này đến ga khác, hết trạm này đến trạm khác cả

hơn 2 tiếng đồng hồ. Tôi vừa tức vừa mệt vừa bị đau chân nên hỏi chị:

- Chị ơi shopping sao xa quá vậy chị?
Chị hơi ngạc nhiên một chút nhưng bình thản trả

lời:

- Em đâu có dẫn anh chị đi shopping đâu! Em dẫn các anh chị đi xem xe lửa vì em tưởng ở bên Úc không có xe lửa.

Trời đất! Câu nói của chị như gáo nước lạnh tạt vào mặt. Phái đoàn chúng tôi tá hỏa tam tinh như từ trời rơi xuống. Hóa ra hơn 2 tiếng đồng hồ quí giá ở Montreal và đi rất mệt mỏi chỉ để coi xe lửa như thế thôi sao! Xe lửa bên Úc chúng tôi thiếu gì, còn nhiều hơn ở Canada nữa. Chị còn giáng thêm một câu nói nữa:

- Em nghe nói ở bên Úc khổ lắm, giống như ở Việt Nam vậy đó. Em có bà dì ở bên Úc bảo cho em như vậy.

Đi ngang qua tiệm quần áo, chị còn bồi thêm câu nữa:

- Các anh chị muốn mua quần áo gì thì mua ở đây đi, vì quần áo bên Úc xấu và dở lắm.

Cả phái đoàn hành hương Úc Châu chúng tôi ngỡ ngàng ngạc nhiên nhìn nhau thắc mắc không biết chị nghe tin tức như thế nào mà đánh giá nước Úc chúng tôi thấp thế.

Trong lúc nói chuyện với chị, tôi hỏi: - Chị qua Canada lâu chưa?

Chị trả lời:

- Em qua lâu rồi gần 9 năm rồi, còn ông xã em qua 11 năm rồi.

Chúng tôi lại ngơ ngác ngó nhau vì chị đâu có biết phái đoàn hành hương Úc Châu chúng tôi ai cũng hơn hai mươi mấy năm ở nước ngoài rồi. Chúng tôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt không dám cải chính sợ chị phật lòng.

TÔI GẶP BẠCH LAN KHÓA 1 KINH THƯƠNG MINH ĐỨC: 

Phái đoàn hành hương Việt Nam chúng tôi đến Toronto tham dự Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới. Trong thời gian rảnh rỗi tôi có email cho Quang Hải hỏi mình có bao nhiêu bạn bè Kinh Thương ở Toronto. Hải email cho tôi 7 anh chị em Kinh Thương ở Toronto. Tôi mừng quá liên lạc được với Bạch Lan khóa 1. Thật sự, tôi và Bạch Lan trước kia không biết nhau nhưng nghe nói cùng học trong Kinh Thương nên Bạch Lan đã thân tình cho tôi tá túc vài ngày và dẫn tôi đi bác sĩ khám bệnh khi tôi bị đau ở Toronto. Cám ơn Bạch Lan rất nhiều!

ÔI GẶP CHÂU VĂN HIỀN: 

Nghe nói phái đoàn hành hương chúng tôi đi hành hương thế giới nên được vé free về Việt Nam nếu chúng tôi muốn. Tuy nhiên, chúng tôi không biết trước nên không xin visa về Việt Nam. Tôi vội vàng trình bày vấn đề này với Bạch Lan, Bạch Lan dẫn tôi đi gặp Châu Văn Hiền vì Hiền làm về Travel Agency. Vừa vào văn phòng vợ

Châu Văn Hiền tiếp tôi và Bạch Lan. Tôi trình bày cho bà xã Hiền, chị nhìn tôi ngờ ngợ một lát rồi nói:

- Ah! Tôi nhớ ra rồi! Phải hôm trước trong Đại Hội Kinh Thương Minh Đức anh là người lên sân khấu hò nhiều câu hạ giá phụ nữ chúng tôi lắm phải không?

Tôi nửa khóc nửa cười chống chế trả lời:

- Oh! Thì hò vài câu cho vui đó mà. Tôi cũng rất công bằng hò bên nam một câu, bên nữ một câu mà.

Tôi trình bày với Hiền, tôi cần visa về Việt Nam. Hiền suy nghĩ một chút rồi nói:

- Giá anh đến gặp tôi hôm qua thì hay quá! Bây giờ sợ visa về không kịp vì vài bữa nữa ông đi qua Âu Châu rồi. Thôi được! Để tôi làm visa rời rồi gửi bằng International Express Transport tới khách sạn ở Rome cho ông.

Tôi mừng quá ghi địa chỉ khách sạn ở Rome cho Hiền. Tôi nói với phái đoàn hành hương Úc Châu tôi có thể có visa về Việt Nam được. Cả phái đoàn ngạc nhiên sao tôi có thể về được. Nhất là cha Chi luôn luôn cảnh cáo tôi đừng về Việt Nam vì không co visa. Đúng tuần lễ sau, tôi nhận được visa do Hiền gửi đến. Tôi đưa visa cho phái đoàn hành hương xem, ai cũng ngạc nhiên tỏ vẻ thán phục tôi sao tài thế. Tôi được dịp hỉnh hỉnh mũi lên tự đắc với bạn bè. Cám ơn Châu Văn Hiền đã cho tôi nở mày nở mặt với bạn bè.

TÔI GẶP QUANG HẢI VÀ NGỌC LAN Ở SYDNEY: 

Trước kia, tôi có làm bưu điện một thời gian nên sau này cũng thường chơi tennis do anh em bưu điện tổ chức. Không ngờ trong đám anh em chơi tennis có người lập gia đình, anh em bưu điện nhờ tôi làm MC giúp vui trong chương trình văn nghệ giúp vui. Anh em nhờ tôi làm MC chẳng phải tôi giỏi giang gì! Chẳng qua nếu kiếm người khác anh em phải trả tiền còn tôi làm free. Nói

đùa thế thôi chớ tôi làm MC cũng không đến nỗi tệ lắm.

Phần giới thiệu chương trình nghiêm túc do người bạn phụ trách. Bất ngờ tôi thấy giới thiệu Quang Hải đại diện thân tộc cô dâu lên có đôi lời cùng quí vị quan khách. Quang Hải nhìn xuống thấy tôi cũng mừng quá vì gặp lại bạn cũ trong đại học. Sau này, Hải cho biết vai Hải rất lớn là bác của cô dâu nên đại diện nhà gái đọc diễn văn. Chúng tôi có một buổi tối văn nghệ quậy tới bến luôn.

TÔI GẶP NGUYỄN BÁ LÃNG KHÓA 1: 

Tôi có lò bánh mì nho nhỏ ở Sydney nên cũng theo học khóa Quản Trị Thương Nghiệp do anh Bùi Thanh Lân (anh của Bùi Thanh Lung) người việt hướng dẫn cho những thương gia nhỏ hiểu biết về cách quản trị, thuế má v.v...Ngồi học với anh Lãng cả tuần lễ nhưng tôi không biết anh Lãng cùng học Kinh Thương cho đến một hôm đang ngồi uống cà phê. Thấy anh Lãng cùng tuổi nên tôi hỏi:

- Trước kia ở Việt Nam anh Lãng làm về gì? Anh Lãng trả lời:

- Tôi cũng đi lính một thời gian nhưng trước đó tôi học Đại Học Kinh Thương Minh Đức.

Tôi hơi ngờ ngợ vì mỗi lần lên Melbourne chơi tôi thường nghe Quang Hải và Quyển nhắc tới chủ tiệm hoa Yến Florist nên tôi hỏi anh:

- Tôi nghe Hải và Lan nhắc có người nào học Kinh Thương Minh Đức làm chủ tiệm hoa Yến Florist hay sao đó?

Anh Lãng ngạc nhiên ngó tôi trả lời: - Tôi đây chớ ai.

Tôi giật mình không ngờ người thường được Hải, Lan, Quyển nhắc tới mỗi khi tôi lên Melbourne lại ngồi trước mặt tôi đây. Sau này, tôi mới biết anh Lãng rất nổi tiếng ở Sydney và giữ nhiều chức vụ trong các hội đoàn.

Ngày đám cưới con trai đầu lòng của tôi, các anh chị em Kinh Thương Minh Đức từ nhiều nơi về

có ghé nhà anh Lãng ăn nhậu và hát karaoke thật vui vẻ.

TÔI GẶP TRẦN MINH BẠCH: 

Năm 2004 tôi tham dự Đại Hội Kinh Thương Minh Đức tại Houston. Vừa bước vào phòng dạ vũ đã gặp Huân khóa 1 bắt tay chào mừng nói:

- Tôi biết thế nào cũng có mặt anh Thắng. Rất vui gặp lại anh.

Tôi cũng bắt tay Huân và nói:

- Rất mừng gặp lại anh Huân! Anh chị em Houston tổ chức chu đáo quá.

Tôi biết anh Huân từ Đại Hội Kinh Thương lần trước. Có đánh tennis với anh Huân và Đỗ Quốc Thành. Anh Huân dẫn tôi vào gặp Kim Ánh và Ngọc Lan. Kim Ánh dẫn tôi tới gặp Trần Minh Bạch và nói:

- Đây là Cha Bạch

Tôi tưởng Kim Ánh nói giỡn vì thấy cha ngồi chung quanh toàn là phụ nữ không à. Trong đầu

tôi Kim Ánh nói đùa cho vui thôi! Vì vừa nhìn cha Bạch tôi nhớ liền khuôn mặt cha ngày xưa trong ban văn nghệ Kinh Thương gồm có Lê Hải Vũ, Phạm Thị Nam, O Lài, Vinh Mập, Cường, Hưng....Bạch đùa giỡn rất vui vẻ và kể nhiều chuyện tiếu lâm. Tôi còn nhớ bài “Thương Quá Việt Nam” được Bạch đổi thành lời thay vì:

  • -  Em nghe gì không hỡi em. Con chim nó hót vang đầu hè.

  • -  Em nghe gì không hỡi em . Con chim nó hót trên cành tre.

    Bạch đổi thành lời:

  • -  Cô tên gì cô tên chi. Xin cho biết quí danh là gì.

  • -  Cô tên gì cô tên chi. Xin cho biết quí danh là chi.

  • -  Nói đi cô, nói đi cô, nói đi rồi tụi mình đi chơi.

  • -  Nói đi cô, nói đi cô, nói đi rồi tụi mình đi ci

    nê.
    Sau khi anh bạn hát bài ca đó, người đẹp trả lời:

  • -  Tôi tên gì kệ cha tôi sao anh hỏi quí danh mà làm gì

  • -  Tôi tên gì kệ cha tôi sao anh hỏi quí danh mà làm chi.

  • -  Tổ cha mi tổ cha mi, thấy cái mặt là bà không ưa.

  • -  Tổ cha mi tổ cha mi, thấy cái mặt là bà đi thưa.

    Chính bài hát và tinh thần hài hước đó mà tôi không thể nào tin được Bạch lại là Linh Mục. Đến khi nhìn thấy trên cổ cha có huy hiệu thánh giá và nghe cha trình bày về trách nhiệm đối với gia đình. Cha kể rằng:

- Năm 1986 sau khi lo hết cho gia đình qua Canada, cha nghĩ nếu cuộc sống chỉ lo nghĩ đến vật chất cũng tầm thường nên cha quyết định đi tu để giúp đời nhiều hơn. Khi được thụ phong linh mục, cha lại chọn làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, giúp đỡ dân tộc thiểu số trong môi trường vất vả khó khăn.

Tôi rất khâm phục tinh thần hy sinh phuc vụ của cha. Nhìn cha nhảy đầm với Kim Ánh qua các điệu Cha Cha Cha, Bibop, Tango, Paso Dop.v.v.. trong tối hôm đó, tôi có thể hiểu rằng trước kia cha cũng đã một thời vàng son oanh liệt trong đám sinh viên. Tôi nghe Kim Ánh kể rằng:

Vừa bước xuống phi trường tới nhà Đức. Cha Bạch tâm sự với Chúa.

- Xin Chúa cho con nghỉ tu vài ngày để con sống trọn vẹn thời sinh viên xa xưa vô tư ấy.

Chính vì thế, cha Bạch sống thật thoải mái, đùa giỡn vui vẻ, ăn nói vô tư, sống giống thời sinh viên hồn nhiên xa xưa. Tôi quay băng video cha Bạch và Kim Ánh nhảy đầm rất nhiều và nói đùa:

- Cuốn băng này mà đưa cho bề trên cha coi. Chắc bề trên phải bắt cha đi cấm phòng vài năm.

Quả thật như thế! Sau kỳ Đại Hội Kinh Thương Minh Đức cha đi tu nghiệp đâu vài năm không ai

có thể liên lạc được với cha. Trong dịp tiếp xúc với cha, tôi được biết cha đang công tác ở nơi dân chúng thật khó khăn, thiếu thốn vật chất. Tôi có nói đùa:

- Thôi để bữa nào con qua bên đó mở lò bánh mì cho cha.

Cha rất vui mừng trả lời:

- Bữa nào anh qua giúp em đi. Dân chúng ở đó nghèo khổ và rất cần bánh mì.

Tôi mơ ước trong tương lai có thể giúp được cho cha một chút gì đó.

TÔI GẶP VỢ CHỒNG MAI VĂN SANG: 

Sau Đại Hội Kinh Thương Minh Đức, tôi có ghé Los gặp Đỗ Quốc Thành. Thành chở tôi tới lò bánh mì Paris Bagguete ở Long Beach của vợ chồng Sang Hoa. Vợ chồng Sang Hoa trước kia ở Pháp, học bánh mì từ Pháp nên vợ chồng Sang Hoa rất thành công ở Mỹ. Đa số khách của Sang thuộc cộng đồng Campuchia. Tôi ăn bánh mì của vợ chồng Sang làm rất ngon, có thể ngon hơn

bánh mì của Lee Sandwich tôi mua ở nhiều chỗ. Tôi và Thành có về ăn cơm tối với vợ chồng Sang & Hoa.

Vào tháng 3 năm 2005, đám cưới con trai đầu lòng của tôi. Đáp lời mời của tôi, anh chị em Kinh Thương Melbourne về khá đông đủ trên chiếc xe van thật vui vẻ. Gia đình Lê Quang Tín từ Adelaide cũng về nên có dịp anh chị em Kinh Thương hơn 30 năm mới gặp lại nhau. Anh chị em tay bắt mặt mừng khôn tả. Thời gian sao trôi nhanh quá! Cứ tưởng mới ngồi ghế nhà trường hôm nào bên nhau, giờ đã 30 năm rồi. Chúng ta xa cách nhau 30 năm với biết bao thay đổi trong môi trường khác nhau của cuộc đời, nhưng tình bằng hữu sinh viên luôn luôn gắn bó với những kỷ niệm nên thơ phải không các bạn? Ước mong tình bằng hữu này sẽ bền chặt và phát triển khắp nơi để chúng ta có nhiều người bạn thân thương trên toàn thế giới.

Đặng Thắng (hè 2006)

Read More
Thao Dang Thao Dang

TÔI ĐẬU TÚ TÀI PHẦN NHẤT

Gia đình tôi di cư vào Nam năm 1954 và sống ở hẻm 399 đường Lý Thái Tổ thuộc xứ Bắc Hà. Từ khi tôi lớn lên, hẻm này được mang tiếng với những thành tích như đánh lộn, chém nhau, giật đồ nhất là giây chuyền, cờ bạc, chơi bời đĩ điếm.....

Hẻm chúng tôi có mối thù truyền kiếp với xóm chuồng bò ở Ngã Bảy. Tôi cũng đã nhiều lần chứng kiến các đàn anh trong xóm rượt nhau, chém lộn với xóm chuồng bò vì tranh giành địa bàn hoạt động. Chẳng hạn như các thanh niên du đãng ở chuồng bò không dám giật giây chuyền ở xóm mình nên xuống khu Bắc Hà giật, giật xong chạy vào xóm tôi bị du đãng xóm tôi chặn lại lấy sợi giây vừa mới giật. Tức quá, du đãng đó chạy về chuồng bò kêu đàn anh đến đòi lại. Thế là hai bên thanh toán lẫn nhau. Có lần, anh Thượng chạy vào xe phở ông Kính đầu ngõ chụp con dao thái thịt thật sắc đuổi chém du đãng chuồng bò khiến cả xóm một phen kinh hoàng.

Cũng có lần chúng tôi đi xem ci nê ở rạp Long Vân về, khi đi ngang qua xóm chuồng bò bị mấy thanh niên du đãng trong xóm chuồng bò chặn lại. Thằng này đang gánh nước có đòn gánh rất dài liền hếch hàm hỏi chúng tôi:

- Tụi bay ở xứ Bắc Hà phải không? Thằng Thơm trong xóm chúng tôi trả lời:

- Tụi bay muốn đánh lộn hở? Chờ một chút. Để tao bỏ dép đã.
Thằng du đãng ở chuồng bò cũng ngạc nhiên khi thấy thằng Thơm dám cả

gan định đánh lại tụi nó.

Cả ba chúng tôi cũng đang lo sợ sao thằng Thơm lại to gan đến thế! Bất ngờ thằng Thơm xỏ tay vào dép rồi chạy thật lẹ, hai thằng tôi vội vàng chạy theo. Trước đòn tẩu mã rất bất ngờ của thằng Thơm khiến tụi chuồng bò không kịp rượt theo. Chúng tôi thoát nạn một cách tài tình.

Ngoài vấn đề trên, xóm chúng tôi còn nổi tiếng về đánh bài: Lúc nào cũng có nhiều sòng bài ăn tiền và chơi đủ loại bài như: bài cào, cắt tê, bủ, ngầu, xì

dách, xập xám....Tôi còn nhớ ông Tám Già một tay xếp bài hay kinh khủng. Tết năm đó, có ông trong xóm ra ngoài chơi bài cào. Ông Tám cầm bài xào qua xào lại rồi có người kinh. Chơi bài cào mà ông trong xóm làm cái hai lần bị bù, móc hết tiền trong cặp táp ra chung cho mọi người rồi về nhà buồn hiu không đi chúc tết nữa vì hết tiền. Ngoài tài xếp bài, ông Tám Già còn rút đít bài hay không thể chê được. Đánh bài bủ với tôi lúc nào ông cũng có bủ ách vì tài rút đít. Sau này, có dịp ông nói cho tôi biết ông học lúc đó mất hai chục ngàn đồng tiền thời bấy giờ khoảng năm 1963.

Sống trong một xóm với nhiều tệ nạn như thế, tôi học hành chẳng ra gì cũng đúng thôi. Đến năm đệ thất tôi học ở trường Minh Hưng trên đường Phan Thanh Giản. Ông thầy dậy toán tên Mai dữ quá hay đánh tôi thật đau làm tôi sợ nên cúp cua giờ toán đi xem xi nê ở rạp Long Vân hay Đại Đồng.

Tới năm đệ ngũ, ba tôi nhờ người quen xin cho tôi vào học trường Nguyễn Bá Tòng. Tôi còn nhớ một buổi chiều, tôi đang ngồi trong nhà vệ sinh, mẹ tôi không biết vì chuyện gì đó khóc lóc la tôi:

- Con nhà người ta học hành giỏi giang còn con nhà mình chả học hành gì cả.

Tôi thật sự xúc động vì câu nói của mẹ tôi. Hối hận những việc làm đã qua và tôi bắt đầu cố gắng học hành. Lên năm đệ tứ, tôi học đệ tứ 1 xếp hạng cũng trung bình thôi vì toàn những học sinh giỏi. Trong năm này, trường Nguyễn Bá Tòng sắp xếp những học sinh đệ tứ kém ở các lớp vào một lớp cùng một trình độ để dạy cho thích hợp. Thằng Thu bạn tôi con ông Trinh trong xóm phải học lớp này. Đến cuối năm thằng Thu được phần thưởng vì học trong đám học sinh kém. Ông Trinh đi khoe khắp xóm con ông thằng Thu được phần thưởng học giỏi, làm mẹ tôi so sánh chửi tôi một trận nên thân. Tôi buồn lắm nhưng không sao cắt nghĩa được.

Tôi học khá được nhờ năm đệ tam. Gia đình Khải khá giả cho Khải học thêm toán với chú Triển ở cư xá sĩ quan Bắc Hải. Khải học thêm một mình cũng buồn nên rủ tôi học cho vui. Nhờ học thêm đó, tôi mới hiểu thêm về toán với các đường trung tuyến, đường cao, đường trung trực v.v...

Gia đình và họ hàng tôi chẳng có ai làm chức vụ gì lớn lao hết, chỉ có chú Trợ với cấp bậc Thượng Sĩ là to lắm rồi. Trong khi chơi với thằng Khải ở ngã bảy tôi nghe nó nói: Cậu Kha nó là bác sĩ, cậu Sa nó là trung tá, anh rể nó là thiếu tá....Thật sự, tôi cũng mang mặc cảm vì gia đình và họ hàng của mình ít người làm chức vụ to lớn.

Vào năm đệ nhị tôi cũng gặp một vài rắc rối như sau:

1/ Mẹ tôi bán trái cây ở đầu hẻm nên thường phải dậy sớm đi mua trái cây ở chợ An Đông. Chừng 4 giờ sáng tôi phải lấy xe mobilette chở mẹ tôi đến chợ An Đông. Trên đường về, bỗng cảnh sát thổi còi hoét hoét chặn xe tôi. Tôi mơ ngủ nên không nghe, cho đến tiếng còi thứ ba mới dừng xe lại. Viên cảnh sát đi lại hằn học hỏi tôi:

- Sao tôi thổi còi mà anh không ngừng xe lại? Tôi ấp úng trả lời:

- Dạ! Có lẽ em buồn ngủ quá nên không nghe? Viên cảnh sát hỏi tiếp:

- Cho coi giấy tờ coi?
Tôi vội vàng móc giấy tờ tùy thân hoãn dịch vì lý do học vấn cho cảnh sát coi.

Có lẽ thông cảm với hoàn cảnh của tôi, anh ta bớt gắt gỏng và nói: - Sao đi trong giờ giới nghiêm?

Tôi trả lời:
- Dạ em phải chở mẹ em đi chợ sớm để mua trái cây về bán.

Viên cảnh sát nói tiếp:

- Hồi nãy chút xíu tôi bắn anh rồi anh biết không? Tôi đã quì xuống lên cò rồi đó. Cũng may anh ngừng xe lại.

Mồ hôi tôi toát ra như tắm. Tôi hú hồn hú vía về kể cho mẹ tôi. Mẹ tôi cũng sợ quá không bắt tôi đi sớm như xưa nữa.

2/ Chuyện thứ hai rắc rối như sau: Hôm đó, anh Huy em ruột của anh Khôi là chồng chị Vàng chị ruột của Khải được đi du học ở Đức. Anh Huy muốn khao tôi và Khải một chầu trước khi đi Đức. Anh Huy đi một mình còn Khải chở tôi trên chiếc xe Brigestone của Khải. Khi đi đến đường Hồng Thập Tự chúng tôi gặp một người Mỹ chở một cô gái tóc vàng ngồi đằng sau. Tôi và Khải cho là người Việt Nam nhuộm tóc còn anh Huy lại cho rằng cô ta là người Mỹ. Chỉ tò mò thế thôi! Chúng tôi phóng xe lên coi xem người con gái Việt Nam hay người Mỹ. Không ngờ chỉ một chút tò mò đã gây nên hậu quả thật nghiêm trọng. Khi Khải lái xe vượt qua tôi có nói:

- Mỹ Việt Nam (ý nói người Việt Nam nhuộm tóc giống Mỹ)

Có lẽ cô gái đó tự ái khi nghe tôi nói câu nói đó nên đã xúi người Mỹ lái xe rượt theo xe chúng tôi. Khi tới đèn đỏ chỗ ngã tư Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự, Khải ngừng xe lại đã bị người Mỹ chở cô gái tóc vàng đụng xe chúng tôi. Người Mỹ nhảy xuống định đánh chúng tôi. Cũng may lúc đó có vài thanh niên đi ngang thấy chuyện bất bình nên can thiệp và người Mỹ đã không dám đánh chúng tôi. Lúc đó, có xe cảnh sát đi ngang qua thế là cô gái kia vu oan giá họa cho chúng tôi giựt bóp cô ta. Cả ba chúng tôi: Anh Huy, Khải và Tôi bị bắt về quận nhì để thẩm vấn.

Vừa vào bót cảnh sát, viên cảnh sát hỏi móc chúng tôi: - Từ chiều đến giờ mày làm được mấy vụ rồi?

Tôi tức quá khóc và kể lể mọi sự cho viên cảnh sát. Nghe xong viên cảnh sát tỏ vẻ thông cảm và nói:

- Phải kiếm cách cho cô kia bãi nại, nếu không phức tạp lắm.
Tôi thật sự lo lắng và không biết mình phải làm gì. Tôi còn nhớ viên cảnh sát

hỏi cô gái đó:

- Cô nói rằng hai thằng này giựt bóp của cô nhưng thằng nào giựt bóp của cô?

Cô gái đó không thể trả lời được ai giựt bóp và cứ nói: - Hai thằng này nè! Hai thằng này nè!

Viên cảnh sát tức quá gắt lên:

- Nhưng trong hai thằng này phải có thằng giựt bóp của cô chớ? Cô gái đó nhanh trí phịa ra:

- Tại vì nó búng tàn thuốc vào mắt tôi nên tôi không thấy đứa nào hết.

Tôi và Khải cũng bực mình trước sự xảo trá của cô ta. Cũng may tôi và Khải không ai hút thuốc nên trong bóp không có bao thuốc hay hộp quẹt. Cô gái tóc vàng đó còn gian manh xé rách cái bóp cho giống như bị giựt.

Chúng tôi thật sự buồn rầu lo lắng vô cùng, đặc biệt anh Huy sắp đi du học lại bị như vậy. Tôi nghe nói có ba của anh Hồng anh họ của tôi làm thượng sĩ già trong quận nhì. Ông nhìn thấy tôi và về nhà có nói với nhà hình như tao trông thấy em vợ Hồng ở trong bót. Giá lúc đó ông vào gặp chúng tôi và nói chuyện với cô gái đó, có lẽ chúng tôi không gặp rắc rối như sau này.

Bị giam 3 ngày trong bót cảnh sát và chúng tôi bị đưa ra tòa. Gia đình Khải sau khi biết được bị giam đã nhờ nhiều người quen biết lo cho chúng tôi. Đặc biệt có anh Chấn làm ở ngân hàng có quen với Biện Lý ở tòa. Chờ chúng tôi ở tòa lâu quá, xe chở anh Chấn đi tới quận nhì đúng lúc xe cảnh sát chở chúng tôi từ quận nhì lên tòa nên hai xe không gặp nhau. Đến khi chúng tôi vào tòa, ông biện lý vắng mặt và ông phó biện lý đã ký chữ tống giam rồi. Đúng lúc đó, anh Chấn chạy vào nói với ông phó biện lý về trường hợp của chúng tôi. Ông phó biện lý xóa chữ tống giam và đề nghị mang qua thẩm vấn. May quá, chúng tôi được mang qua thẩm vấn. Ông dự thẩm hỏi cung Khải. Sau khi hỏi những câu thông thường ông ta hỏi:

- Cậu học trường nào? Khải trả lời:

- Dạ cháu học trường Nguyễn Bá Tòng. Ông Dự Thẩm hỏi tiếp:

- Cậu học có được không? Khải ấp úng trả lời:

- Dạ cháu học cũng được. Ông hỏi tiếp:

- Cậu đứng hạng mấy trong lớp? Khải trả lời:

- Dạ cháu đứng hạng nhất. Ông Dự Thẩm ngạc nhiên hỏi:

- Hạng nhất mà học cũng được hở? Ông nói câu đó xong quay qua hỏi tôi:

- Còn cậu đứng hạng mấy? Tôi sợ sệt trả lời:

- Dạ cháu đứng hạng 11.
Có lẽ hiểu hoàn cảnh của chúng tôi nên ông cho tại ngoại điểu tra.

Chúng tôi mừng quá! Không biết nếu bị giam, sự học hành của chúng tôi sẽ khó khăn như thế nào. Tạ ơn Chúa! Chúng tôi hú hồn hú vía. Cũng có thể bị như thế nên tôi và Khải chỉ lo học hành không dám đi chơi nữa.

Cũng có những lúc tôi học mệt quá nên thỉnh thoảng tôi vào xóm chơi bắn bi hay bật tường ăn tiền cho đỡ bị căng thẳng. Chuyện đi đá banh tôi cũng giới hạn tối đa vì nếu thi rớt nguy hiểm vô cùng. Tôi đã từng nghe bài thơ:

  • -  Rớt tú tài anh đi trung sĩ.

  • -  Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con.

  • -  Khi nào yên việc nước non.

  • -  Anh về anh ẵm Mỹ con anh cười.

    Tôi học khuya quá khiến bà dì của tôi cũng bực mình có lẽ bà không ngủ được vì đèn sáng quá. Thỉnh thoảng bà lại nói móc tôi:

- Học đỗ Trạng đó.

Tôi cũng chẳng biết làm sao vì mình đâu có làm gì nên tội. Mẹ tôi thương tôi, thường mua cho tôi ly cà phê đá để tôi có thể tỉnh thức học bài.

Năm 1968 vì ảnh hưởng tết mậu thân nên đề thi tú tài năm đó khá dễ. Nhưng năm 1969 có lẽ cần thêm lính hay sao mà đề thi toán khác hẳn thông lệ. Đề thi cho bài toán đại số, hai câu hỏi giáo khoa Lượng Giác và hai câu Hình Học.

Ngày đầu tiên thi Việt Văn, trong lúc chờ đợi ở phòng thi tôi ngồi mở sách coi lại Tiểu Sử Phạm Quỳnh. Thằng Bùi Ngọc Tường bạn tôi thấy thế chửi tôi:

- Sao mày ngu quá vậy. Nếu hỏi về Phạm Quỳnh người ta phải hỏi về văn của Phạm Quỳnh chớ ai hỏi về Tiểu Sử Phạm Quỳnh.

Tôi chống chế trả lời:
- Kệ tao. Trong lúc ngồi rảnh rỗi tao ôn lại thôi.

Thật không ngờ trong đề thi có câu: Tiểu Sử Phạm Quỳnh?

Tôi mừng không thể tưởng tượng được. Coi như trúng tủ câu hỏi này. Tôi viết hết trong tập rồi viết thêm những đoạn trong sách nữa. Tôi làm thật hoàn hảo. Sau khi thi, tôi có hỏi móc lại Tường:

- Sao em! Có làm được hết câu tiểu sử Phạm Quỳnh không? Hay chỉ có tên, húy rồi năm sinh và năm chết.

Tường cũng quê quê nhìn tôi.

Đến hôm thi lý hóa, tôi còn nhớ có câu lăng kính khó và dài quá tôi định bỏ không học vì nghĩ chắc gì ra câu này. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng tôi vẫn học và không ngờ có câu hỏi giáo khoa lăng kính. Nếu tôi không học chắc tôi sẽ hối hận lắm. Tôi làm bài xong trước thời gian hạn định và còn xin cô tờ giấy khác chép nắn nót lại cho đẹp. Cô giáo coi thi còn hỏi tôi:

- Em học trường nào vậy? Tôi tự hào trả lời:

- Dạ em học trường Nguyễn Bá Tòng. Cô nói tiếp:

- Em làm bài khá lắm.
Tôi rất vui mừng khi nghe cô giáo nói như vậy.

Tuy nhiên khi tôi và Tường đến nhà Giáo Sư Đinh Công Hoạt dậy về Điện. Khi giáo sư giải bài toán thì tôi làm sai ba câu cuối của bài toán vật lý.

Đến ngày thi toán quan trọng nhất của ban B. Tôi nghe lời của Thầy Hoàng Định dậy Anh Văn bảo rằng:

- Mỗi lần tôi đi thi. Vừa nhận đề xong, tôi gục xuống lần hạt 50 kinh. Sau đó, tôi ngẩng lên các câu trả lời hiện ra trong óc tôi.

Tôi cũng là người công giáo nên bắt chước thầy Hoàng Định như thế. Các thí sinh ngồi quanh tôi tưởng tôi không biết làm vì bài toán đại số khá bất ngờ. Cũng may là tôi học đều các môn nên có thể làm được bài. Tuy nhiên, câu hỏi cuối cùng tìm quỹ tích điểm M thì tôi lúng túng thật. Tôi còn nhiều giờ nên cũng cầu nguyện cho đến gần phút cuối, tôi đặt hai phương trình bằng nhau và viết suy ra quỹ tích điểm M là phương trình trên. Lúc về, tôi giật mình khi thấy bài toán giải trên báo y hệt như câu tôi viết trong bài. Tạ ơn Chúa đã giúp con.

Đến ngày thi cuối cùng, môn thi sử địa. Tôi mệt quá nên ngủ thiếp đi đến 2giờ20 mới dậy. Trên đường đi tôi định vào uống ly rau má để đi thi cho thoải mái vì tôi tưởng 3 giờ mới thi. Tự nhiên, ơn trên soi sáng bảo tôi đi thi rồi về uống. Vừa đến cổng trường, ông cảnh sát la tôi chuông reo vào thi rồi kìa. Tôi hoảng quá chạy thật nhanh vào lớp. Bà cô coi thi nói:

- Em mà vào trễ một phút nữa tôi không dám phát đề thi cho em. Tôi sợ toát mồ hôi. Nếu tôi uống ly rau má là tiêu đời tôi rồi.
Tạ ơn Chúa đã soi sáng cho con.

Khi thi xong, tôi có nhờ anh Đại làm Giám Thị ở trường Văn Học có quen khá nhiều giáo sư. Tôi có đưa phiếu báo danh để nhờ anh Đại nhờ giáo sư coi trước tôi đậu hay rớt. Anh Đại nhờ người coi xong nhưng anh không nói cho tôi biết nhưng anh nói với thằng Lợi em tôi:

- Thằng Thắng nó rớt rồi. Tao nhờ người coi nó có chín mươi mấy điểm à. Mày đừng nói cho nó biết sợ nó buồn.

Thằng Lợi em tôi cũng buồn và chẳng nói cho tôi biết nữa. Trong khi đó tôi nằm mơ thấy mình đậu hai lần. Tôi nói với thằng Lợi em ruột tôi:

- Không thể nào được. Nếu nói tao một trăm hai mươi mấy điểm rớt tao còn tin còn nếu nói tao chín mươi mấy điểm tao không tin.

Sau khi thi được mấy tuần, bất ngờ hôm đó thằng Tường chở tôi đi chơi. Tiện thể, chúng tôi ghé vào chỗ coi điểm thi. Bất ngờ thằng Tường la lớn lên:

- Tao đậu rồi nè.
Tôi lật đật dò theo cũng thấy tên mình và đúng phiếu báo danh trên bảng nên

cũng nói theo:
- Tao cũng có tên nè.

Thằng Tường chở tôi về gặp ba tôi. Tôi mừng quá nói:
- Ba ơi! Con thấy có tên trên bảng nhưng không biết có đậu không?

Ba tôi nở nụ cười rạng rỡ vô cùng. Có lẽ chưa bao giờ tôi thấy ba tôi cười tươi vui như vậy. Cả xóm tôi gần 10 người thi nhưng chỉ có mình tôi đậu. Mẹ tôi mừng lắm không uổng công tần tảo nuôi tôi.

Anh Oánh lớn hơn tôi một tuổi ở kế bên nhà tôi nói:

- Chúc mừng Thắng là người đầu tiên trong xứ Bắc Hà tớ nghe đậu năm nay.

Thật ra cũng có vài người đậu tú tài phần nhất trong xứ Bắc Hà năm đó, nhưng theo tỷ lệ đậu chỉ có hơn 10%. Khi biết tin tôi đậu tú tài, bà tôi cũng mừng và không la tôi nữa. Bà đã mua cho tôi chiếc xe Suzuki của anh Đại bán lại rẻ cho tôi. Đó là món quà quí giá suốt cuộc đời sinh viên của tôi.

Đặng Thắng (nhớ lại thời thơ ấu)

Read More
Thao Dang Thao Dang

VÌ SAO TÔI ĐƯỢC ĐỊNH CƯ TẠI ÚC? (PHẦN 1)

Tôi đến trại tị nạn Palawan khoảng tháng 8 năm 1979. Trại tị nạn Palawan được thành lập do một chiếc tàu Trường Xuân đi vượt biên bán chính thức có hơn 600 người tị nạn được chính quyền Philippines cho tạm trú tại Palawan để chờ định cư ở nước thứ ba. Trên ghe chúng tôi có 42 người nên được gọi là nhóm 42 để đi lãnh lương thực, nước nôi hay làm giấy tờ mỗi khi trại cần đến. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống giống như những người đi kinh tế mới với các nhà làm bằng cây và tre tự túc. Tuy nhiên, chúng tôi sướng hơn nhiều vì được Cao Ủy cung cấp lương thực gồm có thịt heo, cá, rau và gạo. Đời sống tương đối đủ ăn trong cuộc sống ở trại tị nạn.

Đến trại tị nạn được vài bữa, tôi mang xô ra giếng xách nước để về nhà nấu cơm. Trong lúc đứng đợi ở giếng, tôi thấy hai cô gái nói chuyện với nhau mà tôi không hiểu gì hết. Tôi tưởng mình đang sống chung với người Phi vì tai tôi nghe nhưng chẳng hiểu gì. Sau này, tôi mới biết họ là người Việt Nam nhưng sống ở đảo Phú Quí. Tiếng của họ nói nhanh như chim nên tôi chưa nghe quen tiếng của họ. Đôi lúc, có chuyện cãi nhau. Chúng tôi điếc như vịt nghe sấm. Ai cũng ngơ ngác chẳng hiểu họ nói gì?

Dân ở đảo Phú Quí rất hiền lành và chất phát. Họ bắt cá rất tài tình. Ba gia đình họ hùn nhau mua một cái lưới. Mỗi ngày họ bắt được cá chia đều cho 3 gia đình. Mỗi gia đình đều cho gia đình tôi một chút thành ra tôi cũng trở thành có một phần cá giống như họ. Đặc biệt, hôm nào trại phát thịt bò, họ cho chúng tôi thịt bò vì nói rằng ăn thịt bò phong lắm. Thành ra gia đình tôi sống rất thoải mái.

Điều xui xẻo của ghe chúng tôi là trước khi ghe chúng tôi tới đảo Palawan, phái đoàn Úc đã đến đây phỏng vấn và cho khá đông những người tị nạn có vợ chồng có một, hai đứa con được đi định cư tại Úc. Chúng tôi mất cơ hội này và cả năm sau phái đoàn Úc mới trở lại lần nữa.

Vừa tới trại, chúng tôi bán 1 chỉ vàng được 90 pêsô, tôi cũng bỏ ra 25 pêsô để mua đôi giầy ba ta đá banh. Đây là niềm vui duy nhất của tôi. Thích và có khiếu đá banh từ bé.

Nhớ lại sau này Dũng ở khu 1 trước khi đi định cư đã kể với tôi rằng:

  • -  Nói thật với anh nghe. Hồi anh mới lên trại, em nghe thằng bạn nói: Có thằng cha mới lên đảo đá banh hay lắm. Em đâu có tin! Em nói với nó:

  • -  Thằng nào mà tao đá trung vệ sao lừa qua nổi tao. Đến lúc em vào đá trung vệ. Anh lừa qua em hai lần. Em vội vàng bảo thằng bạn vào đá trung vệ thay thế chỗ của em để em ra ngoài quan sát xem anh đá làm sao?

    Tôi cười cười hỏi Dũng:
    - ThếởViệtNamemđáchođộinào?

    Dũng trả lời:

- Em chỉ đá cho đội phường thôi anh ơi.

Tôi ngẫm nghĩ nếu chỉ đá cho phường thì đẳng cấp Dũng cũng chưa cao lắm.

Đến trại tị nạn Palawan được một tuần, tôi gặp một thanh niên đẹp trai, to con hỏi tôi:

- Phải anh là cầu thủ đá banh không?
Tôi giật mình, sao em này lại biết tôi đá banh! Tôi ú ớ trả lời:

- Đúng rồi! Mà sao bồ biết tôi đá banh? Thanh niên Sơn hỏi lại tôi:

- Ngày xưa anh có đá banh cho đội Túc Cầu Xe Khách Thành không?

Tôi ngạc nhiên gật đầu và thắc mắc sao em Sơn lại biết tôi đá chầu cho đội Túc Cầu Xe Khách Thành. Thành phần đội này tôi biết gần hết như anh Đằng chụp gôn, có Đức Quắn, Hùng tay cong, Sơn v.v.. mà sao tôi không biết em Sơn này. Hóa ra em Sơn nhỏ này bảo rằng:

- Em đá trung phong cho Xe Khách Thành nhưng khi đội Xe Khách Thành nhờ anh đá chầu thế chỗ của em. Do đó, em biết anh chớ anh không biết em.

Tôi còn nhớ có lần đội Xe Khách Thành đá banh tranh giải với đội Xa Càng Miền Tây. Lúc đó, Sơn lớn của Xe Khách Thành tuôn banh xuống góc mặt và đá đờ tre trái banh thật mạnh vào. Tôi đá trung phong chạy

nhanh xuống, không ngờ trái banh Sơn đá vào lẹ quá, tôi né không kịp. Trái banh trúng đầu tôi bay qua đầu thủ môn Hà rất cao tung lưới đội Xa Cảng Miền Tây. Tôi bị trúng trái banh đau quá, suýt ngã nhưng ngạc nhiên vô cùng khi thấy trái banh trong lưới đội Xa Cảng Miền Tây. Khán giả vỗ tay quá chừng tưởng tôi đội đầu trái banh hay quá. Đâu có biết thật tình tôi né trái banh không kịp. Cuối trận đấu, Kim Hùng bạn đá banh của tôi nói:

- Coach Nguyên mà thấy anh đội đầu trái banh này, chắc hết dám dậy anh đội đầu luôn.

Tôi cười cười trả lời:

- Nói thật với Kim Hùng nghe, trái banh Sơn đá vào lẹ quá né không kịp thôi chớ không phải cố tình đội đầu đâu.

Sau vài tuần đá banh, tôi được bầu làm Trưởng Ban Thể Thao của Trại. Trong trại có 4 môn thể thao chính thức: Bóng tròn, bóng bàn, bóng chuyền và bóng rổ.

Về bóng tròn chúng tôi thường chơi trong trại vì lúc đó chỉ có chừng 1000 người. Thỉnh thoảng khi nước rút, chúng tôi đi ra ngoài cồn cát đá banh thật hứng thú vui vẻ. Đây là những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời của tôi.

Về bóng bàn tôi đánh cũng được. Trong trại có một bàn bóng bàn ở khu 1 nên tôi thỉnh thoảng có lại đó đánh với anh em chơi bóng bàn. Tôi còn nhớ lúc đó, có anh Trần Ngọc Lượng đánh cho quân cụ ngày xưa nên tôi đã nhờ anh coi giúp bộ môn bóng bàn. Anh Lượng có lối đánh thủ nhiều hơn công. Tôi cũng đánh thủ nhiều nhưng tôi có cú rờ ve bất ngờ nên cũng hạ nhiều đấu thủ trong trại.

Về bóng chuyền tôi còn nhớ có anh Giấy ngày xưa đánh cho đội Tuyển Bónh Chuyền Nha Trang gì đó. Anh có cú sẹc xoáy banh, búng trái banh rất chính xác và như ý. Bóng chuyền luôn luôn tạo cho trại hào hứng với những màn đánh độ thật hấp dẫn. Tôi còn nhớ có lần anh Giấy chấp tôi 12 điểm, đánh 15 điểm nhưng tôi không tài nào thắng được vì anh Giấy có cú giao banh xoáy vào hai góc tôi không thể đỡ được. Anh ấy lại bỏ banh thật chính xác nên tôi không tài nào chạy được dù tôi là cầu thủ đá banh. Ngày nào tôi cũng mua thuốc lá, cà phê hay nước ngọt cho anh Giấy. Có lần anh chấp tôi và chú Trà Thanh Hoa. Mỗi lần anh búng trái banh lên cao sát

lưới, tôi và chú Hoa cùng chạy tới tưởng anh bỏ nhỏ. Anh búng lên trái thứ hai, tôi và chú Hoa tưởng anh bỏ sau lưng nên chạy về. Đến trái thứ ba, anh ấy bỏ chính giữa tôi và chú Hoa, chúng tôi không đỡ được đành nhìn nhau lắc đầu. Ngoài anh Giấy đánh bóng chuyền hay còn có Đỗ Còn Em, Hùng tóc dài....làm cho trại luôn luôn sôi nổi, hào hứng, hấp dẫn với những độ bóng chuyền.

Nhớ lại, có lần tôi và em Nam đánh độ 4 chai bia với 2 người việt gốc Campuchia chờ đi định cư. Một trong hai người là đánh trong đội tuyển Campuchia hơn 10 năm.

Trận đấu thật sôi nổi, đánh rất ngang ngửa. Cuối cùng, tôi bảo em Nam nếu họ sẹc vào anh, anh chuyền cho em rồi em ki lên cho anh bỏ họ. Còn nếu họ sẹc ngay em, em ki một bát lên cho anh bỏ luôn. Nhờ thế, chúng tôi thắng 4 chai bia. Ông người Campuchia tức lắm nói với chúng tôi:

- Tôi rất tức vì tôi đánh trong đội tuyển Campuchia hơn 10 năm mà thua mấy anh.

Về bóng rổ, trại cũng có một đội banh bóng rổ đa số là người Trung Hoa. Anh em kể truyện rằng:

- Trong trại có Lộc Lé thấy bóng rổ hay lắm khi chơi với người Phi. Người Phi không biết Lộc Lé thảy banh hướng nào vì anh ta bị lé. Nhìn bên này thảy bên kia nên người Phi không đoán được anh thảy đi đâu. Chúng tôi thật cười cho câu truyện thú vị trên.

Lên trại được vài tuần, tôi và anh Lộ cùng mang rựa đi chặt tre về làm nhà hay làm củi nấu cơm. Chúng tôi tưởng dễ ăn lắm vì thấy người ta đi một lúc mang về bó củi thật dễ dàng, nhẹ nhàng. Hai anh em đi mất cả ngày, chặt được hai bó củi nhỏ xíu, nhưng mình mẩy bị trầy sướt hết cả, hai chân bị muỗi đốt đỏ hết, hai người vác hai bó củi rất cực nhọc. Tôi không quen vác nên thấy đau vai quá. Anh Lộ cũng thế nên anh nói với tôi:

- Thắng ạ! Có lẽ hai anh em mình bớt ăn nhậu một chút, dùng tiền mua củi tốt hơn vì hai anh em mình đi chặt củi chẳng được bao nhiêu và cực quá.

Tôi cũng đồng ý với anh Lộ vì không phải chuyên môn của mình. Tôi có thể chạy đá banh cả giờ hay chạy bộ 5 cây số nhưng chặt củi tôi không làm được.

Ban đại diện trại thấy anh Lộ là một cựu sĩ quan và có trình độ, tính tình khẳng khái nên đã bầu anh làm Trưởng Ban Lương Thực của trại lúc đó.

Trước đây, ban lương thực thường được nhiều quyền ưu đãi nhưng từ khi anh Lộ lên làm trưởng ban, mỗi nhân viên lương thực chỉ được thêm một cục thịt heo sau khi phụ giúp phát lương thực cho đồng bào. Anh Lộ rất liêm khiết và tổ chức ban lương thực một cách hiệu quả và khoa học khiến nhiều ngưởi trong trại tôn trọng và kính nể. Ngoài ra, mỗi lần trong trại có trình diễn văn nghệ, anh Lộ luôn luôn được đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt với những bài hát xưa được nhiều người hâm mộ nhất là bài “Đường Xưa Lối Cũ” ai nghe cũng nhớ về Việt Nam.

Còn phần tôi sau khi được bầu làm Trưởng Ban Thể Thao và Thủ Quân đội Túc Cầu, anh Ngô Minh Hùng trưởng khu 4 chúng tôi có tên đi định cư tại Úc nên khu 4 sẽ bầu lại trưởng khu. Lúc đó, tôi và Trần Mai được bà con trong khu đề cử. Sau cuộc bỏ phiếu, tôi được bà con ủng hộ làm trưởng khu 4. Tôi vội vàng áp dụng phương pháp hàng đội của Hướng Đạo. Tôi kiếm 3 phó khu: Một phó khu đặc trách về giấy phép, chuyên môn cấp giấy phép cho bà con trong khu đi chợ hay mua vật dụng cần thiết. Một phó khu đặc trách vấn đề giáo dục, chuyên nhắc nhở bà con đi học anh văn. Một phó khu đặc trách vấn đề công tác, chuyên phân chia công tác cho bà con trong khu cho hợp lý. Còn tôi trưởng khu 4 đi bắt ốc.

Trưởng khu 3 thấy tôi đi bắt ốc tức quá nói: - Coi kìa! Trưởng khu 4 đi bắt ốc.

Tôi mỉm cười khoái chí vì tôi đã phân chia công việc cho 3 phó khu rồi.

Ngoài trưởng khu 4 và trưởng ban thể thao, tôi còn phụ thầy Tiến tập hát trong ca đoàn và làm Tổng Thư Ký hội Hướng Đạo Việt Nam tại trại.

Nhớ lại, lúc đó có anh Lộc luôn dẫn các em sói mặc y phục Hướng Đạo đi sinh hoạt vòng vòng trong trại. Tôi gọi Lộc lại và nói:

- Lộc dẫn các em đi sinh hoạt Hướng Đạo nhưng Lộc có thuộc 10 điều luật và 3 lời hứa của Hướng Đạo không?

Lộc nhìn tôi ngạc nhiên lắc đầu.
Tôi vội vàng chép 10 điều luật, và 3 lời hứa Hướng Đạo đưa cho Lộc.

Tôi cũng nhào vô sinh hoạt Hướng Đạo một thời gian vì trước kia tôi cũng là Huynh Trưởng Hướng Đạo của Thiếu Đoàn Bạch Đằng thuộc đạo Trùng Dương.

Trong trại xảy ra nhiều chuyện buồn cười do một số người khai không đúng sự thật. Có người khai ngày xưa làm Trung Tá Y Sĩ nhưng thật ra chỉ là Trung Sĩ Y Tá. Nạn khai bớt tuổi để thanh thiếu niên hy vọng nước Mỹ thương tình bốc đi sớm khiến nhiều người khai rút tuổi một cách thiếu ý thức. Có người khai rút tới 5, 7 hay cả 10 tuổi.

Tôi nhớ có lần ông Cao Ủy người Hòa Lan lên phỏng vấn các em. Sau khi hỏi các em tuổi tác ông ta hỏi tiếp:

- Thế cháu tuổi con gì?

Thế là cháu ngập ngừng không trả lời được. Bởi lẽ đang tuổi thật con gì? Rồi rút 5, 7 tuổi trở thành con gì? Làm sao các em tính ra được. Vì không ngờ ông ta hỏi câu đó nên đa số các em không trả lời được. Tôi cũng thầm phục ai đã bày cho ông ta cách hỏi câu này. Thế là biết bao nhiêu em rớt phỏng vấn vì câu hỏi này. Người em ruột tôi khai rút 5 tuổi, bây giờ qua bên Mỹ thay vì đến tuổi nghỉ hưu phải làm thêm 5 năm nữa mới được nghỉ. Đúng là khôn quá hóa dại.

Đời sống trại tị nạn lúc đó chúng tôi được phát mỗi người một cục thịt, một con cá, rau và gạo. Đôi khi có thêm trứng! Chúng tôi cứ tưởng là mình khổ lắm rồi nhưng sau khi biết được đời sống tỵ nạn bên Mã Lai, Thái Lan. Chúng tôi mới biết mình đang sống đầy đủ tiện nghi hơn nhiều. Thực phẩm chúng tôi tương đối đầy đủ, chỉ thiếu tiền mua bia Sammigel của Phi để uống thôi. Thành ra nhóm chúng tôi gồm có: Tôi, anh Lộ, anh Hội, Tám Dũng (Lê Văn Sáu) thường tổ chức nhậu mỗi khi chúng tôi nhận được cheque từ thân nhân. Trong hội có Tám Dũng làm đồ nhậu thật tuyệt vời với món canh chua cá của người nam. Chúng tôi thường pha hai chai bia trộn lẫn một chai rượu thuốc màu vàng của Phi với nước đá uống thật đúng đô tuyệt cú mèo. Mồi nhậu không bao giờ thiếu vì chúng tôi ở sát biển. Chúng tôi bắt các loại ốc xoắn, ốc nhảy v.v...Đôi khi, chúng tôi làm chĩa đinh 3 để đâm cá trình làm đồ nhậu thật ngon. Đời sống thật thú vị nếu lúc đó chúng tôi không lo lắng cho vấn đề định cư. Buổi sáng, chúng tôi thức dậy, tập thể dục rồi uống cà phê hay olvatine. Sau đó, ai đi học anh văn thì đi hay làm những chuyện lặt vặt trong gia đình. Kế đó, đợi tổ

trưởng đi nhận lương thực về phát cho đồng bào trong tổ. Buổi chiều, anh em ra sân đánh bóng chuyền hay đá banh.

Đầu tiên, trại còn ít người nên có thể đá banh trong trại được nhưng sau đó số người tị nạn tăng lên đông quá nên chúng tôi phải ra sân phi đạo đá banh. Lúc đó, tôi còn làm Thủ Quân đội Túc Cầu và trưởng khu 4 trong trại. Sân phi đạo lại gần khu 4 của tôi.

Buổi chiều anh em đang đá banh trên sân phi đạo, anh Long phó ban trật tự định ra lệnh cấm anh em đá banh. Tôi vội vàng chỉ Thiếu Úy Pagadoan phụ trách trại và nói:

- Anh Long thấy kìa! Thằng Pagadoan còn coi anh em đá banh say đắm thì anh cấm anh em làm chi.

Anh Long thấy tôi nói có lý nên để anh em chơi thoải mái hơn. Khi nào nước xuống, chúng tôi kéo nhau ra cồn đá banh thật lý thú.

Vài tuần sau, tôi nghe ban đại diện lúc đầu là anh Huy, sau này là anh Lê Liên báo tin đội banh của trại tị nạn sẽ thi đấu với đội banh Trường Trung Học Phi ở thành phố Puerto Princesa City thuộc Palawan. Chúng tôi thành lập đội tuyển của trại để thi đấu ngoài phố.

Read More
Thao Dang Thao Dang

VÌ SAO TÔI ĐƯỢC ĐỊNH CƯ TẠI ÚC? (PHẦN 2)

Không khí hôm thi đấu thật tuyệt vời! Thiếu úy Pagadoan ra lệnh xả trại để tất cả đồng bào có thể đi ủng hộ đội Túc Cầu trại Tị Nạn Việt Nam.

Đúng 3 giờ chiều, xe cam nhông của quân đội Phi vào chở đội túc cầu Việt Nam ra thi đấu ở trường trung học thành phố Puerto Princesa City thuộc đảo Palawan. Tôi nhớ mang máng thành phần đội tuyển Việt Nam lúc đó, hậu vệ trái là Hải quắn, hậu vệ phải là Hùng tóc dài, trung vệ là Dụng và anh Khả cũng lớn tuổi, tôi đá tiền vệ với anh Giấy, góc mặt là Hải (Bọn), trung phong giữa là Út, Tuấn, góc trái Đỗ Còn Em. Xin lỗi còn nhiều cầu thủ nữa tôi không nhớ hết nổi. Tinh thần thi đấu đội banh chúng tôi thật mãnh liệt, không những vì mầu cờ sắc áo mà còn tự ái dân tộc nữa.

Tôi dẫn đội banh ra chào sân, tiếng vỗ tay thật to làm tôi ngước nhìn lên khán đài, tất cả cầu thủ chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và cảm động khi thấy trên khán đài chật ních người Việt Nam. Tiếng vỗ tay và la hét cổ vũ của đồng bào Việt Nam như nhắn nhủ chúng tôi: Phải cố gắng hết sức vì mầu cờ sắc áo và tự ái dân tộc, phải làm sao mang vinh dự về cho người tị nạn Việt Nam. Dẫu bây giờ chúng ta đang tạm thời ăn nhờ ở đậu người Phi nhưng cũng cố gắng làm gì đó để họ kính nể và khâm phục chúng ta.

Trọng tài Phi vừa thổi tiếng còi khai mạc trận đấu. Đội Phi mặc áo đỏ thật đẹp giao bóng trước, chuyền qua trung phong rồi thọc banh sâu xuống. Trung vệ Khả đánh đầu chuyền cho tiền vệ Giấy, anh Giấy tạt ngang cho Thắng, Thắng thẩy lỗ (chọc khe) cho góc mặt Hải (Bọn), góc mặt Hải chạy thật nhanh tạt banh trở về cho trung phong Út, Út đưa ngang banh cho Tuấn, Tuấn chuyền xéo cho Thắng từ dưới băng lên, Thắng gạt qua trung vệ Phi, đẩy banh xuống thật nhanh, thủ môn Phi lúng túng chạy ra, Thắng sửa banh vào góc khung thành mở tỷ số 1/0 cho đội tuyển túc cầu tỵ nạn Việt Nam. Cả cầu trường đứng bật dậy và la to lên vui mừng khôn tả, tiếng vỗ tay thật to cổ vũ cho chúng tôi, các anh em cầu thủ ôm Thắng mừng rỡ vô cùng vì đã mang vinh dự về cho đội túc cầu tị nạn Việt Nam.

Đội túc cầu Phi mang banh lên pass sê. Sau khi giao banh đã cố gắng vùng lên mong san bằng tỷ số nhưng hậu vệ của đội tỵ nạn Việt Nam truy cản thật dũng mãnh. Ở phút thứ 20 của trận đấu, sau một đợt truy cản, trung vệ Dụng chuyền cho hậu vệ Hải Quắn, Hải chuyền vào giữa cho Thắng, Thắng tạt ngang cho Giấy, Giấy thọc sâu cho Đỗ Còn Em bên cánh trái tuôn xuống thật lẹ, Em tạt bóng lên cho Tuấn, Tuấn kéo qua một trung vệ

Philippines, chuyền cho Út từ trên băng xuống đá cú mập thật mạnh tung lưới thủ môn Philippines.

Một lần nữa cầu trường như muốn nổ tung ra, tiếng vỗ tay và la hét của đồng bào tỵ nạn vang lên ầm ĩ trong sân vận động. Anh em cầu thủ ôm Út sung sướng, còn niềm vui nào trong cuộc đời cầu thủ hơn lúc này phải không các bạn? Đội túc cầu Philippines bị thua 0/2 cố gắng vùng lên để rút ngắn cách biệt. Tuy nhiên, hàng thủ đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nên đội túc cầu Philippines không làm gì được.

Vào phút thứ 35, nhận được banh từ thủ môn, tiền vệ Giấy giao banh cho Thắng, Thắng chuyền lên cho Tuấn, Tuấn tạt ngang cho Út, Út thọc sâu cho Đỗ Còn Em từ góc trái tuôn xuống thật nhanh. Em mang banh lên sát biên thật nhanh rồi tạt lên cho Tuấn. Tuấn lướt qua một trung vệ Phi tạt ngược lên cho Thắng từ dưới băng lên, Thắng thoát qua trung vệ phi, một tràng tiếng Phi bên tai:

- Pô tăng ti na mô (tiếng chửi thề của Phi)

Thắng lướt xuống, thủ môn Phi vội vàng nhào ra, Thắng sửa cái má mu bàn chân, banh đi xà vào góc lưới thủ môn Phi ghi thêm một bàn thắng nữa cho đội tuyển tị nạn Việt Nam 3/0. Cả cầu trường đứng bật dậy la hét vui mừng khôn tả. Ai cũng không ngờ được như thế. Tiếng vỗ tay không ngớt, các cầu thủ ôm nhau sung sướng vô cùng. Hết hiệp một, biết bao nhiêu đồng bào tị nạn lại chúc mừng vui vẻ hỏi thăm anh em cầu thủ tị nạn Việt Nam.

Vào hiệp 2, đội túc cầu Phi cố gắng vùng lên mong rút ngắn tỷ số nhưng không thành công vì đội tuyển tỵ nạn Việt Nam nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật hơn. Phút 70, trong một đợt phản công của đội túc cầu Việt Nam. Trung vệ Dụng chuyền banh cho Giấy, Giấy chặn banh xoay người giao cho Thắng. Thắng, Thắng thẩy lỗ cho Hải từ cánh mặt chạy nhanh xuống cuối sân, bất ngờ tạt ngược banh lên khung thành đội Phi, trung vệ Khả từ dưới lướt lên thật nhanh đánh đầu banh đi thật đẹp vào góc khung thành, thủ môn Phi phóng lên đẩy banh ra nhưng không kịp, banh đã vào góc lưới đội Phi nâng tỷ số 4/0. Một lần nữa cả cầu trường đứng bật dậy, tiếng vỗ tay la hét vang dội cả sân vận động, nhiều người ôm nhau vui mừng trên khán đài. Anh em ôm anh Khả chạy về sân nhà sung sướng trong khi đội tuyển trường trung học Philippines mệt mỏi và buồn thiu.

Đội tuyển trường trung học Philippines cố gắng tấn công để gỡ trái banh danh dự nên dốc toàn lực tấn công, cũng vì mải mê tấn công nên quên phòng thủ nên vào phút 85 hiệp hai, trong một đợt phản công, nhận được banh từ trung vệ Khả, Thắng gạt qua tiền vệ Phi từ giữa sân, mang banh xuống nữa, trung vệ Phi nhào ra truy cản, Thắng kéo banh qua khỏi trung vệ Phi, đẩy dài banh xuống, thủ môn Phi hốt hoảng chạy ra, Thắng gặt qua luôn thủ môn Phi đưa banh vài khung thành trống rỗng nâng tỷ số 5/0 cho đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam. Cả cầu trường như nổ tung ra, tất cả đồng bào la hét vang trời. Các anh em cầu thủ ôm Thắng sung sướng, vui mừng khôn tả.

Read More
Thao Dang Thao Dang

VÌ SAO TÔI ĐƯỢC ĐỊNH CƯ TẠI ÚC? (PHẦN 3)

Đội túc cầu trung học Phi mang banh lên pass sê. Đúng lúc đó, tiếng còi trọng tài ré lên kết thúc trận đấu. Kết quả đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam thắng đội tuyển trung học Philippines Puertor Princesa City thuộc Palawan với tỷ số 5/0 đoạt chiếc cúp cho đội tỵ nạn Việt Nam. Tiếng vỗ tay vang rền khi ông Hiệu Trưởng trường trung học Philippines ở Puerto Princesa City trao chiếc cup cho Thủ Quân Thắng của đội túc cầu tỵ nạn Việt Nam. Có thể nói từ khi thành lập trại tị nạn Palawan đến bây giờ, đây là lần đầu tiên tất cả đồng bào tị nạn và các anh em cầu thủ vui mừng sung sướng không tả được. Chưa bao giờ đồng bào tị nạn Việt nam được tươi cười hả hê đến thế. Vừa phát chiếc cup xong, trời đổ mưa tầm tã. Tuy nhiên, các anh em cầu thủ không ngại trời mưa, vừa ôm cup vừa chạy bộ từ sân vận động về trại tị nạn. Trời mưa lạnh lẽo nhưng không làm nản lòng các anh em cầu thủ đang dâng lên niềm sung sướng vô biên vì đã hoàn thành sứ mạng cao cả của tất cả đồng bào tị nạn mang vinh dự về cho đồng bào tị nạn Việt Nam tại Palawan.

Đặng Thắng viết lại bài này để cám ơn các anh em cầu thủ trong năm 1979- 1980 đã mang vinh dự về cho người tị nạn Việt Nam tại Palawan.

Một tháng sau, trường trung học Phi mời trại tị nạn chúng tôi thi đấu 4 bộ môn: Bóng tròn, bóng chuyền, bóng bàn và bóng rổ. Trại tị nạn thắng hai bộ môn bóng tròn và bóng bàn nhưng lại thua hai bộ môn bóng chuyền và bóng rổ. Những kỷ niệm về thể thao trong trại tị nạn Palawan luôn luôn nằm trong ký ức của tôi.

Trong trại chia làm nhiều khu: Khu 4 chúng tôi gồm nhiều cầu thủ giỏi nên vô địch trại về môn Túc Cầu. Bất ngờ, một hôm trưởng khu 3 rủ khu 4 chúng tôi đá độ 3 cây thuốc lá Hope. Tôi thật sự lo lắng vì 3 cây thuốc ở trại tị nạn cũng đáng giá lắm chớ. Tôi hỏi anh Lộ (anh họ của tôi):

- Tụi khu 3 rủ đá 3 cây thuốc. Anh tính sao? Anh Lộ trả lời:

- Cứ đá đi, có gì tao chịu cho.

Buổi chiều hôm đó, chúng tôi đá độ với khu 3 và thắng 3/0 và ăn độ 3 cây thuốc. Tôi có gặp trưởng khu 3 và nói:

- Sao ông gan quá vậy! Dám rủ chúng tôi đá 3 cây thuốc? Trưởng khu 3 mếu máo trả lời:

- Tại có 2 thanh niên mới lên đảo nói là đá cho đội Tuyển Hóa Chất nên tôi nghĩ sẽ đá thắng mấy ông.

Tôi có gặp hai thanh niên đó và hỏi:
- Các bồ đá cho đội Tuyển Hóa Chất hở?

Thanh niên đó trả lời:
- Dạ em đá rờ dẹc cho đội Tuyển Trẻ Hóa Chất.

Tôi nói tiếp:
- Nếu bồ đá cho đội Tuyển Hóa Chất thì bồ biết tôi và tôi biết bồ.

Sở dĩ tôi nói câu đó vì thứ sáu tuần nào đội Túc Cầu Tin Sáng chúng tôi cũng tập dượt với đội Tuyển Hóa Chất tại sân Hoa Lư nên tôi đâu có lạ gì thành phần đội Tuyển Hóa Chất như Tư Béo, Thành Gù, Lý Chí Quảng....

Nhớ lại ngày xưa khi tôi bắt đầu vào làm và đá banh cho đội Túc Cầu báo Tin Sáng. Anh Cường thủ quân đội Túc Cầu Tin Sáng hay sắp tôi đá góc mặt thế chỗ Hồ Nguyễn mười phút chót nên tôi đá không hiệu quả.

Hai tháng sau đội Túc Cầu Tin Sáng thi đấu giao hữu với đội Túc Cầu Huyện Đức Hòa. Anh Sáu Lu đá trung phong vì bận việc không đi được, anh Tiết trưởng phái đoàn lo lắng ra mặt: Anh Sáu Lu không đi rồi ai đá trung phong. Cuối cùng bất đắc dĩ phải xếp tôi đá trung phong. Hôm đó tôi đá trung phong hay quá thắng đội Đức Hòa 3/1. Tôi đá lọt 2 trái. Từ trận đó tôi trở thành trung phong nồng cốt của đội Túc Cầu Tin Sáng.

Trong tòa báo Tin Sáng có bàn bóng bàn. Tôi cũng mê đánh bóng bàn dù tôi đánh không hay. Tình cờ tôi cầm vợt bình thường nhưng đánh thắng Đinh Văn cũng là người có hạng trong hạng B của báo Tin Sáng. Đình Văn thua tôi ngạc nhiên lắm. Đình Văn cứ tưởng tôi chỉ biết đá banh thôi chớ học hành không ra gì! Không ngờ khi Đình Văn hỏi Quang Thắng phóng viên báo Tin Sáng mới biết tôi ngày xưa học chung và ra trường với Quang

Thắng trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y thuộc Viện Đại Học Minh Đức. Một hôm Đình Văn kêu tôi lên để tập hát cho tôi. Ngày xưa anh Cao Thanh Tùng coi ban Văn Nghệ báo Tin Sáng. Đình Văn tập hát cho tôi chừng 15 phút là tôi hát được. Đình Văn ngạc nhiên lắm nói với tôi:

- Anh Thắng ơi! Sao lạ vậy em tập cho thằng Tuấn bảo vệ cả tiếng mà nó không hát được mà sao em tập cho anh có 15 phút là anh hát được.

Đình Văn đâu biết rằng tôi đã từng tập hát cho nhiều ca đoàn trong nhà thờ và tôi cũng đã từng coi ban Văn Nghê trong trường Đại Học Kinh Thương Minh Đức nên tôi cũng rành về nhạc lý.

Một buổi chiều chủ nhật đội Túc Cầu Tin Sáng đá giao hữu ở sân Vận Động Hoa Lư và Đình Văn có đi coi trận đấu đó.

Sáng thứ hai vừa gặp mặt tôi Đình Văn mời tôi một ly cà phê đen và nói rằng:

- Anh Thắng! Em mời anh ly cà phê này và từ hồi gặp anh, em bỏ hẳn quan niệm nhìn ai qua bề ngoài.

Ý Đình Văn nói nhìn tướng tôi cù lần không ngờ tôi cũng có nhiều khả năng đặc biệt mà Đình Văn không ngờ tới.

Tôi ở trại tị nạn được gần 3 tháng thì nhận được tin của mấy người em và bạn của tôi ở đảo Tara cũng thuộc Philippines. Nghe Thư em vợ của tôi kể là:

- Lá thơ nhắn tin của tôi gửi đi các trại tị nạn để tìm thân nhân nằm trong Ban Đại Diện trại tị nạn Tara cũng lâu lắm rồi nhưng không ai để ý. Đến lúc em Thư lên văn phòng Ban Đại Diện thấy lá thơ nhắn tin của tôi liền mang về cho anh Thoại, Chương Còm, Lợi, Mỹ....Cả nhóm mừng quá khi biết chúng tôi còn sống và đang ở trại tị nạn Palawan. Anh em trong nhóm nấu một nồi chè ăn mừng.

Tôi cũng rất vui khi biết được các em và bạn bè mình còn sống trong cuộc vượt biên đầy nguy hiểm.

Chúng tôi vượt biên bằng hai chiếc ghe đi cùng với nhau. Chiếc ghe của tôi gồm nhiều gia đình và trẻ em, còn chiếc ghe kia toàn những thanh niên độc thân có la bàn và bản đồ đầy đủ. Ghe chúng tôi chỉ có nhiệm vụ đi theo ghe

kia mà thôi. Đi được hai ngày, một đêm không trăng sao, hai ghe chúng tôi không liên lạc được nên mỗi ghe đi mỗi ngả. Thế là chúng tôi mạnh ai nấy đi. Ghe chúng tôi có 5 tài công nhưng chỉ lái sông chưa có lái biển. Không có la bàn, không có hải bàn, chúng tôi chỉ biết nhìn trời, nhìn trăng, nhìn sao và đi theo cảm giác thôi.

Trước khi vượt biên, chúng tôi cứ tưởng rằng chỉ cần ra đến hải phận quốc tế, các tàu của các nước khác sẽ hân hoan cứu vớt chúng tôi như những vị anh hùng. Tuy nhiên, chúng tôi gặp tới 27 chiếc tàu ngoại quốc nhưng không có chiếc nào cứu vớt chúng tôi. Đến ngày thứ tư vào lúc 2 giờ đêm, tôi nghe tiếng anh Kiệt reo lên:

- Mình gặp tàu ngoại quốc rồi anh Thắng ơi!

Tôi mừng rỡ nhỏm dậy, không ngờ cái lưng đụng vào cái bô của máy ghe làm tôi bị phỏng lưng. Càng đi, chúng tôi càng thấy gần, tất cả trên ghe chúng tôi mừng quá vì nghĩ rằng chắc tàu ngoại quốc đang chờ đợi để rước mình. Đến 6 giờ sáng chúng tôi tới thật gần thì hỡi ơi đó là tàu Liên Xô. Tàu này đang đi ra nước khác nên không tiện vớt chúng tôi. Chúng tôi còn nghe trên ghe có tiếng người Việt nói rằng:

- Anh em ơi ra bắt mấy thằng vượt biên đi.

Chúng tôi thất vọng và buồn rầu vô hạn nhưng sóng gió lớn quá. Chúng tôi định xin họ vớt. Tuy nhiên, những người lính Liên Xô có lẽ sợ vớt chúng tôi thêm phiền phức nên họ đã bỏ mặc chúng tôi. Tôi còn nhớ có người lính Liên Xô cứ cầm sợi dây rồi lấy con dao cắt đứt sợi dây đó, giống như tín hiệu ngầm báo cho chúng tôi biết họ và tôi không còn liên lạc với nhau nữa. Kiệt đang lái ghe hỏi tôi:

- Như vậy mình tính sao anh Thắng? Tôi buồn bã trả lời:

- Họ không cứu mình thì thôi chớ biết sao bây giờ! Coi như mình chưa gặp chiếc ghe này.

Trên ghe bắt đầu thiếu nước uống thành ra chúng tôi phải đi vào cơn mưa để hứng nước mưa uống. Tôi còn nhớ, tôi dùng nắp can nước hứng nước mưa đưa cho cháu Nhân con của anh Lộ, rồi tới cháu Tuấn con của tôi, tiếp

đến cho vợ tôi rồi anh Lộ. Chúng tôi uống được nước mưa sung sướng vô cùng. Cháu Nhân con của anh Lộ thường mê sảng nói:

- Bố ơi bố mai mốt tới Mỹ, bố mua cô ca rồi bố bỏ đá nhỏ vào cho con uống nghe bố.

Đi vô định như thế được hơn hai ngày nữa, chúng tôi thấy được hòn đảo nhỏ nhỏ. Chúng tôi mừng quá vì đã mấy ngày chưa thấy được đất liền. Khi gần đến đảo, tôi dùng đèn pin để đánh tín hiệu S.O.S bằng đèn chớp để cầu cứu. Tín hiệu này tôi may mắn học được từ Hướng Đạo. Đêm hôm đó, chúng tôi neo ghe lại gần đảo để sáng hôm sau coi tình huống như thế nào? Quả nhiên, sáng hôm sau có ghe từ đảo đi ra quan sát ghe chúng tôi. Hóa ra họ là người Hoa thuộc đảo Nan Sa của Đài Loan. Ban đầu họ định cho chúng tôi chút thức ăn và lương thực rồi chỉ cho chúng tôi đi tới đảo khác chớ họ không muốn tiếp đón chúng tôi tại đảo Nan Sa này. Tuy nhiên, mỗi lần ghe họ lại gần đụng bể ghe chúng tôi rất nguy hiểm. Tiếp đó, bão táp lại nổi lên. Anh Lộ, anh họ của tôi nhảy xuống bơi vào trong bờ. Bơi được nửa chừng anh mệt quá ôm cục đá và cầu cứu. Từ trên ghe, tài công Công rất trẻ và khỏe nhảy xuống bơi vào cứu anh Lộ đưa vào bờ. Cũng may, ngày xưa anh Lộ là Đại Úy Công Binh có nhiều người lính người Hoa nên anh có thể xi xa xi xô vài câu tiếng Hoa để người lính tàu có thể hiểu và gọi một trung úy bác sĩ có thể nói được tiếng Anh. Sau khi anh Lộ trình bày tiếng Anh với vị Bác Sĩ người Đài Loan, cùng lúc đó sóng gió nổi lên dữ dội nên vị trung tá chỉ huy lúc đó cho phép ghe chúng tôi vào bờ. Tất cả thanh niên chúng tôi nhảy xuống kéo ghe vào bờ. Đoàn người kiệt sức chúng tôi thất thểu bước lên bờ. Cảnh tượng thật thê thảm không sao diễn tả nổi. Chúng tôi như những thây ma bước xuống đảo hoang. Tôi còn nhớ, khi ấy người lính Đài Loan nấu cho chúng tôi một nồi phở với thịt hộp. Chúng tôi đói quá nên ăn rất ngon lành. Riêng tôi ăn 10 bát phở vì cả tuần đi trên ghe không ăn được gì. Chúng tôi như vừa chết đi sống lại.

Qua ngày hôm sau, thằng Tuấn con trai tôi 5 tuổi bị té lên té xuống liên tục giống như bị say đất liền. Vì ghe đi bập bềnh lâu quá nên khi lên đất liền cháu bị té liên tục, một ngày té cả mấy chục lần. Cháu Thao con tôi mới được 6 tháng nên cháu mọc răng đi tiêu chảy mấy chục lần một ngày. Tôi ôm cháu trong lòng thật xót xa. Ngày hôm sau, tôi phải khều cả trăm gai nhỏ ở bàn chân, có thể gai do chúng tôi dẫm phải trên đá khi chúng tôi kéo ghe lên bờ. Người Đài Loan thật chu đáo: Có bác sĩ tới khám bệnh cho chúng tôi. Chăm sóc chúng tôi ăn uống đầy đủ. Tôi còn nhớ, lúc đoàn người

chúng tôi đang ngủ say, có người lính gác thấy chăn chúng tôi đắp lệch ra. Họ vội vàng chạy tới sửa tấm chăn lên người chúng tôi. Hình ảnh đó đập vào mắt tôi làm tôi thật cảm động!

Ngày hôm sau, vị Trung Tá chỉ huy kêu chúng tôi coi xem chiếc ghe cần sửa gì? Họ sẽ sửa ghe cho chúng tôi thật an toàn. Đóng thêm mui ghe nữa nên sau này chúng tôi vượt biên như đi du lịch. Những người lính Đài Loan rất tốt. Mỗi người đều mang thực phẩm đến cho chúng tôi với đầy tình người. Thực phẩm chất đầy bàn bi da. Thức ăn nhiều quá chúng tôi không dám mang đi hết vì sợ ham ăn lại bị chìm ghe. Vị Trung Tá Đài Loan nói với anh Lộ rằng:

- Đảo chúng tôi rất nhỏ, chúng tôi không thể chứa chấp quí vị được nhưng chúng tôi sẽ sửa chữa ghe và cung cấp lương thực đầy đủ cho quí vị đến một nơi khác.

Anh Lộ cũng trả lời họ bằng tiếng Anh:

- Chúng tôi hiểu hoàn cảnh của quí vị, tôi là sĩ quan trong quân đội hứa với quí vị rằng: Bất kỳ khi nào quí vị sửa xong ghe, chúng tôi sẽ đi đến nơi khác.

Từ đó, vị Trung Tá kêu rất nhiều binh lính kéo chiếc ghe lên bờ để dễ dàng sửa chữa. Tuy đảo thật nhỏ nhưng bất kỳ điều gì chúng tôi cần về máy móc cho ghe đều được đáp ứng một cách chu đáo. Sau khi sửa chữa máy móc cho ghe thật an toàn, họ còn đóng mui ghe cho chúng tôi lái ghe khỏi nắng mưa như đi du lịch. Vị Trung Tá Chỉ Huy Trưởng còn dặn chúng tôi khi lái ghe đầu tiên phải đi hướng 220 độ, chừng hơn nửa ngày mới đi hướng 90 độ để tránh hòn đảo nguy hiểm gần đó.

Ngày chia tay, các binh sĩ ở đảo Nan Sa ai cũng bùi ngùi, cảm động, rơm rớm nước mắt thương cho số phận lênh đênh của chúng tôi. Còn chúng tôi cũng cám ơn và mang ơn họ đã cứu vớt chúng tôi trong thời gian nguy hiểm vừa qua. Tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng cảm xúc đã nói lên tình cảm biết ơn sâu xa của chúng tôi đối với những ân nhân Đài Loan ở đảo Nan Sa. Khi chia tay ai cũng ngậm ngùi, xúc động, bịn rịn, nuối tiếc và chắc chắn không biết đến bao giờ mới gặp lại nhau nữa.

Tiếp đó, ghe chúng tôi tiếp tục lên đường. Chúng tôi đi cặp theo dãy núi Palawan của Philippines thật đẹp. Tâm trạng chúng tôi giống như đi du lịch nhưng cũng hoang mang chưa biết đi về đâu! Chúng tôi nghe vị chỉ

huy Đài Loan khuyên nên đi Nam Dương thay vì Palawan vì ở Palawan không có người. Tuy ghe được sửa chữa an toàn nhưng chúng tôi sợ đi biển quá nên quyết định đi Palawan cho gần.

Read More